Phân tích các bài học rút ra tự tác phẩm dế Mèn phiêu lưu kí

Theo Giám đốc NXB Kim Đồng Phạm Quang Vinh, cho đến nay tác phẩm “Dế Mèn phiêu lưu ký” đã được tái bản hàng chục lần với hàng triệu bản in. Với sự yêu mến của độc giả, NXB đã chuyển thể tác phẩm thành truyện tranh, truyện có minh họa… Đặc biệt, cuôn sách đã được dịch song ngữ với các tiếng Nga, Anh, Pháp, Nhật, Thụy Điển… tới đây là tiếng Hàn Quốc. Năm nay, “cha đẻ” của Dế Mèn đã 93 tuổi, ông hồi tưởng quá khứ: “Tôi viết truyện Con dế mèn, rồi Dế mèn phiêu lưu ký không rõ năm 17 hay 18 tuổi. Chỉ nhớ, tôi vừa bước khỏi tuổi thiếu niên, tất cả những trò chơi ở bãi sông đầu làng của tuổi thơ đã vào thẳng tác phẩm của tôi. Khi cầm bút, những nhân vật trong truyện không cần phải nghĩ mãi mới ra mà nó đã nằm giữa những say mê của mình”. Chẳng những thế, “Dù mới ở tuổi đôi mươi nhưng ngòi bút Tô Hoài đã hết sức linh hoạt, quan sát tinh tế và kỹ lưỡng, ngôn ngữ tự nhiên mà giàu có thiên nhiên thoáng đãng và thơ mộng, nhân vật có dáng riêng, giọng riêng và đều đặc sắc…” – nhà văn Vân Thanh nhận xét. Bởi vậy, ông đã để lại cho đời nhiều tác phẩm có gái trị. Những bài học đắt giá Cảm xúc và ấn tượng đọng lại khá sâu trong tâm tư hầu hết những ai đã từng đọc “Dế Mèn phiêu lưu ký” là tình bạn. Trong lần Dế Mèn dẫn họ nhà Châu Chấu đi tìm chỗ ở thì xảy ra cuộc đánh nhau với bọn châu chấu Voi. Dế Trũi bị bọn châu chấu Voi bắt đi. Dế Mèn đã quyết tâm đi tìm Dế Trũi bởi chúng đã hứa: sinh tử có nhau, không bỏ nhau khi hoạn nạn. Rồi cảnh hai chú dế gặp lại nhau mừng mừng, tủi tủi thật cảm động. “Dế Mèn phiêu lưu ký” còn nhắc nhở thế hệ trẻ phải ham hiểu biết, trọng lẽ phải, khao khát lý tưởng và quyết tâm hành động cho những mục đích cao đẹp. Chỉ có tuổi trẻ mới mạnh mẽ, sôi nổi, ham hiểu biết, ham cái mới, ham phiêu lưu, khám phá. Có như vậy mới có cái nhìn về lớp người cổ hủ như hai ông anh của Dế Mèn. Một người nhút nhát không dám chống trả địch thủ bị đánh tơi bời, luôn ốm yếu, sợ sệt. Dế Mèn còn ôm hoài bão kêu gọi “muôn loài cùng nhau kết anh em”. Đó là bài học về tình yêu hòa bình, tôn trọng lẫn nhau. Đây cũng là một tư tưởng tiến bộ, tốt đẹp. Tác phẩm còn dạy cho thiếu nhi biết ăn uống điều độ, rèn luyện sức khỏe một cách khoa học. Vì những lẽ ấy mà “Mèn vẫn luôn đồng hành cùng những thế hệ đang tới. Cuộc phiêu lưu của Dế Mèn không dừng lại. Tuổi trẻ luôn phiêu lưu với những đam mê, háo hức và cả ngây thơ, dại dột. Dế Mèn được là Dế Mèn trong bảy chục năm qua chính vì đó là tuổi nhỏ và tuổi trẻ, là sức trẻ của mỗi đời người” – nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên, Chủ tịch Hội nhà văn Hà Nội nhận xét.

