Cách nhận lỗi khi không biết mình bị lỗi gì năm 2024

Tất cả chúng ta, ai cũng có lúc phạm lỗi. Chắc chắn bạn đã nghe câu này nhiều lần. Đây là câu nói giúp trấn an những cảm xúc của bạn khi bạn mắc sai lầm nào đó. Tuy nhiên, đây là một câu nói hiếm khi xuất hiện trong môi trường công sở. Mặc dù vậy, điều đó không có nghĩa là ở công sở không bao giờ có sai lầm xảy ra.

Chìa khóa để xử lý tình huống khi bạn mắc lỗi ở công sở là một chút ngượng ngùng. Ai cũng có lúc nào đó phạm sai lầm. Sai lầm không nhất thiết dẫn tới việc bạn bị sa thải. Dưới đây là một số lời khuyên giúp bạn vượt qua được tình huống đó:

1. Thừa nhận sai lầm của mình

Khi phát hiện ra mình mắc lỗi trong công việc, tốt nhất bạn nên thông báo với sếp trước khi sếp chỉ ra lỗi cho bạn. Trừ phi vì một lý do nào đó bạn không thể gặp sếp để nhận lỗi (chẳng hạn sếp ra nước ngoài), bạn nên nói trực tiếp với sếp. Nếu sếp và bạn cùng ở trong văn phòng mà bạn lại gửi email để thông báo về việc bạn mắc lỗi, bạn sẽ bị sếp nhìn nhận như một người không thẳng thắn.

Khi bạn thừa nhận sai lầm và báo tin cho những người cần biết, bạn đã giúp giải tỏa tình thế và chấm dứt tình trạng phải chờ đợi một ai đó gọi đến bạn vì sai lầm mà bạn đã mắc phải. Nói cách khác, nếu bạn chờ người khác nói đến mới nhận lỗi, bạn có thể khiến một tình huống xấu trở nên tệ hơn.

2. Không tìm cách biện hộ

Những lời biện minh cho sai lầm mà bạn mắc phải có thể hiệu quả ở nơi khác, nhưng sẽ không hiệu quả trong môi trường công sở, và thậm chí để lại ấn tượng xấu về bạn với sếp và đồng nghiệp. “Tôi mệt”, “Tôi được anh A/chị B thông báo muộn và không có thời gian kiểm tra kỹ”, “Anh A/chị B không nói với tôi là cần phải sửa những con số đó”.

Khi bạn bắt đầu đưa ra một loạt những lý do để biện minh cho sai lầm của mình, bạn không chỉ thể hiện sự kém trưởng thành của bản thân mà còn đổ lỗi cho người khác vì sai lầm mà mình gây ra. Cách đó sẽ không đem lại cho bạn thêm những người bạn.

“Tôi đã phạm một sai lầm” là câu tốt nhất để báo tin cho mọi người biết về lỗi mà bạn mắc phải. Nhận lỗi về mình, tránh đổ lỗi cho người khác, và xin lỗi. Khi đó, hầu hết mọi người sẽ tôn trọng sự thẳng thắn của bạn và bạn sẽ có cơ hội để sửa chữa sai lầm đã mắc phải.

3. Vạch kế hoạch để đảm bảo không bao giờ phạm sai lầm đó thêm lần nữa

Tùy thuộc vào bản chất của sai lầm mà bạn mắc phải, bạn có thể chia sẻ kế hoạch của mình với sếp và dồng nghiệp. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là đảm bảo bạn không mắc phải sai lầm đó thêm lần nữa.

4. Tự nguyện dành thời gian riêng để khắc phục sai lầm

Nếu có thể khắc phục được sai lầm mà mình gây ra, hãy tự nguyện giải quyết vấn đề bằng thời gian của riêng bạn. Điều đó đồng nghĩa với bạn đến sớm, về muộn, hoặc gọi điện cho các bên liên quan để xin lỗi và giải quyết vấn đề. Tóm lại, bạn cần đứng lên và nhận trách nhiệm.

5. Tiếp tục làm việc

Câu nói “Ai cũng có lúc phạm sai lầm” luôn đúng. Đừng để sai lầm mà bạn đã mắc phải ám ảnh bạn. Cho dù đó là một sai lầm nghiêm trọng, đừng viết đơn xin thôi việc trừ phi có người chỉ ra cho bạn thấy, lỗi của bạn lớn đến mức không thể khắc phục. Hãy giữ thái độ tích cực và xem sai lầm đã mắc phải như một bài học có thể giúp bạn tránh mắc lỗi trong công việc sau này.

Bài viết này có đồng tác giả là đội ngũ biên tập viên và các nhà nghiên cứu đã qua đào tạo, những người xác nhận tính chính xác và toàn diện của bài viết.

