Phồn diễn giả thư tín á thư là gì

Mục thư tín hôm nay đến với quí vị vào khi thế giới còn bàng hoàng chấn động trước tin nữ chính trị gia lẫy lừng của Pakistan, bà Benazir Bhutto, từng là thủ tướng Pakistan hai lần trong các năm 1988 đến năm 1996, đã tử thương trong một vụ nổ bom và sau đó là xả súng bắn, vào khi bà đang vận động cho cụôc bầu cử dự định diễn ra trong vài tuần nữa. Thân phụ của bà Benazir Bhutto, cũng từng nắm giữ chức thủ tướng Pakistan.

  • Bấm vào đây để nghe tiết mục này
  • Download story audio

Phồn diễn giả thư tín á thư là gì

Hàng trăm sinh viên du học biểu tình chung với cộng đồng người Việt trước Tòa đại sứ Trung Quốc ở London hôm thứ Bảy 21-12-2007. Photo courtesy BBC Vietnamese. >> Xem hình lớn hơn

Thôi thì cuộc sống vẫn phải đi tới dù như đời có mất đi một hình ảnh kiều diễm, tài ba, được lắm người ngưỡng mộ nhường ấy. Mong người vừa nằm xuống thức sự an nghĩ trong cõi không còn hận thù và tranh chấp.

Trở lại với mục trả lời thư tín, tuần rồi chúng tôi nhận được khá nhiều thư bàn đến chuyện Hoàng Sa và Trường Sa trong khi chương trình của ban cũng trình bày vấn đề này dưới mọi khía cạnh, qua các bài tường thụât và phỏng vấn với khá nhiều nhân vật trong ngoài nước.

Về chuyện Hoàng Sa và Trường Sa

Về chuyện Hoàng Sa và Trường Sa, thì có một vấn đề khá tế nhị, xin mời anh Nguyễn An trình bày cùng quý thính giả. Thưa quý thính giả,

Vấn đề được quan tâm nhất trong một hai tuần trở lại đây là việc chính phủ Trung quốc quyết định thành lập huyện Tam Sa, thuộc tỉnh Hải Nam để quản lý cả hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa mà Việt Nam đã từ lâu tuyên bố và có đầy đủ bằng chứng lịch sử về chủ quyền.

Phản ứng lại với quyết định có ý nghĩa như một lời khẳng định chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Trung quốc, sinh viên và thanh niên Việt Nam đã liên tiếp tổ chức các cụôc biểu tình trước toà đại sứ của Trung quốc tại Hà nội cũng như tòa tổng lãnh sự tại thành phố Hồ Chí Minh. Các cụôc biểu tình này mặc dù là một cách bày tỏ lòng yêu nước của thanh niên, nhưng lại bị nhà nước Việt Nam mô tả là tự phát, và tìm cách ngăn cản, gây khó khăn.

Song song, tại hải ngoại, từ Hoa kỳ va Canada sang các nước Âu châu như Pháp, Anh, cũng đều có các cuộc biểu tình phản đối tương tự, được tổ chức trước các nhiệm sở ngoại giao của Trung quốc. Khác với các cuộc biểu tình ở trong nước, các cuộc biểu tình ở hải ngoại thường có hai thành phần tham dự, thứ nhất là cộng đồng người Việt hải ngoại mà hầu hết là những người tỵ nạn Cộng Sản, với biểu tượng là lá cờ vàng ba sọc đỏ.

Thứ hai là những người trẻ phần lớn là du học sinh, nghĩa là đã được đào tạo dưới mái trường Xã hội chủ nghĩa, với biểu tượng là lá cờ đỏ sao vàng. Hai lá cờ này từ trước đến nay chưa bao giờ đứng chung với nhau, nhưng nếu nay hai cộng đồng với hai lá cờ khác nhau ấy có cơ hội sát cánh bên nhau thì chuyện hai lá cờ sẽ phải giải quyết ra sao?

Đó là đối tượng một cuộc điều nghiên do báo người Việt tổ chức với câu hỏi được đặt ra là, nếu du học sinh Việt Nam đem theo lá cờ đỏ sao vàng đến biểu tình chung thì người Việt hải ngoại có đồng ý không. Câu hỏi rõ ràng đã chạm đến một trong những vấn đề phức tạp nhất, gai góc nhất của cộng đồng người Việt hải ngoại, nhưng lại là một trong những vấn nạn nên đặt ra.

Đài RFA, như đã nhiều lần khẳng định, được thành lập để cổ vũ cho quyền tự do ngôn luận, và là diễn đàn của những tiếng nói khác nhau nên có bài viết về vấn đề ấy. Chúng tôi cũng có bài tường thuật về các cuộc biểu tình tại Pháp và Anh mà đặc điểm quan trọng nhất là hàng trăm du học sinh đã biểu tình chung với cộng đồng người Việt hải ngoại.