Những bài văn theo chuẩn kiến thức kỹ năng Ngữ văn 6 VĂN MẪU LỚP 6 LỚP 6 

Phân tích các bài học rút ra tự tác phẩm dế Mèn phiêu lưu kí

1. Văn bản Bài học đường đời đầu tiên trích từ chương I truyện Dế Mèn phiêu lưu kí (1941), tác phẩm đặc sắc và nổi tiếng của Tô Hoài. Văn bản được chia thành hai phần: phần đầu miêu tả hình ảnh Dế Mèn – một chàng dế thanh niên cường tráng; phần sau kể câu chuyện về trò đùa ngỗ nghịch của Dế Mèn trêu Cốc gây ra cái chết cho Dế Choắt.

– Ngoại hình Dế Mèn được miêu tả với nhiều chi tiết làm nổi bật vẻ đẹp cường tráng, trẻ trung (đôi càng mẫm bóng; những cái vuốt nhọn hoắt; cái đầu nổi từng tảng, rất bướng; sợi râu dài và uốn cong). Vẻ cường tráng của Dế Mèn còn được thể hiện ở sức mạnh trong từng điệu bộ, động tác (co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ, lúc đi bách bộ thì cả người rung rinh một màu nâu bóng mỡ, hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoại). Đồng thời, qua lời tự miêu tả của Dế Mèn cũng bộc lộ nét chưa đẹp trong tính cách của nhân vật: kiêu căng, tự phụ về vẻ đẹp và sức mạnh của mình, xem thường mọi người, hung hăng, xốc nổi.

– Vốn coi thường Dế Choắt, lại thích huênh hoang, lên mặt với anh bạn hàng xóm yếu đuối, nên Dế Mèn đã bày trò trêu Cốc, dẫn đến cái chết thảm thương của Dế Choắt. Nhưng Dế Mèn không phải kẻ xấu, đã biết nhận ra lỗi lầm của mình, ân hận và rút ra được bài học đường đời đầu tiên: “ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình”.

2. Văn bản là một mẫu mực về nghệ thuật miêu tả loài vật và kể chuyện của Tô Hoài. Hình ảnh các con vật, đặc biệt là Dế Mèn hiện ra rất sinh động qua ngoại hình, tính cách và hành động của chúng. Nghệ thuật kể chuyện tự nhiên, hấp dẫn; ngôn ngữ đối thoại rất sinh động, bộc lộ cá tính nhân vật. Truyện được viết theo thể đồng thoại, vừa dựng lên hình ảnh thế giới loài vật sống động, vừa là những ẩn dụ tượng trưng về con người và những mối quan hệ trong xã hội. Dế Mèn trong đoạn trích là một hình ảnh đẹp của tuổi trẻ với sức sống trẻ trung, cường tráng, tuy còn xốc nổi, không tránh khỏi lỗi lầm, nhưng có khao khát lí tưởng, quyết tâm hành động cho những mục đích cao đẹp và biết chân thành rút ra được bài học cho mình.

Đề bài: Phân tích nhân vật dế mèn trong dế mèn phiêu lưu ký

Phân tích các bài học rút ra tự tác phẩm dế Mèn phiêu lưu kí

  • Phân tích các bài học rút ra tự tác phẩm dế Mèn phiêu lưu kí

  • Phân tích các bài học rút ra tự tác phẩm dế Mèn phiêu lưu kí

  • Phân tích các bài học rút ra tự tác phẩm dế Mèn phiêu lưu kí

  • Phân tích các bài học rút ra tự tác phẩm dế Mèn phiêu lưu kí

Bài văn Phân tích nhân vật dế mèn trong dế mèn phiêu lưu ký hay, ấn tượng

Bạn đang xem: Phân tích nhân vật Dế Mèn trong tác phẩm Dế mèn phiêu lưu kí

I. Dàn ý Phân tích nhân vật dế mèn trong dế mèn phiêu lưu ký (Chuẩn)

1. Mở bài

Giới thiệu khái quát tác phẩm “Bài học đường đời đầu tiên” trích trong truyện “Dế Mèn phiêu lưu ký” và nhân vật Dế Mèn.