Nhóm Quản lý Nội dung của wikiHow luôn cẩn trọng giám sát công việc của các biên tập viên để đảm bảo rằng mọi bài viết đều đạt tiêu chuẩn chất lượng cao.

Có được trích dẫn trong bài viết này mà bạn có thể xem tại cuối trang.

Bài viết này đã được xem 10.195 lần.

Khi bạn nhận ra rằng chính bạn là nguồn cơn của một vấn đề nào đó, hãy chứng tỏ sự trưởng thành và tinh thần trách nhiệm bằng cách nhận lỗi, chấp nhận hậu quả và tham gia tìm giải pháp cho vấn đề đó. Xác định xem mình đã sai ở đâu và chuẩn bị cho những hệ lụy có thể xảy đến. Mạnh dạn nói chuyện với những người có liên quan, giải thích lí do và xin lỗi họ. Sau đó bạn cần vượt qua tình huống và biết rằng lần sau bạn sẽ làm tốt hơn.

  1. Để có thể nhận lỗi, bạn cần nhận thức được sai lầm của mình. Nhớ lại những lời nói, hành động và suy xét xem mình đã sai ở đâu. Làm rõ tình huống và giải thích lí do vì sao bạn đã hành động như vậy.
    • Thừa nhận sai lầm không có nghĩa là bạn yếu kém hay ngu dốt. Trên thực tế, việc đứng ra chịu trách nhiệm cho những sai sót cần rất nhiều sự dũng cảm và tinh thần tự giác. Đó cũng chính là những biểu hiện của sự chín chắn, trưởng thành.
    • Ví dụ, nếu bạn bảo rằng sẽ đi lấy đồ giặt khô nhưng lại không thực hiện điều đó, đừng bao biện. Hãy thừa nhận rằng bạn đã hứa làm việc gì đó nhưng lại không thực hiện.
  2. Hãy tập trung vào bản thân mình. Có thể lỗi lầm là của chung nhiều người, có thể có những người khác cũng nói sai hoặc làm sai như bạn, nhưng hãy chỉ tập trung vào phần trách nhiệm của mình. Việc bạn nhận lỗi của mình không có nghĩa là bạn có quyền được thoải mái chê trách người khác.
    • Nếu bạn nhận trách nhiệm về phần mình, người khác có thể không nhận trách nhiệm của họ. Ngay cả trong trường hợp họ không nhận trách nhiệm, bạn nên biết rằng bạn đã cư xử đúng đắn khi thừa nhận thiếu sót của bản thân. Hãy nhớ rằng chúng ta chỉ có thể kiểm soát được hành động của chính bản thân mình chứ không thể kiểm soát được hành động của người khác.
    • Ví dụ, nếu một dự án không thể hoàn thành và bạn là một phần của vấn đề, hãy chịu trách nhiệm về phần việc của mình. Đừng chỉ trích người khác ngay cả khi họ cũng là một phần nguyên nhân gây ra sự việc.
  3. Việc chờ đợi xem diễn biến của sự việc sẽ đến đâu là một ý tưởng tồi. Ngay khi tình huống bắt đầu trở nên khó xử, hãy chịu trách nhiệm nếu bạn là nguyên nhân gây ra việc đó. Vấn đề được nhận diện càng sớm thì càng có nhiều thời gian để giải quyết và giảm thiểu hậu quả.
    • Ví dụ, nếu bạn khiến ai đó buồn, hãy nói chuyện với họ càng sớm càng tốt và cho họ biết cảm giác của bạn. Nói rằng “Tôi đã cố gắng nhưng không thể đến sự kiện của bạn, đó là lỗi của tôi”. Quảng cáo
  1. Việc nhận lỗi khi bạn sai cho thấy rằng bạn sẵn sàng chấp nhận sự không hoàn hảo của bản thân, và rằng bạn có thể mắc sai lầm. Việc nhận rằng mình đã sai có thể không dễ dàng, nhưng điều đó sẽ chứng minh cho người khác thấy bạn sẵn sàng chịu trách nhiệm cho những gì mình làm.
    • Ví dụ, hãy nói “Tôi đã sai khi hét lên với bạn ngày hôm qua. Đúng ra tôi không nên la hét như vậy ngay cả khi đang bực bội”.
  2. Xin lỗi. Nếu tình huống xảy ra cần một lời xin lỗi, hãy xin lỗi thật chân thành. Nhận sai và giải thích rõ ràng rằng bạn rất tiếc vì đã để xảy ra tình cảnh đó. Nói lời xin lỗi thật nhã nhặn và bày tỏ rằng mình sẵn sàng nhận lỗi.
    • Ví dụ, hãy nói: “Tôi xin lỗi vì đã làm dự án rối tung lên. Đó là lỗi của tôi, và tôi sẽ chịu trách nhiệm cho những hậu quả của việc này”.
