Nguyên giá giảm của tài sản cố định là gì năm 2024

Tài sản cố định hữu hình là loại tài sản đem lại không ít giá trị về lợi nhuận kinh tế cho doanh nghiệp trong suốt vòng đời sử dụng của tài sản. Vậy tài sản cố định hữu hình là gì? Phân loại và hạch toán chúng như thế nào? Mời bạn tham khảo thông tin chi tiết trong bài viết sau đây của MISA MeInvoice.

Lưu ý: Trước khi tìm hiểu về tài sản cố định hữu hình, nếu chưa rõ những thông tin về tài sản cố định, bạn có thể tìm hiểu bài viết xem thêm.

Xem thêm: [Cập nhật] Tài sản cố định là gì? Phân loại các loại tài sản cố định

Nguyên giá giảm của tài sản cố định là gì năm 2024

Theo Điều 2 Thông tư 45/2013/TT-BTC của Bộ Tài Chính: tài sản cố định hữu hình là những tư liệu lao động chủ yếu có hình thái vật chất thỏa mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định hữu hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu như nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải…

Nói một cách khác, tài sản cố định hữu hình là tài sản tồn tại dưới dạng vật chất có giá trị lớn, nhìn thấy và cảm nhận được, đồng thời chúng có thể bị hao mòn trong quá trình sử dụng hay bị hư hại do nhiều yếu tố như hỏa hoạn, thiên tai hoặc tai nạn.

2. Điều kiện để doanh nghiệp nhận biết và ghi nhận tài sản cố định hữu hình

Theo Khoản 1 Điều 3 Thông tư 45/2013/TT-BTC của Bộ Tài Chính ban hành quy định về tiêu chuẩn để nhận biết tài sản cố định hữu hình như sau:

– Việc sử dụng tài sản đó chắc chắn đem lại lợi ích kinh tế trong tương lai;

– Tài sản đó có thời gian sử dụng trên 1 năm trở lên;

– Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ 30.000.000 VND (Ba mươi triệu đồng) trở lên.

Nếu nhiều tài sản liên kết với nhau để tạo thành một hệ thống mà khi mỗi bộ phận của hệ thống đó có thời gian sử dụng khác nhau và khi một một bộ phận dừng do yêu cầu quản lý nhưng cả hệ thống vẫn hoạt động bình thường và thỏa mãn các điều kiện ghi nhận thì tài sản đó được coi là một tài sản cố định hữu hình độc lập.

Đối với động vật làm việc và/hoặc cho sản phẩm, thì từng con vật thỏa mãn đồng thời 3 tiêu chuẩn của tài sản cố định được coi là một tài sản cố định hữu hình.

Đối với vườn cây lâu năm, thì từng mảnh vườn cây hoặc cây thỏa mãn đồng thời 3 tiêu chuẩn của tài sản cố định được coi là một tài sản cố định hữu hình.

3. Đặc điểm của tài sản cố định hữu hình

Tài sản cố định hữu hình thường có 05 đặc điểm sau đây:

– Có tính thanh khoản rất cao (khi bán lại vẫn đem giá trị cao cho doanh nghiệp).

– Chiếm tỷ lệ lớn trong cấu trúc vốn của công ty.

– Thường được sử dụng làm căn cứ hợp lệ để khấu trừ thuế vì loại tài sản này thường khấu hao rất nhiều.

– Thường bị hao mòn trong quá trình sản xuất và giá trị của tài sản sẽ chuyển dần vào chi phí sản xuất trong hoạt động kinh doanh.

– Có thể được sử dụng làm tài sản thế chế có đảm bảo khi doanh nghiệp cần vay vốn.

