Vốn điều lệ trong ngân hàng thương mại là gì năm 2024

Theo khoản 1 Điều 29 Thông tư 40/2011/TT-NHNN ngày 15 tháng 12 năm 2011 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước quy định về vốn điều lệ của ngân hàng thương mại như sau:

“Điều 29. Vốn điều lệ, vốn được cấp

1. Vốn điều lệ của ngân hàng thương mại:

  1. Vốn điều lệ của ngân hàng thương mại là vốn đã được chủ sở hữu thực cấp hoặc vốn đã được các cổ đông, các thành viên góp vốn thực góp và được ghi trong Điều lệ ngân hàng.
  1. Vốn điều lệ của ngân hàng có thể được tăng từ các nguồn sau:

(i) Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ; Quỹ thặng dư vốn cổ phần; lợi nhuận để lại và các quỹ khác theo quy định của pháp luật;

(ii) Phát hành cổ phiếu ra công chúng, phát hành cổ phiếu riêng lẻ;

(iii) Chuyển đổi từ trái phiếu chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông;

(iv) Vốn do chủ sở hữu, thành viên góp vốn cấp thêm;

(v) Các nguồn khác theo quy định của pháp luật.

Vốn điều lệ của ngân hàng thương mại chính là số vốn đã được chủ sở hữu thực cấp hoặc là số vốn đã được các cổ đông, các thành viên góp vốn thực góp và được ghi nhận trong Điều lệ của ngân hàng.

Vốn điều lệ của ngân hàng có thể được gia tăng từ các nguồn cụ thể sau:

  • Từ quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ; Quỹ thặng dư vốn cổ phần hoặc từ lợi nhuận để lại và các quỹ khác theo quy định của pháp luật;
  • Phát hành các loại cổ phiếu ra công chúng hoặc phát hành cổ phiếu riêng lẻ;
  • Thực hiện việc chuyển đổi từ trái phiếu chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông;
  • Vốn do chủ sở hữu hoặc các thành viên góp vốn cấp thêm;
  • Các nguồn khác theo quy định của pháp luật.

2. Đặc điểm của vốn điều lệ ngân hàng

Vốn điều lệ trong ngân hàng thương mại là gì năm 2024

– Lượng vốn lớn và do nhiều thành viên góp vốn

Có vốn điều lệ hoặc nguồn vốn được cấp tối thiểu bằng với mức vốn pháp định cụ thể là 3.000 tỷ đồng. Cổ đông sáng lập của ngân hàng là các pháp nhân đang hoạt động hợp pháp và có đủ năng lực tài chính để tham gia góp vốn hoặc là cổ đông sáng lập cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có đủ khả năng về mặt tài chính để tham gia góp vốn.

– Mức vốn điều lệ thực không được thấp hơn vốn pháp định

Căn cứ theo Khoản 2 Điều 7 Thông tư 22/2019/NHNN thì mức vốn điều lệ thực không được thấp hơn vốn pháp định trường hợp thấp hơn thì Ngân hàng Nhà nước sẽ áp dụng để xử lý như sau:

Thực hiện đánh giá, kiểm tra và thanh tra hoặc yêu cầu ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện việc kiểm toán độc lập để xác định giá trị thực của vốn điều lệ và vốn được cấp tại phương án xử lý do ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài báo cáo;

Yêu cầu thực hiện việc sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các biện pháp xử lý của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khi giá trị thực của vốn điều lệ và vốn được cấp thấp hơn so với mức vốn pháp định trong trường hợp cần thiết;

Giám sát, thanh tra việc tổ chức và triển khai thực hiện các biện pháp tại phương án xử lý sẽ bao gồm cả các biện pháp xử lý theo yêu cầu từ phía Ngân hàng Nhà nước;

Dựa theo mức độ giảm giá trị thực của vốn điều lệ và vốn được cấp so với mức vốn pháp định, Ngân hàng Nhà nước sẽ ra quyết định cụ thể các biện pháp xử lý sau đây đối với từng ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài:

