Tóm tắt kế hoạch kinh doanh nhà thuốc

Chia sẻ cách làm đề tài Mẫu Báo cáo thực tập Xây dựng kế hoạch kinh doanh nhà thuốc – báo cáo thực tập theo mẫu của trường Viện Đại học Mở Hà Nội – Hệ từ xa, TOPICA,  các bạn học EHOU theo dõi thêm các bài khác nhé, phía dưới bài viết các bạn có thể DOWNLOAD tham khảo cho đề tài chuyên đề tốt nghiệp của mình.

CHÚ Ý: Đây là lời Mẫu Báo cáo thực tập Lập dự án Xây dựng kế hoạch kinh doanh nhà thuốc của Viện Đại học Mở Hà Nội Hệ Từ Xa  TOPICA  – các anh chị tham khảo cho bài làm của mình thôi nhé, Không nên sử dụng lại hoàn toàn tại vì cũng có nhiều người tải về nên khả năng trùng lặp rất cao, đã có trường hợp bài bị loại ạ.

Để bài làm chất lượng nhất và không bị trùng lặp, các anh chị tham khảo Dịch vụ Viết thuê chuyên đề  thực tập của em qua bài viết:hoặc nhắn nhanh qua SDT/ZALO ==>  https://zalo.me/0917193864

LỜI MỞ ĐẦU KẾ HOẠCH KINH DOANH NHÀ THUỐC

Xã hội ngày càng phát triển chính vì vậy đòi hỏi sinh viên khi ra trường ngoài việc nắm chắc lý thuyết thì quan trọng hơn là phải biết áp dụng vào thực tế nên học đi đôi với hành là rất quan trọng. Đặc biệt đối với ngành Dược là một ngành liên quan trực tiếp tới sức khỏe con người.

Thuốc là một sản phẩm cần thiết ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. Một người Dược sỹ biết cách bán thuốc, biết cách phối hợp và biết cách tư vấn sử dụng thuốc cho bệnh nhân thì sẽ hoàn thành trách nhiệm của người Dược sỹ. Có thể nói vai trò của người Dược sỹ trong nhà thuốc là rất quan trọng, quyết định sinh mạng con người, cho nên người Dược sỹ cần nắm vững kiến thức cần thiết về thuốc cho chuyên ngành của mình. Vì vậy trước khi tốt nghiệp ra trường chúng ta cần phải trải qua những đợt thực tập tại các cơ sở khác nhau để trau dồi kinh nghiệm tư vấn sử dụng thuốc hiệu quả cho người bệnh.

Sau hai năm quá trình em học tập lý thuyết tại nhà trường, được sự giới thiệu của nhà trường. Em đã có thời gian học tập tại nhà thuốc. Nhà thuốc là nơi em được tiếp xúc trực tiếp với nhiều loại thuốc và cũng học hỏi cách tư vấn và tiếp xúc với người bệnh. Là nền tảng để sau này em ra trường làm việc tốt hơn trong chuyên ngành của mình. Xây dựng kế hoạch kinh doanh tại nhà thuốc Ngô Vy kinh nghiệm em tóm tắt được trong quá trình học tập tại nhà trường và nhà thuốc. Do kiến thức của em còn hạn chế nên bài báo cáo còn nhiều thiếu sót, em rất mong nhận được sự thông cảm và góp ý của các thầy cô.

Xem 99+  bài mẫu ==Báo cáo thưc tập Viện ĐH Mở HN – TOPICA

ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO THỰC TẬP KINH DOANH NHÀ THUỐC