Doanh nghiệp, kế toán viên quan tâm phần mềm MISA meInvoice & có nhu cầu dùng thử MIỄN PHÍ phần mềm với đầy đủ tính năng trong 7 ngày, vui lòng ĐĂNG KÝ tại đây:

Trong bối cảnh hiện nay của nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng sẽ khó tránh khỏi việc tồn tại các dấu hiệu về sự sụt giảm giá trị của các tài sản nói chung và tài sản cố định hữu hình (TSCĐHH) nói riêng. Vậy, khi nào và áp dụng như thế nào phương pháp kiểm tra giảm giá trị của TSCĐHH vẫn chưa có quy định cụ thể và thống nhất quản lý, trình bày trên báo cáo tài chính (BCTC) cho các doanh nghiệp Việt Nam. Điều này đang là vấn đề quan tâm và lo lắng không chỉ của cơ quan Nhà nước, nhà hoạch định chính sách, các kiểm toán viên và người sử dụng BCTC khi đưa ra ý kiến của mình. Bài viết sau đây đề cập đến một số nội dung cơ bản của IAS 36 trong việc phản ánh và ghi nhận về suy giảm giá trị của TSCĐHH trên BCTC cũng như để hiểu được tính ứng dụng của chúng.

Ghi nhận TSCĐHH trên báo cáo tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam

Hiện nay, việc ghi nhận và trình bày chỉ tiêu TSCĐHH trên các báo cáo tài chính (BCTC) trong các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu dựa trên nguyên tắc giá gốc tức là TSCĐHH khi trình bày trên BCTC sẽ được ghi nhận theo nguyên giá và khấu hao lũy kế theo quy định hiện hành. Thực tế ở Việt Nam do trình độ chuyên môn và yêu cầu quản lý và trình độ của đội ngũ làm kế toán tài chính chưa cao nên việc lựa chọn phương pháp tính khấu hao TSCĐHH thường không dựa trên tình hình thực tế về tuổi thọ kinh tế và khả năng tài chính của doanh nghiệp mà thường có xu hướng lựa chọn theo quy định về quy chế quản lý TSCĐ (Thông tư số 45/2013/TT-BTC ban hành ngày 25/4/2013) và theo quy định của Luật Thuế Thu nhập doanh nghiệp nhằm tránh sự va chạm với cơ quan thuế, do đó thường dẫn đến trích khấu hao không phù hợp với hao mòn hữu hình và vô hình của tài sản nên hiện tượng giá trị còn lại trình bày trên BCTC rất cao nhưng giá trị thu hồi rất thấp. Chính điều này đã tạo ảo tưởng về giá trị thực của TSCĐHH trong các doanh nghiệp tại Việt Nam. Để rõ thực trạng này chúng ta cùng xem xét nghiên cứu tình huống sau:

Tình huống 1: Một TSCĐHH của công ty M có nguyên giá 50 triệu USD, khấu hao lũy kế là 10 triệu USD, nhưng tài sản này chỉ hoạt động được một thời gian rất ngắn, nay không thể hoạt động được vì lỗ phải nằm một chỗ, và mới đây cho thuê với giá thấp. Giả sử nếu bán lại tài sản này thì chỉ được 10 triệu USD. Theo VAS 03, Công ty M vẫn báo cáo TSCĐHH này với giá trị là 40 triệu USD. Tuy nhiên giá trị thực của nó nay chỉ còn 10 triệu USD. Rõ ràng việc báo cáo theo VAS 03 đã làm méo mó tình hình tài chính của công ty M khủng khiếp. Phải chăng việc xác định giá trị thực của tài sản chỉ làảo tưởng hão huyền trong điều kiện ViệtNam hiện nay?

Khi chưa có chuẩn mực hướng dẫn thực hiện giảm giá trị tài sản, trong khi đó các chuẩn mực hiện tại như Chuẩn mực về tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình hoàn toàn không đề cập về vấn đề này. Hơn nữa, phạm vi điều tiết của chuẩn mực “Giảm giá trị tài sản” lại có sức lan tỏa rất rộng như đất đai, nhà cửa, trang thiết bị… mà những tài sản này lại chiếm tỷ trọng lớn trên tổng tài sản, đặc biệt là ở các Tổng Công ty Nhà nước. Vì vậy, theo tôi VAS phải sớm ra quy định việc này giống IAS 36.