  • Các biện pháp được quy định tại khoản 2 Điều 59 Luật Ngân hàng Nhà nước khi giá trị thực của vốn điều lệ và vốn được cấp bị giảm xuống dưới mức 80% của mức vốn pháp định quy định;
  • Áp dụng các biện pháp cơ cấu lại theo quy định của pháp luật hoặc thực hiện việc thu hồi giấy phép đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nếu ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có giá trị thực của vốn điều lệ và vốn được cấp thấp hơn dưới mức 50% mức vốn pháp định hoặc giá trị thực của vốn điều lệ và vốn được cấp thấp hơn mức vốn pháp định liên tục trong thời gian là 6 tháng mặc dù áp dụng các phương án xử lý.

– Không được sử dụng để mua cổ phần, góp vốn

Vốn điều lệ trong ngân hàng thương mại là gì năm 2024

Việc mua lại cổ phần của từ các cổ đông của ngân hàng thương mại cổ phần phải đảm bảo tuân thủ theo các quy định của pháp luật.Quảng cáo

Ngân hàng thương mại cổ phần sẽ chỉ được mua lại các cổ phần của cổ đông nếu sau khi thực hiện thanh toán hết số cổ phần được mua lại mà vẫn bảo đảm được các tỷ lệ an toàn trong hoạt động ngân hàng, giá trị thực của vốn điều lệ không bị giảm xuống mức thấp hơn mức vốn pháp định; trường hợp mua lại cổ phần dẫn đến việc suy giảm vốn điều lệ của ngân hàng thương mại cổ phần thì bắt buộc phải có sự chấp thuận trước bằng văn bản của Ngân hàng Nhà nước.

3. Vai trò và ý nghĩa của vốn điều lệ ngân hàng

Do bản chất hoạt động của ngân hàng chính là kinh doanh hoạt động tín dụng, với nguồn vốn cực kỳ lớn. Vốn điều lệ ngân hàng sẽ do nhiều thành viên đóng góp giúp cho bản thân của ngân hàng có đủ nguồn vốn để duy trì hoạt động của mình, cũng là cam kết chịu trách nhiệm của các thành viên khi tham gia góp vốn.

Việc phân định rõ nguồn vốn điều lệ ngân hàng là cơ sở để xác định tỷ lệ phần vốn góp hay sở hữu cổ phần của công ty. Đây cũng chính là nguồn thông tin chính để thực hiện hoạt động phân chia lợi nhuận trong trường hợp kinh doanh ngân hàng có lãi, hoặc phân chia rủi ro khi hoạt động của ngân hàng đang gặp các nguy hiểm.

Đối với các ngân hàng cổ phần thì tỷ lệ nắm giữ vốn điều lệ sẽ ảnh hưởng đến các quyết định của một thành viên tới hoạt động của cả ngân hàng, dựa vào hình thức bỏ phiếu biểu quyết của họ.

Lượng vốn điều lệ lớn của một ngân hàng còn bị ảnh hưởng đến mức độ đồng ý đầu tư của các nhà đầu tư, hoặc đối với những cá nhân gửi tiền thông minh. Họ sẽ nhìn vào vốn điều lệ của ngân hàng để ra các quyết định có nên gửi tiền vào ngân hàng nào. Bởi khi có vốn điều lệ lớn, có nghĩa ngân hàng đó có khả năng thu hút vốn và uy tín được bảo đảm

4. Những câu hỏi thường gặp.

1. Xếp hạng vốn điều lệ ngân hàng Việt Nam?

Theo thống kê từ báo cáo tài chính của 28 ngân hàng trong nước, tính đến hết ngày 31/03/2020, tổng vốn điều lệ đạt của ngân hàng chiếm khoảng 410.970 tỉ đồng, tăng gần 4.050 tỉ đồng so với cuối năm 2019, tương ứng tăng xấp xỉ khoảng 1%.

Top 10 ngân hàng Việt Nam có vốn điều lệ lớn nhất bao gồm:

  • Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV);
  • Ngân hàng Công Thương Việt Nam (VietinBank);
  • Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank);
  • Ngân hàng Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank);
  • Ngân hàng nông nghiệp và phát triền nông thôn (Agribank);
  • Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank);
  • Ngân hàng Quân đội (MB);
  • Ngân hàng Sài Gòn Thường Tín (Sacombank);
  • Ngân hàng Á Châu (ACB);
  • Ngân hàng Sài Gòn (SCB).