  • MỤC LỤC
  • LỜI MỞ ĐẦU
  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI
  • 1.1.Giới thiệu về ý tưởng kinh doanh
  • 1.2. Cơ sở hình thành ý tưởng
  • 1.3.Giấy chứng nhận đạt GPP
  • 1.4.Cơ sở vật chất, trang thiết bị và sơ đồ nhà thuốc:
  • 1.5. Chứng chỉ hành nghề của người phụ trách chuyên môn
  • CHƯƠNG 2: KẾ HOẠCH MARKEITNG
  • 2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến kinh doanh nhà thuốc Ngô Vy
  • 2.2. Marketing mix
  • 2.2.1. Sản phẩm
  • 2.2.2.Chiến lược giá bán
  • 2.2.Quy trình kinh doanh
  • 2.2.1. Mua thuốc
  • 2.2.2. Bán thuốc
  • 2.2.3. Các quy định về tư vấn cho người mua
  • 2.2.4. Bán thuốc theo đơn
  • 2.2.5. Bảo quản thuốc
  • 2.2.6.Mỗi công đoạn, bộ phận người phụ trách
  • 2.3.Phân tích ma trận SWOT
  • CHƯƠNG 3: KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH
  • 3.1. Xây dựng ngân sách ban đầu
  • 3.2 Kế hoạch thực hiện
  • 3.2.1. Dự báo doanh thu
  • 3.2.2. Kế hoạch thực hiện
  • 3.3. Đánh giá dự án
  • 3.4. Giám sát dự án
  • CHƯƠNG 4: KẾ HOẠCH NHÂN SỰ
  • 4.1. Cơ cấu tổ chức
  • 4.1.1 Các công đoạn, bộ phận người phụ trách, chuyên môn cần có
  • 4.1.2.Chức năng và nhiệm vụ:
  • 4.2.Xây dựng tiêu chuẩn làm việc cho nhân viên
  • 4.2.1.Quy định chung hoặc văn hóa ứng xử trong đơn vị
  • 4.2.2.Quy định trong mua bán, xuất nhập thuốc
  • 4.2.2.Các quy trình thao tác chuẩn hiện đang sử dụng tại nhà thuốc:
  • 4.2.3. Quy trình kiểm soát chất lượng (bảo quản, vận chuyển)
  • CHƯƠNG 5: DỰ PHÒNG RỦI RO
  • 5.1.Tài chính
  • 5.2.Đầu tư
  • 5.3.Nhà cung cấp
  • 5.4. Đối thủ cạnh tranh
  • 5.5.Khách hàng
  • 5.7.Quản lý
  • 5.8.Nhân sự
  • KẾT LUẬN

TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI DỰ ÁN NHÀ THUỐC

1.1. Giới thiệu về ý tưởng kinh doanh

Khách hàng bao gồm những người có nhu cầu vế thuốc: bệnh nhân, bác sĩ… là những người có quyền lựa chọn cho mình việc mua thuốc ở đâu? như thế nào. Ở nước ta phần đông người dân có thói quen, tin tưởng vào Nhà thuốc, tâm lý của họ là khi ốm tìm đến nhà thuốc đầu tiên, sau đó mới tìm đến bác sĩ và vào Bệnh viện. Viêc nắm bắt tâm lý khách hàng sẽ tạo thuận lợi cho Nhà thuốc.

Tuy nhiên hiện nay có một nhà thuốc cung ứng thuốc không đảm bảo chất lượng, giá cả không hợp lý làm ảnh hưởng đến uy tín chung của các nhà thuốc. Với kinh nghiệm sẳn có Nhà thuốc tư nhân GPP sẽ chọn lựa những nhà cung ứng có sản phẩm tốt nhất, giá cả hợp lý nhất… tư vấn cho khách hàng của mình.

Hiện nay người dân tham gia bảo hiểm y tế rất đông, đa số người dân đến với các cơ sở y tế công, các phòng khám y tế tư nhân. Vì vậy lượng khách hàng không tăng đáng kể nhưng ngược lại các Nhà thuốc tư nhân khác mở ra lại càng mhiều, tại vị trí chẳn bị mở có 3 Nhà thuốc xung quanh cách 50m đến 100m nên môi trường kinh doanh cạnh tranh sẽ càng gay gắt và thị phần sẽ giảm. Bên cạnh đó còn có các loại hình dịch vụ y tế khác là: Phòng khám tư nhân, nhà thuốc Bệnh viện, trạm y tế…có các hình thức chăm sóc khách hàng cũng tương đối tốt.

Chính những những áp lực đó cũng la một động lực và tận dụng những lợi thế có sẳn Nhà thuốc tư nhân GPP phấn đấu để phát triển tốt, vượu qua các đối thủ cạnh tranh của mình.