Giảm giá trị TSCĐHH theo chuẩn mực kế toán quốc tế số 36 “Giảm giá trị của tài sản” (IAS 36)

Xác định giảm giá trị của tài sản theo IAS 36 được xem là bước quan trọng trong việc ghi nhận, lập và trình bày thông tin trên các BCTC từ phương pháp giá phí đến phương pháp giá trị hợp lý. Sự chuyển đổi này phản ánh nhu cầu của người sử dụng BCTC cũng như nỗ lực của cơ quan ban hành chính sách nhằm đảm bảo tính hợp lý của việc trình bày thông tin trên BCTC. Chuẩn mực IAS 36 áp dụng đối với tài sản cố định là đất đai, nhà cửa, máy móc thiết bị, tài sản cố định vô hình, lợi thế thương mại, đầu tư vào công ty con, công ty liên kết, công ty liên doanh. Nó có mục tiêu là đảm bảo tài sản của doanh nghiệp có giá trị ghi sổ không cao hơn giá trị có thể thu hồi của chúng.

Dấu hiệu giảm giá trị của TSCĐHH

Chuẩn mực quy định các dấu hiệu bên ngoài và bên trong doanh nghiệp. Cụ thể:

+ Dấu hiệu bên ngoài: như sự sụt giảm đáng kể giá thị trường của TSCĐHH, sự thay đổi bất lợi trong môi trường hoạt động của doanh nghiệp như môi trường công nghệ, thị trường, kinh tế và luật pháp; tăng tỷ lệ lãi suất hoặc tỷ lệ hoàn vốn đầu tư của thị trường, giá trị ghi sổ của tài sản thuần cao hơn vốn thị trường.

+ Dấu hiệu bên trong như sự hỏng hóc và lỗi thời của tài sản, sự thay đổi đáng kể ảnh hưởng không tốt đến đơn vị như tài sản không cần dùng, hoạt động kinh tế của TSCĐ đã và đang trở nên tồi tệ. Khi có dấu hiệu giảm giá trị TSCĐHH, đơn vị tiến hành kiểm tra việc giảm giá trị TSCĐHH, có thể khái quát qua sơ đồ 1.

Trong đó:

– CA: giá trị ghi sổ

– RA: giá trị có thể thu hồi: là giá trị cao hơn giữa giá trị hợp lý của TSCĐHH trừ (-) chi phí thanh lý của TSCĐHH đó và giá trị sử dụng của nó.

+ Giá trị hợp lý trừ (-) chi phí thanh lý là giá trị có thể thu được từ việc bán tài sản một giao dịch thị trường giữa các bên có hiểu biết và thỏa thuận với nhau, trừ đi chi phí thanh lý.

+ Giá trị sử dụng là giá trị hiện tại của luồng tiền tương lai dự kiến sẽ thu được từ việc sử dụng TSCĐHH đó.

– Đơn vị tạo tiền (CGU): Trên thực tế, luồng tiền được tạo ra không phải từ từng tài sản riêng biệt mà nó được tạo ra bởi một nhóm tài sản được sử dụng trong đơn vị. Khi giá trị có thể thu hồi không xác định được cho từng tài sản thì nó sẽ được xác định cho từng nhóm tài sản mà chúng cùng tạo ra luồng tiền. Nhóm tài sản này gọi là đơn vị tạo tiền (CGU). Như vậy, đơn vị tạo tiền là nhóm tài sản được xác định nhỏ nhất mà nó tạo ra luồng tiền vào, độc lập với luồng tiền vào từ tài sản khác hoặc nhóm các tài sản khác.

Kế toán giảm giá trị của TSCĐHH

Nguyên tắc cơ bản theo IAS 36

+ Nếu giá trị ghi sổ của một TSCĐHH cao hơn giá trị có thể thu hồi của nó, TSCĐHH đó được đánh giá là bị một khoản lỗ giảm giá trị. Do vậy, nó cần được ghi giảm giá trị đúng bằng giá trị lỗ do giảm giá trị tài sản. Số tiền lỗ do giảm giá trị này phải được ghi nhận là chi phí trong báo cáo kết quả kinh doanh.

+ Nếu TSCĐHH được đánh giá lại, khoản lỗ do giảm giá được coi như là giảm giá do định giá lại tài sản.