Sự kiện đó rõ ràng xứng đáng để được đưa tin, và chúng tôi đã đưa tin một cách trung thực, nghĩa là tường thụât sự việc theo đúng như chúng đã diễn ra, mà không cổ vũ, cũng không đứng về một phía nào cả. Chúng tôi đã nhận được khá nhiều thư của quý vị thính giả cho biết ý kiến. Có những vị quyết không chấp nhận để hai lá cờ đứng chung, nhưng cũng có vị cho rằng màu cờ không thành vấn đề vì câu chuyện Trường Sa Hoàng Sa là chuyện chung của mọi ngươi Việt Nam.

Cũng có vị khuyên du học sinh nên đứng dưới lá cờ vàng ba sọc đỏ, và cũng có vị khuyên du học sinh đừng đem theo lá cờ nào hết. Chúng tôi vui mừng vì đã là một diễn đàn cho các ý kiến khác nhau, và tất cả đã cùng được cất lên một cách công bằng. Đó là điều mà chắc cơ quan truyền thông nào cũng mong mỏi. Chúng tôi xin gửi đến quý vị thính giả lời cảm ơn chân thành.

Tuy nhiên, cũng có một số vị thính giả gửi thư trách móc, cho là đài RFA đã đứng về một phía khi đưa tin về những sự kiện vừa nói. Chúng tôi đã xem xét lại toàn bộ những thông tin liên quan đã đưa, và xin được khẳng định lại rằng những thông tin ấy xứng đáng được đưa, vì là mối quan tâm của nhiều thính giả, và chúng tôi đã trình bày sự thực đúng như chúng diễn ra, không thêm không bớt mà cũng không đứng về bất cứ phe nào cả, đúng theo nguyên tắc của một cơ quan truyền thông quốc tế.

Tất cả ý kiến của quý thính giả gửi đến nay sẽ được đưa vào mục Diễn Đàn để tiếp tục nhận được những ý kiến phản hồi. Xin cảm ơn quý thính giả trước.”

Ý kiến phản hồi ông Nguyễn Trọng Nhân

Trong mục Trả Lời Thư Tín sáng thứ Sáu tuần trước, Thanh Trúc đã mạn phép đọc lên và trả lời những đoạn quan trọng trong thư góp ý của ông Nguyễn Trọng Nhân. Kỳ này mời qúi vị nghe ý kiến phản hồi của một thính giả từ Việt Nam gởi qua hộp thư thoại: Tôi muốn nhờ quí đài phát ý kiến của tôi đối với lá thư của ông Nguyễn Trọng Nhân gởi cho đài RFA về mục Diễn Đàn Bạn Trẻ. Ông ta nói” các bạn hãy xem đã làm gì để đóng góp cho dân Việt Nam chưa, đừng nên ngồi đó rồi chỉ trích nhau”. Các bạn đó đang làm gì thì tôi biết, các bạn đang bàn luận và tìm hướng đi tốt đẹp hơn cho đất nước. Mặc dù có những ý kiến khác biệt nhau nhưng mục đích yêu nước cũng giống nhau . Tôi cũng nghĩ rồi đây ông Nhân sẽ hỏi tôi đã làm gì cho tổ quốc mà còn nhiều chuyện? Thôi thì để tôi trả lời trước. Tôi là một thanh niên xung phong đã xây dựng nông trường sông Ray tỉnh Đồng Nai, sau đó đảng đưa tôi đi Kampuchia làm nghĩa vụ quốc tế, tôi đã đổ máu thịt tại đó, nay tôi là thương binh, như vậy tôi cũng đã có làm gì cho tổ quốc rồi đó nhe.

Phồn diễn giả thư tín á thư là gì

Hàng trăm sinh viên du học biểu tình chung với cộng đồng người Việt trước Tòa đại sứ Trung Quốc ở London hôm thứ Bảy 21-12-2007. Photo courtesy BBC Vietnamese. >> Xem hình lớn hơn

Tổ quốc đã cho tôi và tất cả những người khác mảnh đất để sinh sống, chỉ có điều đau khổ là đảng thì không cho tôi cái gì mà còn lấy đất đai của tổ tiên tôi để lại nữa . Tôi là một dân oan bị cướp đất mà người cướp là bí thư và chủ tịch của tôi. ”

Những thư từ khác

Cũng xin phép được minh định cùng quí thính giả nghe đài một lần nữa, là tất cả những quan điểm hay ý kiến phản hồi của thính giả mà chúng tôi nêu lên trong mục Trả Lời Thư Tín hoàn toàn không phản ảnh quan điểm hay chủ trương của Ban Việt Ngữ RFA. Chúng tôi chỉ đăng tải trong mục đích rộng đường dư luận mà thôi.