Thị trường dược phẩm luôn sôi động, mỗi mặt hàng có rất nhiều nhà cung cấp, mỗi nhà cung cấp có rất nhiều sản phẩm khác nhau. Mức giá và chất lượng sản phẩm cũng không giống nhau. Nên Nhà thuốc có quyển chọn lựa sản phẩm và nhà cung cấp cho mình để có lợi nhất cho việc kinh doanh.
Nhiều nhà cung cấp khác nhau nhưng không phải nguồn cung cấp nào cũng đảm bảo chất lượng và giá cả phù hợp. Phải quyết định lựa chọn đúng đắn để tránh những sản phẩm không đảm bảo chất lượng ảnh hưởng đến uy tính của Nhà thuốc.

Bên cạnh sự đóng góp tích cực ấy thì Nhà thuốc tư nhân còn rất phổ biến do việc kinh doanh tương đối đơn giản và lợi nhuận cao. Chính vì thế Nhà thuốc tư nhân hiện nay rất phổ biến đặc biệt ở các khu vực thành thị, khu đông dân cư…

Tận dụng mặt bằng có sẳn, đẹp, ngay trung tâm chợ…có chuyên môn về kinh doanh trong ngành dược, nguồn nhân lực sẳn có. Kinh doanh Nhà thuốc để tăng thêm nguồn thu nhập cho cá nhân nên e đã chọn đề tài Xây dựng kế hoạch kinh doanh nhà thuốc ngô vy đến năm 2025

1.2. Cơ sở hình thành ý tưởng

1.2.1. Nhiệm vụ

_ Lập kế hoạch cung ứng thuốc đảm bảo số lượng, chất lượng cho nhu cầu điều trị bệnh.

_ Quản lý, theo dõi việc bán lẻ thuốc theo nhu cầu điều trị bệnh và các nhu cầu khác.

_ Bảo quản thuốc theo đúng nguyên tắc thực hành tốt bảo quản thuốc (GSP)

_ Thực hiện công tác tư vấn sử dụng thuốc, tham gia cảnh giác dược

_ Tham gia theo dõi, quản lý kinh phí sử dụng thuốc

_ Quản lý hoạt động của Nhà thuốc theo đúng quy định

1.2.2.Trách nhiệm của chủ nhà thuốc:

_ Là nhà thuốc tư nhân, nên mọi hoạt động của nhà thuốc đều do dược sĩ điều hành, chỉ dẫn và chịu trách nhiệm trước pháp luật về :

_ Chất lượng thuốc

_ Phương pháp kinh doanh

_ Thực hiện chế độ quản lý thuốc theo chế độ thuốc bán theo đơn và không bán theo đơn.

_ Lập kế hoạch sử dụng thuốc

_ Bảo đảm các loại thuốc thiết yếu

_ Thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật.

1.3.Giấy chứng nhận đạt GPP

Giấy chứng nhận đạt thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc GPP

Theo quy định mới nhất của Bộ Y tế về GPP, các Nhà thuốc không đạt chuẩn GPP chỉ được bán lẻ thuốc thuộc danh mục thuốc không kê đơn và chỉ hoạt động

Giấy chứng nhận đạt chuẩn GPP có thời hạn 3 năm

Để đạt chuẩn GPP, chủ Nhà thuốc phải có chứng chỉ hành nghề dược và có mặt tại cửa hàng thuốc trong thời gian hoạt động; Nhà thuốc phải có diện tích tối thiểu từ 10m2, được đặt ở địa điểm cố định; có đủ thiết bị để bảo quản thuốc…

1.4.Cơ sở vật chất, trang thiết bị và sơ đồ nhà thuốc:

a. Cơ sở vật chất và trang thiết bị

– Diện tích và bố trí: với diện tích cơ sở là 20m2.

– Nhà thuốc có 05 tủ kính, trong đó có: + 03 tủ thuốc tân dược.

+ 01 tủ mỹ phẩm.

+ 01 tủ thực phẩm chức năng.

– Có 01 tủ quầy trước mặt để giao dịch với khách hàng và ra lẻ thuốc.

– Tủ quầy dễ vệ sinh và đảm bảo tính thẩm mỹ.

– Có bồn rửa tay cho nhân viên và người mua thuốc.

– Có bàn tư vấn thuốc.

– Có nhiệt kế, ẩm kế (đã hiệu chuẩn) và có sổ ghi chép theo dõi nhiệt độ, độ ẩm. Có hiệu chuẩn 01 lần/ 1 năm. Ẩm kế theo dõi nhiệt độ, độ ẩm được treo trên tường ngay chính giữa tủ ngoài cùng để thuận tiện cho việc theo dõi và ghi chép hàng ngày.