+ Một TSCĐHH không được ghi giảm xuống mức không (0) trừ khi cần phải ghi nhận một khoản nợ phải trả theo quy định của chuẩn mực khác

+ Giá trị ghi sổ mới là cơ sở cho việc khấu hao trong tương lai và tính toán số dư mới của thuế thu nhập hoãn lại.

Kế toán hoàn nhập khoản lỗ do giảm giá TSCĐHH

Tại ngày lập Bảng cân đối kế toán, khi có dấu hiệu rằng chi phí giảm giá trị TSCĐHH bị giảm xuống, đơn vị phải tính toán lại giá trị có thể thu hồi của tài sản. Trong trường hợp giá trị thu hồi của TSCĐHH cao hơn giá trị ghi sổ, khi đó giá trị ghi sổ sẽ được ghi tăng lên nhưng không cao hơn nguyên giá của TSCĐHH trước khi ghi nhận chi phí giảm giá trị của tài sản. Khi đó, khoản ghi đảo ngược đó được ghi nhận như một khoản thu nhập trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: Nợ TK Tài sản/Có TK Thu nhập (ghi đảo ngược chi phí giảm giá trị của tài sản).

Tình huống 2: Vào ngày 31/12/N, thông tin về máy móc thiết bị (MMTB) trên Bảng cân đối kế toán của công ty A như sau (ĐVT: USD):

– Nguyên giá: 560.000; khấu hao lũy kế: 140.000; giá trị ghi sổ (giá trị còn lại): 420.000. Biết máy móc thiết bị có thời gian sử dụng 8 năm, đã sử dụng được 2 năm.

– Cùng ngày này, giá trị có thể thu hồi của MMTB này là 300.000. Vì vậy, khoản lỗ do giảm giá 120.000 phải được ghi nhận: Nợ TK Chi phí/ Có TK MMTB: 120.000

– Giả sử ngày 31/12/N+1, giá trị có thể thu hồi của MMTB này là 400.000. Trong trường hợp này, giá trị sổ sách tối đa của MMTB này sẽ bằng giá trị sổ sách mà có thể được xác định nếu không bị giảm giá trị. Giá trị sổ sách có thể được xác định vào ngày 31/12/N+1 = 560.000 – 3×70.000 = 350.000. Vì vậy, giá trị ghi sổ của MMTB này sau khi hoàn nhập không thể vượt quá 350.000, và đây cũng là giá trị để xác định phần lỗ được hoàn nhập do giảm giá chứ không dựa vào giá trị có thể thu hồi 400.000.

Giá trị ghi sổ tại ngày 31/12/N+1 là: 300.000 – (300.000/6) = 250.000

Vậy, khoản lỗ được hoàn nhập do giảm giá được xác định là: 350.000 – 250.000 =100.000

Nợ TK MMTB: 100.000/Có TK Thu nhập: 100.000

Trình bày thông tin trên BCTC

– Đơn vị phải trình bày cho từng loại TCĐHH: như chi phí giảm giá trị, ghi đảo ngược chi phí giảm giá trị, và trình bày trên Báo cáo kết quả kinh doanh.

– Mọi khoản lỗ và hoàn nhập trên TSCĐHH định giá lại được ghi nhận trực tiếp vào thu nhập toàn diện khác.

– Chuẩn mực cũng quy định trình bày cụ thể trong trường hợp chi phí giảm giá trị mang tính trọng yếu và không trọng yếu.