Xin ghi nhận và cảm ơn tất cả những lời nhắn qua hộp thư thoại từ quí thính giả trong và ngoài nước. Xin cảm ơn những vị đã email cho chúng tôi, như một người ký tên little evil, người ký tên 5saigon, quí thính giả Hoàng Hải, Ngọc Bùi, Tân Trần, Vincent Nguyễn, Phạm Văn Dzũng, Việt An Nguyễn, Châu Đoàn, Louie Lam Sơn.

Chúng tôi vừa nhận được qua đường bưu điện bản thảo tác phẩm “Nhìn lại quá khứ” , ký ức tóm tắt từ năm 1945 đến 2000 của tác giả Nguyễn Trung Trực.

Đây là photocopy bản viết tay dày 137 trang khổ 12cm X 18cm, được đóng thành sách. Toàn thể có 13 chương và ba phụ lục. Bản chúng tôi nhận được là ấn bản tiếng Việt, nhưng có kèm theo bìa và mục lục của bản tiếng Anh.

Trong lời bạt, tác giả nói rằng để viết tài liệu này,ông đã kiên trì ghi nhớ lại các số liệu suốt năm tháng cả cuộc đời, ngày tháng xẩy ra các sự kiện suốt năm mươi năm qua. Đó là khoảng thời gian mà tác giả gọi là “năm mươi năm cho một cuộc thí nghiệm chủ nghĩa Cộng Sản ở Việt Nam, năm mươi năm lãng phí, năm mươi năm bỏ đi.”

Cuốn hồi ký bắt đầu với chương hồi tưởng “Cảm nhận ban đầu về bản tuyên ngôn độc lập năm 1945,” rồi trải dài theo những biến cố lịch sử của đất nước và thế giới. Tác giả dành cho ông Hồ Chí Minh bốn chương trước khi kết thúc với chương bàn về tương lai của Trung quốc và Việt Nam.

Xin chân thành cảm ơn tác giả Nguyễn Trung Trực.

Cũng xin thưa cùng ông Nguyễn Quang Hạnh là chúng tôi đã nhận được các đặc san do ông gởi. Cảm ơn và xin phép được liên lạc với ông sau

Thế mà chỉ còn ba hôm nữa thì năm 2007 nhường bước cho năm 2008. Thanh Trúc biết rằng Tết tây ở bên nhà không thể nào rộn ràng háo hức bằng Tết Ta được. Nhưng mà một năm mới sắp về trên từng tờ lịch, từng ngày làm việc, từng ngày sinh hoạt của chúng ta, đúng không?

Người phương Tây thường có thói quen chuẩn bị xếp đặt cho mình đôi ba điều cần thực hiện và cần hoàn tất cho 365 ngày trước mặt. Người ở trong nước thì sao? Bạn Phương, sinh viên kinh tế năm ba Đại Học Kinh Tế Thành Phố Hồ Chí Minh, nhắn gởi với Thanh Trúc:

Năm sau là em tốt nghiệp rồi đó mà. Nói chung tốt nghiệp là bước ngoặt trong cuộc đời, em muốn tìm việc làm với lại tham gia vào một số hoạt động để có thêm kinh nghiệm . Định hướng của em là như vậy.

Anh Nhân, công chức ở Hà Nội: Năm 2008 thì cố gắng mua cái nhà to hơn …Nói chung là làm ăn thôi, kiếm cách đầu tư để kiếm tiền thôi chứ không có gì thay đổi lớn đâu.

Còn bạn sinh viên tên Nam, cũng ở thành phố Hồ Chí Minh, gởi gắm một lời nhắn rất chi là hạ quyết tâm, bởi chừng như Nam đã có một định hướng:

Năm 2008 Nam hạ quyết tâm lấy được bằng TOEFL và một bằng SAT để mà nhận cái học bổng của trường đại học Mỹ, với điểm TOEFL là 90 và điểm SAT một ngàn chín. Nam nghĩ bây giờ mình bỏ ra sáu tháng học tiếng Anh, cố gắng đầu tư tiếng Anh thì người Mỹ có thể cho mình cái học bổng mấy chục ngàn đô thì tại sao mình không làm như vậy để có thể ra nước ngoài du học?

Thiết tưởng không có gì sai trái khi cuộc sống vẽ ra cho ta, hứa hẹn với ta một viễn ảnh tươi đẹp, phồn thịnh, nhà cao cửa rộng, học vấn thành đạt, đường công danh rộng mở và một lý tưởng để vươn tới.

Trước thềm 2008, xin chân thành kính chúc quí thính giả vạn sự may mắn, hanh thông, cầu được ước thấy như ba điều mong mỏi hay hạ quyết tâm mà Thanh Trúc vừa mời quí vị nghe vào khi kết thúc mục Trả Lời Thư Tín hôm nay.