– Nhà thuốc có hệ thống đèn led đủ ánh sángđảm bảo cho các hoạt động của nhà thuốc.

– Các tủ được bầy cách cửa ra vào 1m để tránh ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào thuốc.

– Có đầy đủ các thiết bị như: tủ lạnh, máy điều hòa nhiệt độ để bảo quản thuốc.

– Nơi bán thuốc được duy trì ở nhiệt độ <30 độ C, độ ẩm <75% và thỏa mãn điều kiện bảo quản thuốc.

* Dụng cụ bao bì ra lẻ thuốc:

– Có bao bì ra lẻ thuốc phù hợp, dễ vệ sinh.

– Có bao bì kín khi cho thuốc không còn bao bì tiếp xúc trực tiếp. Có đủ túi PE, mép kín, trên có dán nhãn đề ghi thông tin theo quy định.

* Sơ đồ bố trí tủ thuốc trong Nhà thuốc:

Xem 99+ Lời giải ==Đề án Môn học Viện ĐH Mở HN hệ từ xa

DỰ PHÒNG RỦI RO DỰ ÁN KẾ HOẠCH KINH DOANH NHÀ THUỐC

5.1.Tài chính

Rủi ro từ việc không hiểu biết bản báo cáo tài chính sẽ gây ra rất nhiều rủi ro kéo theo nó chẳng hạn như: không nắm bắt được tình hình kinh doanh của doanh nghiệp đang trong tình trạng như thế nào? Dòng tiền bị hao hụt, các khoản chi phí phải trả không rõ ràng, nợ gia tăng,…

Cần phải phân tích báo cáo doanh thu, dòng tiền,…chứ không nên làm máy móc nhập và sửa dữ liệu. Những con số này nói lên được hoạt động kinh doanh của nhà thuốc đang trong tình trạng như thế nào. Doanh thu tăng cao vượt bậc nhưng chi phí lại quá lớn lợi nhuận mang lại không bao nhiêu? Vấn đề nằm ở đâu khi không phân tích những con số này. Hướng giải quyết hiệu quả nhất là những người quản lý cần phải đọc bản báo cáo tài chính, hiểu rõ được ngôn ngữ tài chính (các chỉ số, từ ngữ chuyên ngành,…) biết được từng con số nói lên điều gì. Để có thể đọc và hiểu được bản báo cáo này thì những người quản lý của cửa hàng phải đi học một khóa học chuyên về lãnh vực này hoặc mời người tư vấn về dạy cho họ.

5.2.Đầu tư

Đối với các rủi ro như: lương thưởng tăng, chi phí dự phòng, vốn lưu động, tiền mặt,… cửa hàng nên dựa vào các dự đoán tài chính theo kế hoạch kinh doanh, quản lý con người của tổ chức.

Trộm ngân quỹ là một rủi ro dễ xảy ra tại nhà thuốc , trách nhiệm lớn nhất là ở người thu ngân và và bộ phận quản lý thu ngân này. Trong hợp đồng giữa thu ngân và tổ chức cần nêu rõ trách nhiệm, quyền hạn và mức độ vi phạm sẽ được xử lý ra sao. Nếu thu ngân liên kết với phòng kế toán trộm ngân quỹ của nhà thuốc thì bắt buộc phải có một bộ phận giám sát tài chính để tránh việc này xảy ra. Còn nếu như thu ngân trộm tiền và nghỉ việc thì cửa hàng phải thông báo với lực lượng công an có chức năng để giải quyết vụ việc.