  3. Nếu người kia bực bội, bạn hãy cảm thông với họ. Hiểu rằng họ cảm thấy thế nào và đang trải qua những gì. Bạn có thể bắt đầu bằng việc nhắc lại những lời nói và cảm giác của họ để chứng tỏ rằng bạn hiểu cảm xúc của họ.
    • Ví dụ, hãy nói rằng “Tôi biết là bạn đang thất vọng. Ở trong hoàn cảnh này thì tôi cũng thế thôi”. Quảng cáo
  • Đưa ra giải pháp cũng là một phần của việc chấp nhận chỉ trích và chịu trách nhiệm. Bạn hãy đề xuất một vài cách để sửa chữa những lỗi sai mà bạn đã mắc phải. Giải pháp có thể là nhận làm thêm hoặc hứa sẽ thực hiện công việc đó tốt hơn vào lần sau. Dù giải pháp là gì thì hãy thể hiện rằng bạn sẵn sàng thay đổi để mọi thứ có thể tốt hơn. Sự sửa đổi có thể giúp lấy lại sự công bằng và đưa mọi người trở về cùng một điểm xuất phát.
  • Ví dụ, nếu bạn bị khiển trách về điều gì đó ở chỗ làm, hãy đề nghị được ở lại làm thêm và sửa chữa lỗi bạn mắc phải.
  • Nếu bạn gây xích mích với người trong gia đình hoặc bạn bè, hãy nói với họ rằng lần sau mọi việc sẽ khác và thực sự sẽ làm thế.
  • Việc chịu trách nhiệm cho hành vi của mình có thể khá khó khăn, nhất là khi bạn biết rằng hành vi đó sẽ gây ra hậu quả. Hãy chấp nhận hậu quả một cách dũng cảm nhất có thể, và khi vấn đề đã được giải quyết thì sự việc thực sự đã qua. Bạn sẽ nhận được bài học cho chính mình và vẫn duy trì được danh dự trong toàn bộ quá trình. Cố gắng tự cải thiện mình qua từng trải nghiệm và hạn chế lặp lại sai lầm của chính mình.
  • Ví dụ, việc thừa nhận sai lầm của mình có thể đồng nghĩa với việc bạn phải đối mặt với những hệ lụy ở trường hoặc nơi làm việc. Hoặc, bạn có thể sẽ phải thú nhận với gia đình hoặc bạn đời điều gì đó mà bạn biết rằng sẽ khiến họ thất vọng. Có thể bạn sẽ bị phản ứng lại một cách dữ dội, tuy nhiên bạn vẫn phải thực hiện việc làm đúng đắn đó.
  • Nhận ra sai sót của bản thân và suy xét xem điều gì đã khiến bạn hành xử như vậy. Có thể do bạn đã trải qua một ngày làm việc căng thẳng và cãi cọ với ai đó. Khi bực dọc, ta có thể dễ dàng trút cơn giận dữ lên một người hoàn toàn không liên quan gì đến tâm trạng của chúng ta. Cũng có thể bạn đã vội vã đưa ra một kết luận sai lầm nào đó. Dù nguồn cơn của sự việc là gì đi chăng nữa, bạn cũng cần xem xét lại điều đó và nỗ lực thay đổi.
  • Ví dụ, vì quá vội nên bạn đã quên mất thứ gì đó, lần sau hãy cố gắng chậm rãi, bình tĩnh hoặc dành nhiều thời gian cho những gì bạn cần làm.
  • Bạn nên tìm cho mình một người nào đó có thể giúp bạn duy trì trách nhiệm trong lời nói và hành động của mình. Chẳng hạn như một người bạn sẵn sàng trò chuyện với bạn, hoặc bạn gặp gỡ với một người nào đó và trao đổi với họ về tinh thần trách nhiệm. Bạn sẽ giải quyết vấn đề nhanh chóng và hiệu quả hơn khi nói chuyện với người khác về tinh thần trách nhiệm.
  • Ví dụ, bạn hãy gặp gỡ một người nào đó hàng tuần và trò chuyện với họ về những điều bạn đang làm đúng cũng như những khó khăn mà bạn đang phải đối mặt. Hãy thẳng thắn trao đổi với nhau khi nào bạn cảm thấy người kia cần phải chịu trách nhiệm cho những sai lầm của họ.

Không ai là hoàn hảo cả, và ai cũng từng mắc sai lầm. Đừng mãi day dứt về một lỗi lầm hay liên tục bù đắp cho người mà bạn đã làm tổn thương. Một khi bạn đã nhận ra sai lầm của mình, hãy chuộc lỗi và cố gắng hết sức có thể để vượt qua sự việc đó. Ngay cả khi bạn đã mắc một sai lầm khủng khiếp, đừng dằn vặt bản thân cả đời. Hãy chấp nhận những gì đã xảy ra, học hỏi từ đó và vượt qua nó.