Vô lượng thọ phật là gì năm 2024

Phật A Di Đà là tên phiên âm tiếng Phạn. Ngài là giáo chủ của thế giới Tây phương Cực Lạc. Ngoài tên A Di Đà Phật, còn có các tên phiên âm khác như là A Di Đa Phật, A Nhĩ Đa Phật... cùng gọi tắt là Di Đà, có nghĩa là vô lượng.

Ngoài tên A Di Đà, còn có hai tên nữa, tên A Di Đa Dữu, có nghĩa là Vô Lượng Thọ và A Di Đa Bà có nghĩa là Vô Lượng Quang.

Kinh “A Di Đà Phật kinh” viết:

“Ánh sáng của Phật này là vô lượng, soi chiếu khắp cả các nước trong cả mười phương, chẳng bị chướng ngại nào hết, nên có tên là Vô Lượng Quang”.

Còn có thuyết:

“Thọ mệnh của Phật cũng như thọ mệnh nhân dân của ngài thì vô lượng vô biên a tăng kỳ kiếp, nên có tên là Vô Lượng Thọ” .

Nói vậy thì ánh sáng nơi thân của Phật A Di Đà là vô hạn lượng, có thể chiếu rọi khắp thế giới vô biên, bất luận là sự nào vật gì, cho đến vách đá chót vót cũng không che chắn được ánh sáng của Phật A Di Đà. Thọ mệnh của Phật A Di Đà và thọ mệnh của nhân dân nơi thế giới Cực Lạc của Ngài đều vô lượng vô biên, trường cửu và không thể tính toán được.

Trong suốt lịch sử Phật giáo, các đại sư Phật giáo cũng như giới học giả Phật học từ khởi thủy đến nay đều căn cứ vào hàm nghĩa của A Di Đà trong “A Di Đà Phật kinh” rồi đem Phật A Di Đà giải thuyết thành hai danh xưng là “Vô Lượng Quang” và “Vô Lượng Thọ”. Một vị Phật mà mang hai tên khác nghĩa với nhau là điều chưa từng thấy xưa nay đối với chư Phật.

Còn nữa, trong các kinh như “Bát Nhã Tam muội kinh”, “Đại A Di Đà Phật kinh”, “Duy Ma Cật kinh”… là các kinh điển xuất hiện sớm nhất cũng xưng hiệu A Di Đà, cho đến kinh “Bình Đẳng Giác kinh” và các kinh sách xuất hiện về sau như “A Di Đà Phật kệ”, “Xưng Tán Tịnh Thổ Phật Nhiếp Thọ kinh” thì Phật A Di Đà còn có danh hiệu là Vô Lượng Thanh Tịnh Phật, còn cái thế giới của Phật sở tại được gọi là thế giới Thanh Tịnh, thế giới Cực lạc.

Trong việc dịch kinh luận Phật học, từ tiếng Phạn ra tiếng Trung lâu nay có cái lệ “Ngũ bất phiên dịch”, chữ A Di Đà Phật thuộc cái lệ ngũ bất phiên dích ấy. Vì chữ A Di Đà có nhiều loại ý nghĩa, nên cũng có thể dịch A Di Đà thành Vô Lượng Cam Lồ, Vô Lượng Trí Tuệ, Vô Lượng Đức Hạnh… Vì thế, đem chữ A Di Đà dịch thành Vô Lượng Thọ, Vô Lượng Quang thì cũng vẫn không đủ nghĩa, cho nên giữ danh xưng theo phiên âm tiếng Phạn gốc là A Di Đà.

o0o

Tại sao dịch chữ A Di Đà thành Vô Lượng Quang? Kinh “Đại Thừa Vô Lượng Thọ kinh” viết:

“Ánh sáng của Phật (A Di Đà) phổ chiếu khắp mười phương thế giới. Chúng sinh nào nhận được ánh sáng ấy, thì được dứt hết trần cấu cho thiện tâm phát sinh. thân ý nhu nhuyễn. Những người đang ở trong cõi Tam Đồ cực khổ, nhận được ánh sáng ấy thì đều được thoát khỏi khổ. Người qua đời thì đều được giải thoát. Chúng sinh nào nghe được công đức uy thần của ánh sáng ấy, ngày đêm xưng thuyết, liên tục dốc lòng không ngưng nghỉ, thì tùy ý sở nguyện, được sinh vào nước của Phật”.

Ánh sáng của Phật A Di Đà cực kỳ sáng sủa, tịnh mỹ, chiếu rọi vào thân thể chúng sinh làm cho thân thể ấy nhu nhuyễn, thư thả, lại còn có thể thoát khỏi nỗi khổ Tam ác đạo. Ánh sáng của Phật A Di Đà phi thường đặc thù, không có giới hạn. Ánh sáng của các vị Bồ tát làm sao sánh nỗi với ánh sáng của Phật A Di Đà.

