Trung quốc quốc đảo thái bình dương năm 2024

TTO - Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị lên tiếng trấn an các quốc đảo Thái Bình Dương không nên “quá lo lắng”, sau khi hai bên chưa thể đạt thỏa thuận thương mại và an ninh tầm khu vực.

Trung quốc quốc đảo thái bình dương năm 2024

Ngoại trưởng Vương Nghị (trái) và Thủ tướng Fiji Frank Bainimarama, ngày 30-5 - Ảnh: NDTV

Theo Hãng tin AFP, ngày 30-5, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã chủ trì cuộc họp trực tuyến với những người đồng cấp từ 10 quốc đảo Thái Bình Dương tại Fiji.

Dự thảo Thông cáo chung và Kế hoạch hành động 5 năm mà Trung Quốc gửi tới các quốc gia gồm Samoa, Tonga, Kiribati, Papua New Guinea, Vanuatu, Quần đảo Solomon và Niue trước cuộc họp, cho thấy Bắc Kinh đang tìm kiếm một quan hệ thương mại sâu rộng và thỏa thuận an ninh khu vực.

Trung Quốc được cho là sẽ tham gia huấn luyện cảnh sát địa phương, đào tạo an ninh mạng, mở rộng quan hệ chính trị, lập bản đồ biển cũng như tiếp cận nhiều hơn với các nguồn tài nguyên thiên nhiên trên đất liền và trên biển trong khu vực.

Theo Hãng tin Reuters, dự thảo của Trung Quốc vấp phải sự phản đối từ ít nhất một quốc gia là Liên bang Micronesia. Các nước khác muốn sửa đổi dự thảo hoặc trì hoãn ra quyết định.

Sau cuộc họp, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị nói cần thảo luận thêm để tạo được sự đồng thuận.

"Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục thảo luận và tham vấn sâu để đạt được đồng thuận trong hợp tác", ông Vương Nghị nói tại Fiji.

Theo ông Vương Nghị, một số người đã đặt câu hỏi về động cơ của Trung Quốc khi hoạt động tích cực tại các đảo ở Thái Bình Dương và câu trả lời của ông là Trung Quốc cũng hỗ trợ các nước đang phát triển ở châu Phi, châu Á và vùng Caribê.

"Đừng quá lo lắng và cũng đừng quá căng thẳng, bởi vì sự phát triển và thịnh vượng chung của Trung Quốc cùng tất cả các nước đang phát triển khác mang lại sự hòa hợp, công bằng hơn và tiến bộ hơn cho toàn thế giới", ngoại trưởng Trung Quốc nói.

Ông Henry Puna - tổng thư ký Diễn đàn Quần đảo Thái Bình Dương (PIF) - trong cuộc họp đã thúc giục Trung Quốc tập trung vào các ưu tiên của PIF, bao gồm biến đổi khí hậu và phục hồi hậu COVID-19.

PIF bao gồm 18 thành viên, trong đó có các nước có quan hệ ngoại giao với Đài Loan thay vì Bắc Kinh.

Hai quốc gia có quan hệ với Đài Loan là Palau và Tuvalu gần đây cho biết họ lo ngại các quốc đảo ở Thái Bình Dương sẽ bị cuốn vào cuộc cạnh tranh giữa các siêu cường.

Bộ trưởng Công an Trung Quốc Vương Tiểu Hồng ngày 9/12 đã khẳng định cam kết về an ninh của nước này với các quốc đảo Thái Bình Dương. (Nguồn: Twitter)

Ngày 8/12, Ủy viên Quốc vụ kiêm Bộ trưởng Bộ Công an Trung Quốc Vương Tiểu Hồng đã tham dự và có bài phát biểu tại Đối thoại cấp Bộ trưởng lần thứ 2 về Hợp tác và xây dựng năng lực cảnh sát giữa Trung Quốc và các quốc đảo Thái Bình Dương tại Bắc Kinh.

Đối thoại do ông Vương Tiểu Hồng và Bộ trưởng Cảnh sát và nhà tù Samoa Faualo Harry Jeffrey Schuster đồng chủ trì. Phái đoàn từ Quần đảo Solomon, Tonga, Kiribati, Vanuatu, Papua New Guinea và Quần đảo Cook đã dự sự kiện.

Tại đây, ông tuyên bố nước này sẵn sàng hợp tác với tất cả các bên tham gia để tăng cường thực thi pháp luật và hợp tác an ninh với quốc đảo Thái Bình Dương.

Ủy viên Quốc vụ kiêm Bộ trưởng Bộ Công an Trung Quốc cũng khẳng định cường quốc châu Á sẽ giúp nâng cao năng lực của các quốc đảo Thái Bình Dương trong đấu tranh chống tội phạm và thực thi pháp luật một cách chuyên nghiệp.

Bộ trưởng Vương Tiểu Hồng cũng lưu ý, Trung Quốc sẵn sàng tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác với các quốc đảo Thái Bình Dương, xây dựng một cộng đồng gắn kết hơn với tương lai chung về an ninh theo các nguyên tắc “chuyên nghiệp, hiệu quả và hữu nghị” cũng như “cởi mở, minh bạch và thiện chí”.