5.3.Nhà cung cấp

Rủi ro từ nhà cung cấp như giao hàng không đúng yêu cầu, nguồn hàng có vấn đề, thiếu hàng, nhầm hàng,…thường rất dễ xảy ra và gây những hậu quả xấu, ảnh hưởng lớn đến bán hàng. Do vậy cần phải có những hạng mục rõ ràng về việc chịu trách nhiệm và bồi thường thỏa đáng trong hợp đồng giữa hai bên. Thế nhưng, mọi việc đã chuẩn bị sẵn sàng từ trước như chương trình Marketing cho sản phẩm mới đã đi vào thực hiện, nhân viên bán hàng đã được giới thiệu và đào tạo về các thông tin liên quan đến sản phẩm mới, bộ phận chăm sóc khách hàng đã gửi thư mời cho khách, quảng cáo trên báo chí,… Nhà cung cấp vì một trong những lý do trên khiến cửa hàng không có hàng, lúc này cách giải quyết có thể chấp nhận được đó là rà soát lại các sản phẩm. Nhanh chóng liên hệ với nhà cung cấp cũ trao đổi ngày giờ nhập chuyến hàng kế tiếp hoặc hợp tác với nhà cung ứng mới chấp nhận giá cả giao hàng cao hơn để kịp thời gian tung ra sản phẩm mới cho nhà thuốc.

Trong kinh doanh không tránh khỏi việc cạnh tranh cùng một nhà cung cấp với đối thủ. Vì lý do cá nhân hay vì mức chiết khấu không đáp đủ nhu cầu của nhà cung ứng mà đối thủ có thể “cướp” mất họ. Cửa hàng cần phải có những chính sách ưu đãi dành cho họ đồng thời cũng phải xem xét tình hình khi rủi ro xảy ra giữa hai bên có phải lỗi hoàn toàn là ở họ hay không? Họ có tuân theo hợp đồng chưa hay vì sự việc không may xảy ra là bất đắc dĩ,… Thường xuyên liên lạc hỏi thăm để tạo mối quan hệ gắn bó lâu dài và cũng để biết thêm về tình hình tài chính, uy tín của đối tác làm ăn với mình cho có gặp vấn đề gì hay không. Bởi vì rủi ro của nhà cung cấp chính là những rủi ro gián tiếp của doanh nghiệp.

5.4. Đối thủ cạnh tranh

Đối thủ cạnh tranh của nhà thuốc Ngô Vy là rất nhiều từ các nhà thuốc khác. Do vậy cũng kéo theo nhiều rủi ro, những đối thủ cạnh tranh công bằng sẽ mang đến cho cửa hàng những rủi ro như luôn tung ra những sản phẩm mới, chương trình hay với cách thiết kế sáng tạo,… đó là do họ có một hệ thống làm việc tốt. Rủi ro này khó có thể ngăn chặn nhưng có thể thích ứng được với nó khi cửa hàng biết biết học hỏi và sử dụng con người làm việc có hiệu quả. Cùng sống chung với rủi ro và xem nó như một “nút báo động đỏ” luôn phải cảnh giác để ngày một hoàn thiện mình hơn từ những kế hoạch nhỏ cho đến những chiến lược lớn.

Ngược lại, những đối thủ cạnh tranh bằng cách luôn tìm lỗi của sản phẩm để bình luận trên các phương tiện truyền thông hay làm nhái hàng,…thì cửa hàng phải nhờ đến bên thứ 3 để giải quyết như rủi ro về uy tín bên trên đã trình bày. Bên cạnh đó, người lãnh đạo cửa hàng cần phải có những phát ngôn khẳng định về nguồn gốc, mẫu mã, chất lượng sản phẩm là đúng sự thật. Sẵn sàng giải quyết mọi khiếu nại liên quan đến việc sản phẩm bị “bóp méo” để từ đó giảm thiểu được các đối thủ cạnh tranh không lành mạnh.

5.5.Khách hàng

Khách hàng là “dòng máu” của bất kì doanh nghiệp nào. Nếu họ không còn cần hoặc tin tưởng vào sản phẩm của cửa hàng nữa thì cửa hàng không thể tiếp tục tồn tại và phát triển. Vì vậy, người quản lý cần rất lưu tâm đến nhu cầu của khách hàng và những rủi ro mà khách hàng đang phải đối mặt. Điều đó có nghĩa là đừng chỉ đơn thuần làm những gì được khách hàng yêu cầu, hãy chủ động tìm cách giúp đỡ khách hàng nâng cao hiệu quả hoạt động của họ.

Khi khách hàng phàn nàn về một điều gì đó nằm ở chất lượng, giá cả hàng hóa hay dịch vụ không thỏa mãn nhu cầu của họ thì sẽ gây ra hàng loạt các rủi ro như hiệu ứng truyền miệng giữa những khách hàng có quen biết với nhau, làm giảm số lượng khách hàng mới và tệ hơn hơn nữa là mất khách hàng. Chỉ một phát sinh nhỏ xảy ra thôi nhưng nếu chúng ta không giải quyết kịp thời và triệt để thì hậu quả của nó sẽ lan truyền đi rất nhanh và không thể khống chế nó lại được.