Kiến nghị và kết luận

Kể từ khi Ban soạn thảo Chuẩn mực Kế toán Quốc tế (IASB) ban hành Chuẩn mực Kế toán Quốc tế số 36 (IAS 36) “Giảm giá trị của tài sản” đã giải đáp câu hỏi khi nào và áp dụng phương pháp kiểm tra như thế nào giảm giá trị của tài sản. IAS 36 là một trong các Chuẩn mực lập Báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) và được sửa đổi, cập nhật hàng năm. IAS 36 được biết và được sử dụng nhiều hơn ở nhiều quốc gia từ 1/1/2005 nhưng nội dung này tại Việt Nam hiện nay vẫn chưa được đề cập đến. Vì vậy, theo tác giả để doanh nghiệp nói chung và người làm kế toán nói riêng có thể đảm bảo tính hợp lý của việc trình bày thông tin trên báo cáo tài chính trong các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, khung pháp lý cần phải được hoàn thiện hơn theo các nội dung liên quan, cụ thể:

1. Hình thành chuẩn mực kế toán về suy giảm giá trị tài sản nhằm thống nhất nội dung trong hạch toán, ghi nhận và trình bày thông tin trên BCTC về suy giảm giá trị tài sản của doanh nghiệp. Đồng thời, đảm bảo lợi ích của nhà đầu tư khi sử dụng thông tin trên báo cáo tài chính của đơn vị.

2. Ban hành các thông tư, nghị định hướng dẫn nghiệp vụ chuyên môn cụ thể liên quan đến quản lý và hạch toán suy giảm giá trị tài sản.

Với những thông tin cơ bản đã nêu, tác giả hy vọng đã phần nào góp ích cho người đọc và ở những bài viết sau những nội dung nghiệp vụ liên quan sẽ trao đổi sâu hơn để phù hợp với điều kiện Việt Nam. Nhưng với xu hướng hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế quốc tế của Việt Nam thì việc áp dụng các chuẩn mực kế toán Quốc tế sẽ giúp chủ doanh ngiệp có cái nhìn tốt hơn về giá trị doanh nghiệp của mình cũng như thông tin hữu ích về doanh nghiệp khác trong cùng ngành hoặc cùng mức độ tương đương, đặc biệt trong việc đầu tư, mua bán, sát nhập… thì việc cung cấp các thông tin cơ bản có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn.

Sơ đồ 1

Tài liệu tham khảo

1. Chuẩn mực kế toán quốc tế số 36 – Giảm giá trị tài sản (IAS 36 – Impairment of Assets)

2. Trình bày báo cáo tài chính theo Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS), www.pwc.com/vn, 2012.

3. Giảm giá trị của tài sản và sự ảo tưởng về giá trị thực của các tài sản trong các doanh nghiệp Việt Nam, Công ty luật Brandco.

4. Ernst & Young Việt Nam, tài liệu Hội thảo về chuẩn mực kế toán quốc tế cho Bộ Tài chính, tháng 05/2013.

5. Thông tư số 45/2013/TT-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hàn ngày 25/4/2013 -Hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định.

TS.Vũ Thị Kim Anh

ĐH Công đoàn

(Theo: TapchiKetoanvaKiemtoan)

: Tp ch KÕ ton v Kim ton

Nguyên giá tài sản cố định bao gồm những gì?

Nguyên giá \= Giá mua thời điểm mua + Các khoản thuế (Không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại) + Các khoản chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như: chi phí vận chuyển, bốc dỡ; chi phí nâng cấp; chi phí lắp đặt, chạy thử; lệ phí trước bạ (nếu có).

Giá trị còn lại của tài sản cố định là gì?

Xác định giá trị còn lại của tài sản cố định: Giá trị còn lại của tài sản cố định là giá trị của TSCĐ sau khi đã khấu hao hết giá trị. Việc tính toán giá trị còn lại của TSCĐ nhằm đảm bảo tính đúng đắn của báo cáo tài chính.

Nguyên giá tài sản cố định từ bao nhiêu?

Căn cứ vào điều kiện số 3 trong điều kiện ghi nhận TSCĐ, để được ghi nhận là TSCĐ thì tài sản đó phải có nguyên giá từ 30 triệu đồng trở lên. Như vậy, các trường hợp thỏa mãn những điều kiện còn lại nhưng không thỏa mãn điều kiện về nguyên giá thì cũng không được ghi nhận là TSCĐ mà sẽ ghi nhận là CCDC.

Nguyên giá tài sản cố định tiếng Anh là gì?

Nguyên giá tài sản cố định tạm dịch sang tiếng Anh là Fixed asset costs.