Thế cho nên, “Phật bảo A Nan rằng, uy thần quang minh của Phật A Di Đà là tối tôn đệ nhất, chư Phật thập phương chẳng ai đạt tới được. Ánh sáng của Phật A Di Đà chiếu tới khắp các chùa ở Đông phương, Nam phương, Bắc phương… trên dưới bốn bề đều được chiếu tới cả.

Trên đỉnh đầu chư Phật đều phát ra quầng sáng (viên quang), tỏa rộng từ một hai ba bốn do tuần đến trăm ngàn ức vạn do tuần, chiếu sáng một vài ngôi chùa, cao lắm là chiếu sáng trăm ngàn ngôi chùa mà thôi, còn ánh sáng trên đỉnh đầu của Phật A Di Đà thì phổ chiếu vô lượng, vô biên, vô số ngôi chùa. Ánh sáng từ thân chư Phật phổ chiếu gần hay xa tùy vào kiếp trước công đức cầu đạo sở nguyện ít nhiều nhỏ lớn không giống nhau, đến khi thành Phật thì sức chiếu sáng mạnh yếu tùy theo công đức kiếp trước, không thể ngang bằng như nhau được. Chỉ có ánh sáng của Phật A Di Đà mới là thiện hảo, sáng hơn vạn bội ánh sáng của mặt trời mặt trăng. Ánh sáng ấy cực kỳ tôn quý, vì Phật A Di Đà là Phật vua trong chư Phật”.

Do đó, Phật A Di Đà “là Vô Lượng Thọ Phật. cũng có hiệu là Vô Lượng Quang Phật, Vô Biên Quang Phật, Vô Ngại Quang Phật, Vô Đẳng Quang Phật, cũng có hiệu là Trí Tuệ Quang, Thường Chiếu Quang, Thanh Tịnh Quang, Hoan Hỉ Quang, Giải Thoát Quang, An Ổn Quang, Siêu Nhật Nguyệt Quang, Bất Tư Nghị Quang”.

Kinh “Quán Vô Lượng Thọ kinh” giải thích cặn kẽ chi tiết và rõ ràng về ý nghĩa của Vô Lượng Quang của Phật A Di Đà là:

“Thân Phật Vô Lượng Thọ”, sắc tuyền vàng kim. Thân của Đức Phật cao lục thập vạn ức hằng hà sa do tuần. Bạch hào ngay hàng chân mày uyển chuyển như 5 ngọn núi Tu Di. Con mắt của Phật như bốn vùng biển lớn, thanh bạch phân minh, Tóc râu miệng mũi của Phật sáng sùa như núi Tu Di. Viên quang của Phật như bách ức tam thiên đại thiên thế giới. Chúng sinh lọt vào trong viên quang của Phật thì thảy đều được hóa Phật, cũng có vô số chúng sinh hóa Bồ tát, làm thị giả cho Phật.

Kinh Vô Lượng Thọ nghĩa là gì?

Kinh Vô Lượng Thọ mô tả chi tiết về Bốn mươi tám Đại Nguyện của Bồ tát Pháp Tạng, tiền thân của Đức Phật A Di Đà. Mô tả sự huyền diệu Thế Giới Cực Lạc, các các phẩm vị và cách để được vãng sanh…Đây là kim chỉ nam cho chúng sanh thời mạt, muốn thoát ly sanh tử luân hồi!

Phật Thích Ca Mâu Ni và Phật A Di Đà ai cao hơn?

Không ít người thắc mắc rằng Phật A Di Đà Và Phật Thích Ca Ai Lớn Hơn? Trên thực tế, không có vị Phật nào lớn hơn. Mỗi vị Phật đều có cơ duyên hội ngộ với chúng sinh.

Tại sao Phật giáo không tin có Phật A Di Đà?

Theo các phật tử của Phật giáo Nam Tông, trong lòng họ chỉ có duy nhất một Đức Phật đó là Đức Phật Thích Ca, do đó họ chỉ tôn thờ Phật Thích Ca và cho rằng không có sự tồn tại hay xuất hiện của Phật A Di Đà.

Kinh A Di Đà và kinh Vô Lượng Thọ khác nhau như thế nào?

Kinh Vô Lượng Thọ là khái luận của Tịnh Độ Tông, giới thiệu viên mãn y báo và chánh báo trang nghiêm trong Thế Giới Tây Phương, nên là một bộ Kinh Điển trọng yếu nhất trong Tịnh Độ Tông. Kinh Di Đà là tinh yếu của Kinh Vô Lượng Thọ, điểm đặc sắc trong Kinh ấy là khuyến tín, khuyến nguyện, khuyến hành.