Để xử lý vấn đề phàn nàn của khách ngay từ đầu thì bộ phận chăm sóc khách hàng phải làm tốt nhiệm vụ được giao là giải quyết những vấn đề khiếu nại của khách. Hiển nhiên trong cuộc trao đổi không phải lúc nào khách cũng được thỏa mãn 100% nhưng nhân viên cửa hàng phải biết cách xử lý phù hợp với tình hình sự việc lúc đó và làm cho khách hàng cảm thấy như vậy là chấp nhận được thì cuộc giải quyết rủi ro này mới được coi là ổn thỏa. Và để nhân viên biết cách xử lý tốt thì ban quản lý của cửa hàng phải hướng dẫn đào tạo, nêu ra các tình huống thường gặp cho nhân viên nghiên cứu tìm cách giải quyết và chỉ cho họ cách nào là cách thích hợp nhất cần phải áp dụng. Việc phối hợp với các thiết bị tại Cửa hàng cũng rất cần thiết cho vụ việc như camera theo dõi, máy tính lưu ngày giờ khách mua hàng, nhân viên nào bán hàng cho khách,…

5.6.Bán hàng

Rủi ro chủ yếu trong bán hàng thường gặp phải là chiến lược bán hàng không hiệu quả dẫn tới doanh thu không đạt yêu cầu. Ảnh hưởng lớn đến tài chính của nhà thuốc, khả năng cạnh tranh trên thị trường, mức độ nhận biết thương hiệu,… Do mức độ ảnh hưởng rộng nên cần phải có những kế hoạch rõ ràng, hướng đến mục tiêu của tổ chức. Cần kiểm tra kĩ danh mục các sản phẩm, đảm bảo hàng hóa đầy đủ về số lượng,… như đã yêu cầu. Cung cách phục vụ phải chuyên nghiệp như những gì đã được đào tạo trước đó, biết xử lý tình huống.

Doanh thu không đạt: Rà soát lại các khoản chi phí xem có sai sót ở đâu không? Chẳng hạn như thiết bị hệ thống máy tính, máy lạnh,…được bảo trì hàng tháng nhưng đột ngột lại báo cáo kiểm tra hàng tuần thì người quản lý cần lưu ý xem xét trang thiết bị có thực sự bị lỗi không hay chi phí đó dùng vào việc khác… Nhà quản lý của Nhà thuốc phải cân nhắc việc đề ra mục tiêu doanh thu cho từng tháng trong năm. Vào các tháng 4,5 doanh thu mang về không thể như các tháng 11, 12 vì đó không phải là các dịp lễ trong năm. Việc đề ra mục tiêu quá cao so với hiệu quả hiện tại đạt được là điều khó có thể xảy ra. Đây sẽ không chỉ là một rủi ro về mặt lời lãi mà nó còn tạo sức ép lên các nhân viên khi họ không đạt được doanh số – những người trực tiếp đưa hàng đến tay người tiêu dùng.

5.7.Quản lý

Cấp quản lý của nhà thuốc đều là những người đứng đầu trong việc quản lý , có quyền quyết định sa thải, đào tạo, khen thưởng, phê bình nhân viên và tất cả các hành động diễn ra trong bộ phận mà mình đang hoạt động. Những rủi ro trong quản lý thường là những rủi ro tiềm ẩn, khó nhận biết được như lạm quyền, phong cách lãnh đạo, thiếu trách nhiệm, thiếu kĩ năng,… Một khi những rủi ro này xảy ra nội bộ cửa hàng sẽ tan rã, không liên kết được với nhau. Người quản lý không làm tốt vai trò và nhiệm vụ của bản thân thì khó có thể ra lệnh cho cấp dưới thực thi công việc được.