Tổng vốn điều lệ của 10 ngân hàng trên đạt gần 280.450 tỉ đồng, chiếm khoảng 68% tổng vốn điều lệ của 28 ngân hàng được thống kê.

Tính đến hết ngày 31/03/2020, BIDV là ngân hàng có vốn điều lệ lớn nhất trong hệ thống với gần 40.220 tỉ đồng vẫn giữ nguyên so với cuối năm 2019.

Hai ngân hàng đứng kế sau BIDV về mức vốn điều lệ lần lượt là ngân hàng VietinBank (với 37.234 tỉ đồng) và Ngân hàng Vietcombank (với 37.089 tỉ đồng).

Trong nhóm ngân hàng thương mại cổ phần, Ngân hàng Techcombank có vốn điều lệ cao nhất với hơn 35.000 tỉ đồng, cao hơn so với ngân hàng Agribank gần 4.500 tỉ đồng.

Cùng với ngân hàng Techcombank thì ngân hàng VPBank, ngân hàng MB, Sacombank, ACB và SCB cũng là những ngân hàng nằm trong Top 10 ngân hàng có vốn điều lệ lớn nhất hệ thống.

2. Vốn điều lệ là gì?

  • Theo quy định tại khoản 34, Điều 4 Luật doanh nghiệp 2020 thì “Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần.”.

3. Góp vốn điều lệ công ty bằng những loại tài sản nào?

Loại tài sản góp vốn theo Điều 34 Luật doanh nghiệp 2020 được quy định như sau:

  • Tài sản góp vốn là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.
  • Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp hoặc có quyền sử dụng hợp pháp đối với tài sản quy định tại khoản 1 Điều này mới có quyền sử dụng tài sản đó để góp vốn theo quy định của pháp luật.

4. Xác định vốn điều lệ dựa trên các cơ sở nào?

  • Khả năng tài chính của mình;
  • Phạm vi, quy mô hoạt động, ngành nghề kinh doanh của công ty; Chi phí hoạt động thực tế của công ty sau khi thành lập (vì vốn điều lệ của công ty để sử dụng cho các hoạt động của công ty sau khi thành lập);

Vốn điều lệ của ngân hàng thương mại là gì?

Vốn điều lệ các ngân hàng có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo đảm tính ổn định và an toàn của ngân hàng. Nó đóng vai trò bảo vệ lợi ích của các nhà gửi tiền và đối tác kinh doanh. Có vốn điều lệ hoặc nguồn vốn được cấp tối thiểu bằng với mức vốn pháp định cụ thể là 3.000 tỷ đồng.

Vốn điều lệ của công ty TNHH là gì?

Vốn điều lệ là loại vốn bắt buộc phải có khi thành lập công ty. Vốn điều lệ công ty trách nhiệm hữu hạn là tổng số vốn góp của chủ sở hữu (công ty TNHH một thành viên), các thành viên (Công ty TNHH hai tành viên trở lên) góp hoặc cam kết sẽ góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào điều lệ công ty.

Vốn điều lệ tối thiểu của ngân hàng là bao nhiêu?

Theo Nghị định 86/2019/NĐ-CP, Khoản 1, mức vốn pháp định của ngân hàng thương mại được quy định là 3.000 tỷ đồng. Điều này có nghĩa là ngân hàng thương mại phải có ít nhất 3.000 tỷ đồng vốn để được cấp phép hoạt động và tham gia vào các hoạt động kinh doanh liên quan đến ngành ngân hàng.

Vốn điều lệ và vốn cổ phần khác nhau như thế nào?

Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Công ty cổ phần sẽ dùng cổ phần này để tiến hành chào bán ,cổ phần, tiến hành các hoạt động kinh doanh của công ty. Do đó vốn điều lệ chính là số vốn mà công ty cổ phần dùng để kinh doanh.