Kinh doanh nông nghiệp là làm gì năm 2024

xét tuyển: Toán, Lý, Hóa (A00); Toán, Lý, Tiếng Anh (A01); Văn, Toán, Hóa (C02); Văn, Toán, Tiếng Anh (D01);

+ Xét điểm học bạ THPT (Phương thức 3)

Tổ hợp xét tuyển: Toán, Lý, Hóa (A00); Toán, Lý, Tiếng Anh (A01); Văn, Toán, Hóa (C02); Văn, Toán, Tiếng Anh (D01);

+ Xét điểm thi V-SAT (Phương thức 5)

Tổ hợp xét tuyển: Toán, Lý, Hóa (A00); Toán, Lý, Tiếng Anh (A01); Toán, Hóa, Sinh (B00); Toán, Hóa, Tiếng Anh (D07);

Giới thiệu

- Kinh doanh nông nghiệp được định nghĩa bao gồm tất cả hoạt động liên quan đến sản xuất và phân phối đầu vào nông nghiệp, quá trình sản xuất, chế biến và tổ chức tiêu thụ. Do vậy, sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ có được hệ thống kiến thức tổng quát từ sản xuất đến tiêu thụ, góp phần giải quyết thực trạng của nền nông nghiệp Việt Nam nói chung và Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng hiện nay.

- Chương trình đào đao ngành Kinh doanh nông nghiệp trang bị cho người học kiến thức và kỹ năng về các nguyên lý cơ bản của kinh doanh, môi trường và tính đặc thù của kinh doanh nông nghiệp, ứng dụng các nguyên lý kinh doanh vào các hoạt động thực tiễn trong lĩnh vực kinh doanh nông nghiệp. Cử nhân kinh doanh nông nghiệp có khả năng phân tích, đánh giá và hoạch định các chiến lược phát triển thương mại nông nghiệp nội địa và quốc tế; Tự chủ và sáng tạo trong các các hoạt động sản xuất và kinh doanh nông nghiệp; Chủ động và thích ứng tốt với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Vị trí việc làm

- Nhân viên, chuyên viên, quản lý hoặc tư vấn trong các lĩnh vực sản xuất, chế biến và kinh doanh nông nghiệp, tìm kiếm thị trường và xuất nhập khẩu;

- Chủ doanh nghiệp hoặc công ty sản xuất, kinh doanh, tư vấn và dịch vụ trong lĩnh vực nông nghiệp;

- Cán bộ nghiên cứu và giảng dạy ở các Viện, Trường và các cơ sở nghiên cứu đào tạo.

Nơi làm việc

- Các công ty, doanh nghiệp, chuỗi siêu thị và tổ chức kinh tế hợp tác trong hoạt động sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu nông lâm thủy sản;

- Các cơ quan hành chính nhà nước, Sở Ban ngành (Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, Công thương, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Trung tâm nông nghiệp công nghệ cao…)

Tốt nghiệp ngành Kinh doanh nông nghiệp bạn có thể làm việc ở những vị trí nào? Mức thu nhập ra sao? Dưới đây là những thông tin mà Zunia tổng hợp về ngành học này, hi vọng các bạn có thể định hướng được nghề nghiệp phù hợp cho bản thân.

Kinh doanh nông nghiệp là làm gì năm 2024

1. Mức lương của ngành Kinh doanh nông nghiệp

Theo khảo sát của website TimViec365.VN, mức lương trong ngành Kinh doanh nông nghiệp có thể khác nhau tùy vào vị trí công việc, kinh nghiệm và địa điểm làm việc.

Mức lương trung bình cho một nhân viên bán hàng hoặc nhân viên kinh doanh trong ngành Kinh doanh nông nghiệp khoảng từ 8-12 triệu đồng/tháng. Còn mức thu nhập của một nhà quản lý hoặc chủ doanh nghiệp trong ngành Kinh doanh nông nghiệp có thể lên đến vài chục triệu đồng/tháng.

Tuy nhiên, đây chỉ là mức lương tham khảo và có thể khác nhau tùy thuộc vào từng vị trí và từng tổ chức, cũng như có thể được điều chỉnh theo từng giai đoạn trong sự nghiệp của mỗi người.

2. Học ngành Kinh doanh nông nghiệp ra trường làm gì?

Ngành Kinh doanh nông nghiệp là sự lựa chọn hấp dẫn cho những người có niềm đam mê và quan tâm đến kinh doanh, phân phối các sản phẩm nông nghiệp hướng đến phát triển bền vững ngành nông nghiệp và nâng cao chất lượng sản phẩm. Sau khi tốt nghiệp từ các trường đào tạo và tuyển sinh ngành Kinh doanh nông nghiệp, bạn sẽ có nhiều cơ hội việc làm trong các doanh nghiệp nông nghiệp, trang trại, cơ quan chính phủ và tổ chức nghiên cứu. Hãy cùng Zunia khám phá về cơ hội nghề nghiệp trong ngành Kinh doanh nông nghiệp qua bài viết dưới đây nhé!

2.1 Các vị trí công việc của Cử nhân ngành Kinh doanh nông nghiệp

Với kiến thức và kỹ năng được trang bị trong quá trình học, sinh viên tốt nghiệp ngành Kinh doanh nông nghiệp có thể đảm nhận các vị trí sau:

- Nhân viên kinh doanh;

- Nhân viên tư vấn sản phẩm;

- Nhân viên sản xuất, chế biến;

- Điều phối viên xuất nhập khẩu nông sản - vật tư nông nghiệp;

- Chuyên viên phân tích dự án đầu tư nông nghiệp;

- Chuyên viên phân tích đầu tư và giao dịch hàng hóa nông nghiệp;

- Chuyên viên phân tích chuỗi giá trị nông sản;

- Chuyên viên phân tích chính sách kinh tế thị trường nông nghiệp;

- Nghiên cứu viên, giảng viên ngành Kinh doanh nông nghiệp.