5.8.Nhân sự

Nhân viên chán nản do phải làm ca tối hay họ cảm thấy không thoải mái làm việc trong môi trường văn hóa của nhà thuốc. Cách làm việc của họ theo máy móc và không có hứng thú trong bất kì một công việc gì, thậm chí không đóng góp ý kiến trong các cuộc họp,… Điều này không những làm giảm hiệu quả làm việc mà còn ảnh hưởng đến những nhân viên khác. Tạo ra bầu không khí nặng nề, uể oải. Để giảm thiểu được việc này, người quản lý phải sử dụng tầm quan sát của mình, trò chuyện với nhân viên với tư cách là một đồng nghiệp chứ không phải tư cách giữa sếp và nhân viên. Hỏi về gia đình, cuộc sống của họ, nếu họ gặp khó khăn liên quan đến công tác làm việc thì nên trao đổi và giải bày ý kiến để họ hiểu công việc họ đang làm có ý nghĩa như thế nào. Có thể luân chuyển ca làm với những nhân viên khác, hoặc đưa ra cho họ mục tiêu kèm theo những phần thưởng, đãi ngộ không nhất thiết là phải bằng tiền mà có thể là những ngày nghỉ để họ có thời gian cho bản thân và gia đình. Việc làm này giúp họ có tinh thần làm việc hơn, hiểu được văn hóa làm việc tập thể hơn nữa.

Nhân viên nghỉ việc xuất phát từ nhiều nguyên nhân đã nêu ở bảng trên. Ngoài cách quan sát để nắm bắt được dấu hiệu muốn nghỉ làm của nhân viên. Nhà quản lý còn có thể giảm bớt được sự việc này, nhất là những nhân viên chủ chốt trong bộ phận mà mình đang quản lý thì cần có những biện pháp nhằm “giữ chân người tài”. Hiểu được họ cần gì và muốn gì trong sự nghiệp của họ. Tất nhiên ta không thể biết hết được nhưng ở một góc độ nào đó chúng ta có thể kiểm soát được.

KẾT LUẬN DỰ ÁN KINH DOANH NHÀ THUỐC

Qua chuyên đề nghiên cứu trên, ta đã thấy được cơ bản về dược phẩm và hệ thống kinh doanh phân phối hàng hóa trong lĩnh vực kinh doanh dược phẩm. Và ta cũng thấy được xây dựng kế hoạch kinh doanh tốt có vai trò quyết định đến sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp. Đặc biệt khi Việt Nam đã gia nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO, tất cả các ngành kinh doanh nói chung và ngành kinh doanh dược phẩm nói riêng đều có những sự biến chuyển lớn. Áp lực cạnh tranh ngày càng trở nên ác liệt hơn.

Bài viết đã đưa ra khái quát về tiềm năng phát triển thị trường dược phẩm cùng với thực trạng hoạt động của các nhà thuốc hiện nay. Trên cơ sở điều kiện hoàn cảnh thị trường và thực trạng hoạt động cũng như những mục tiêu, định hướng phát triển của ngành trong thời gian tới, chuyên đề đã đưa ra một số kế hoạch mở nhà thước và đưa ra các rủi ro, giải pháp từ việc nâng cao hiệu quả hoạt động trong ngành dược phẩm. Tất cả kiến nghị được đề xuất nhằm mục đích giúp các nhà thuốc ngày càng hoàn thiện, nhờ đó, các nhà thuốc có thể cạnh tranh và đứng vững trên con đường kinh doanh của mình trong nền kinh tế thị trường hiện nay.

Xem bài viết ==> Dịch vụ viết thuê chuyên đề tốt nghiệp

Trên đây là gợi ý cách làm đề tài báo cáo thực tập Lập dự án Xây dựng kế hoạch kinh doanh nhà thuốc – báo cáo thực tập theo mẫu của trường Viện Đại học Mở Hà Nội – Hệ từ xa, TOPICA, HOU, EHOU, danh cho các anh chị học hệ từ xa Viện Đại học Mở hệ từ xa TOPICA tham khảo.

Câc anh chị DOWNLOAD về tham khảo, Không nên sử dụng lại hoàn toàn tại vì cũng có nhiều người tải về nên khả năng trùng lặp rất cao, đã có trường hợp bài bị loại ạ. Để bài làm chất lượng nhất và không bị trùng lặp, các anh chị tham khảo Dịch vụ Viết thuê chuyên đề thực tập của em qua bài viết:hoặc nhắn nhanh qua SDT/ZALO ==> https://zalo.me/0917193864

Báo cáo thực tập viện đại học Mở Hà Nội