Hôm qua, 30/05/2022, các đảo quốc Thái Bình Dương đã bác bỏ đề xuất ký hiệp định an ninh chung với Bắc Kinh sau cuộc họp cấp ngoại trưởng tại Suva, thủ đô quần đảo Fidji, vì e ngại bị lôi kéo vào quỹ đạo của Trung Quốc. Giới chuyên gia có những đánh giá khác nhau về sự kiện này.

Đăng ngày: 31/05/2022 - 15:57Sửa đổi ngày: 31/05/2022 - 15:58

4 phút

Hội nghị cấp ngoại trưởng này diễn ra trong khuôn khổ chuyến công du mười đảo quốc Thái Bình Dương của ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị, tập trung chủ yếu vào hợp tác ngoại giao, kinh tế và chính trị giữa Bắc Kinh với nhiều nước khác trong khu vực. Tuy cuộc họp không đưa ra một thỏa thuận mới nào, sự việc cũng khiến phương Tây lo ngại.

Theo Bastien Vandendyck, chuyên gia về quan hệ quốc tế và châu Đại Dương, Viện Công giáo Lille, nỗi lo của phương Tây là chính đáng, nhưng ông cũng cho rằng « Trung Quốc đang có một ảnh hưởng ngày càng lớn trong khu vực » và việc không đạt được một thỏa thuận chưa hẳn đồng nghĩa với thất bại.

Việc ngoại trưởng Trung Quốc có chuyến công du này đã là một thành công, vì cho đến giờ phương Tây chưa thực hiện một chuyến đi nào có tầm cỡ như thế. Trong khi đó, chính trị trong văn hóa châu Đại Dương được thực hiện chủ yếu là qua các hoạt động trao đổi. Và yếu tố văn hóa này đã được Trung Quốc đặt thành trọng tâm hoạt động ngoại giao của mình.

Chiến lược của Bắc Kinh được tiến hành trong dài hạn, từng bước, « chậm mà chắc ». Trước tiên là ở cấp độ kinh tế, hoặc biến những nước đó thành những con nợ (Samoa, Quần đảo Tonga), hoặc nắm giữ quyền khai thác những nguồn tài nguyên quan trọng (Papouasia, New Guinea hay Quần đảo Salomon). Một khi làm chủ được kinh tế, Bắc Kinh chuyển dần sang các thỏa thuận khác trong lĩnh vực chính trị, an ninh, rồi quốc phòng.

Thế nên, khi các đảo quốc Thái Bình Dương bác đề xuất thỏa thuận an ninh chung của Trung Quốc, vì lo ngại « bị lôi vào quỹ đạo của Trung Quốc », như cảnh báo của David Panuelo, tổng thống Liên bang Micronesia, đưa ra trước cuộc họp, sự việc làm lộ rõ « sự suy yếu » về ảnh hưởng của phương Tây, nhất là Mỹ trong ngay trong khu vực được cho là « sân sau nhà mình ».

Chuyên gia Bastien Vandendyck lưu ý, các nước thân phương Tây, thể hiện rõ qua việc công nhận Đài Loan, là những nước không hoàn toàn độc lập, như trường hợp của Liên bang Micronesia, Quần đảo Palaos, Quần đảo Bắc Mariannes, hay đảo Guam. Đó là những vùng lãnh thổ « tự do liên kết » với Mỹ. Điều đó cũng có nghĩa là Hoa Kỳ có một nghĩa vụ tài chính đối với những quốc đảo này. Như vậy, những nước này không làm chủ hoàn toàn chính sách đối ngoại của mình.

Câu hỏi đặt ra : Giờ đây, Úc và Mỹ muốn Trung Quốc ngưng mở rộng ảnh hưởng, liệu Bắc Kinh sẽ chấp nhận ? Theo chuyên gia Vandendyc, câu trả lời là « Không », bởi vì, trong cuộc đua tranh giành thế siêu cường hiện tại, bên nào cũng tìm cách bảo vệ vị thế bá quyền của mình tại Thái Bình Dương, nơi mà Mỹ và Úc nhìn thấy thế bá quyền của mình đang giảm dần vì hai lý do.

Thứ nhất, trong thời gian dài, Washington và Canberra đã không quan tâm đến khu vực, khi tự mãn cho đấy đã là sân sau nhà mình, mọi việc đã nằm trong tầm kiểm soát và sẽ « bất di bất dịch ». Thứ hai, nhìn từ góc độ ngoại giao và hỗ trợ phát triển, Mỹ và Úc đã không làm đầy đủ những điều cần thiết để bảo đảm duy trì những nước đó trong tầm ảnh hưởng của mình.

Giờ đây, Trung Quốc tiến hành một chính sách cực kỳ hiệu quả và trong dài hạn có thể nguy hiểm cho những nước đó. Ảnh hưởng của Trung Quốc được thể hiện rõ qua việc chiếm giữ nhiều nguồn tài nguyên quan trọng, chứ không phải vì những lợi ích nhân quyền và nhất là cho người dân bản địa.

Trong bối cảnh đó, nhằm bù đắp « những năm tháng đã mất », tân ngoại trưởng Úc Penny Won, cũng đã có một vòng công du các quốc đảo Thái Bình Dương ngay khi vừa nhậm chức, với hy vọng thuyết phục các nước này rằng « quan điểm thân Mỹ là đúng hướng ». Liệu Canberra có khôi phục lại được niềm tin? Chuyên gia Bastien Vandendyck cho rằng « còn quá sớm để đánh giá ! »