Với sự tiến bộ không ngừng trong lĩnh vực phát triển đời sống nông thôn và yêu cầu nâng cao chất lượng về kinh tế-xã hội, môi trường và văn hóa nông thôn, ngành Kinh doanh nông nghiệp đang mở ra nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn trong tương lai. Để có cái nhìn rõ ràng hơn về cơ hội việc làm trong ngành này, bạn có thể lắng nghe Podcast Hướng nghiệp Ngành Kinh doanh nông nghiệp do Zunia tổng hợp, đây là nguồn thông tin hữu ích cập nhật về các vị trí công việc, nhu cầu tuyển dụng và xu hướng phát triển trong ngành Kinh doanh nông nghiệp trong tương lai.

2.2 Cơ hội việc làm của ngành Kinh doanh nông nghiệp

Với các vị trí được đề cập trên, sau khi tốt nghiệp ngành Kinh doanh thương mại, bạn có thể ứng tuyển làm việc tại các đơn vị như:

- Các công ty, doanh nghiệp, chuỗi siêu thị, tổ chức kinh tế;

- Các cơ quan hành chính nhà nước, các Sở , Ban ngành;

- Các Viện, Trường và các cơ sở đào tạo nghiệp vụ nông nghiệp;

- Các tổ chức phi chính phủ, quốc tế, ngân hàng,...

Tóm lại, ngành Kinh doanh nông nghiệp là một lĩnh vực đa dạng mang đến nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên. Để hiểu rõ hơn về các vị trí công việc trong ngành này, bạn có thể tham gia các Sự kiện Tư vấn Tuyển sinh và Hướng nghiệp do các trường đại học tổ chức, đây là cơ hội để bạn khám phá thông tin chương trình học tập, cũng như nhận được những lời khuyên, tư vấn trực tiếp đến từ các giảng viên hàng đầu trong ngành Kinh doang nông nghiệp.

3. Ngành Kinh doanh nông nghiệp phù hợp với những ai?

Để có thể theo học ngành Kinh doanh nông nghiệp, bạn cần phát triển cho mình một số kỹ năng và tố chất sau:

- Có sự quan tâm đến nông nghiệp và sản xuất;

- Có khả năng phân tích và định hướng đúng đắn;

- Có năng lực quản lý, kinh doanh;

- Có khả năng xây dựng và tổ chức các hoạt động;

- Có khả năng làm việc độc lập, tự chủ về thời gian;

- Có khả năng làm việc nhóm, quản lý nhóm cùng làm việc;

- Có khả năng sử dụng các phần mềm ứng dụng, các công cụ hiện đại trong nông nghiệp;

- Có khả năng giao tiếp tiếng Anh cơ bản;

- Chủ động trong công việc;

- Không ngừng học hỏi để nâng cao kiến thức chuyên môn.

Tóm lại, ngành Kinh doanh nông nghiệp phù hợp với những ai có sự quan tâm và đam mê với nông nghiệp, phát triển nông thôn và quản lý kinh doanh, có khả năng lập kế hoạch, quản lý tài chính, tiếp thị sản phẩm và xây dựng mối quan hệ kinh doanh.

Trên đây là một số thông tin tổng quan về cơ hội việc làm và mức lương ngành Kinh doanh nông nghiệp, Zunia mong rằng, với những chia sẻ trên, bạn đã phần nào hình dung được các công việc có thể đảm nhận sau khi tốt nghiệp, nếu yêu thích ngành học này, bạn có thể đăng ký lựa chọn ngành Kinh doanh nông nghiệp trong kỳ tuyển sinh Đại học - Cao đẳng sắp tới nhé!

Ngành kinh doanh nông nghiệp là ngành gì?

Kinh doanh nông nghiệp được định nghĩa là bao gồm tất cả họat động liên quan đến sản xuất và phân phối đầu vào nông nghiệp, quá trình sản xuất tại các nông trại; việc tồn trữ, chế biến và tiêu thụ các hàng hóa nông sản và các sản phẩm có liên quan.

Ngành kinh tế nông nghiệp lương bao nhiêu?

Mức lương ngành Kinh tế nông nghiệp dao động trong khoảng 6 – 12 triệu/ tháng tùy thuộc vào năng lực và kinh nghiệm của mỗi cá nhân làm nghề. Các vị trí ở cấp bật manager trở lên có thu nhập trung bình khoảng 15 triệu đồng/tháng.

Ngành kinh tế nông nghiệp học những gì?

Ngành Kinh tế nông nghiệp (Agricultural Economics) là một ngành học chuyên đào tạo về các hoạt động kinh tế, tài chính và thương mại trong nông nghiệp, nhằm mục đích khai thác và sử dụng các nguồn lực trong nông nghiệp một cách hiệu quả để góp phần phát triển nền kinh tế nông nghiệp nói riêng và nền kinh tế của cả nước ...

Kinh doanh hàng nông sản gồm những gì?

Theo khoản 7 Điều 3 Nghị định 57/2018/NĐ-CP, nông sản được quy định là sản phẩm của các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, diêm nghiệp (nghề làm muối). Cụ thể: - Nông sản ngành nông nghiệp: lúa gạo, ngô, khoai, sắn, cà phê, hồ tiêu, thịt lợn, thịt và trứng gia cầm,…