2. Thân bài

a. Vẻ đẹp ngoại hình của Dế Mèn– Vẻ đẹp cường tráng: càng mẫm bóng, vuốt nhọn hoắt, đầu nổi từng tảng, răng đen nhánh.– Điệu bộ, vóc dáng: co cẳng đạp phanh phách, cả người rung rinh khi đi bộ, trịnh trọng khoan thai vuốt râu.

=> Vẻ đẹp cường tráng, trẻ trung, đầy sức sống của chú dế trẻ.

b. Tính cách, thái độ của Dế Mèn– Tính kiêu căng tự phụ, không quan tâm đến người khác: mắng mỏ Dế Choắt– Điệu bộ đắc ý, tự hào về bản thân: mặc kệ Dế Choắt khi xin đào hộ tổ– Coi thường người khác, xốc nổi: khinh chê những kẻ yếu đuối, vật lộn mà không sống nổi

– Ngông cuồng, dại dột: trêu chị cốc

c. Bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn– Huênh hoang với Dế Choắt là trêu chị Cốc nhưng sau đó lại chui tọt vào hang ẩn nấp, sau khi chị Cốc bay đi mới dám mò ra khỏi hang– Hối hận vô cùng khi Dế Choắt lại phải chịu đòn từ những lời trêu đùa của mình.

– Trước cái chết thảm của Dế Choắt mới thấm thía bài học không nên có thói hung hăng bậy bạ, phải suy nghĩ trước khi hành động kẻo rước họa vào thân

3. Kết bài

Đánh giá ý nghĩa nhân vật Dế Mèn, rút ra bài học nhận thức trong cuộc sống

II. Bài văn mẫu Phân tích nhân vật dế mèn trong dế mèn phiêu lưu ký (Chuẩn)

“Bài học đường đời đầu tiên” là đoạn trích đặc sắc trong tác phẩm “Dế Mèn phiêu lưu ký” của Tô Hoài kể về hành trình phiêu lưu đầu tiên của Dế Mèn. Đoạn trích tập trung khắc họa đặc điểm ngoại hình, tính cách cũng như những trải nghiệm đầu đời của nhân vật Dế Mèn. Dế Mèn có thể được coi như một hình ảnh đại diện cho tuổi trẻ, luôn tràn đầy sức sống, luôn khát khao chinh phục khó khăn nhưng vẫn có phần xốc nổi, bồng bột và thiếu hiểu biết về cuộc sống.

Dế mèn là một loài côn trùng nhỏ bé ở đồng ruộng thường chẳng mấy ai để ý nhưng đã được nhà văn Tô Hoài khắc họa qua những nét vẽ thật đẹp. Trong suốt đoạn một của bài văn đều dành cho việc đặc tả hình ảnh của một chú dế trẻ trai tráng, đầy sức sống, một đoạn văn mẫu mực nhất về miêu tả loài vật. Tác giả miêu tả rất kĩ từng bộ phận trên cơ thể của Dế Mèn, những bộ phận làm nổi bật lên vẻ cường tráng: đôi càng “mẫm bóng”, những cái vuốt ở chân, khoeo “cứng dần và nhọn hoắt”, đầu “to ra và nổi từng tảng”, răng “đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp” như lưỡi liềm máy. Đôi cánh dài như “cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi” vỗ nghe tiếng phành phạch giòn giã. Cặp râu “dài và uốn cong một vẻ rất hùng dũng”, khi đi bộ thì cả người cứ rung rinh màu nâu bóng mỡ “soi gương được”.

Không chỉ đẹp về ngoại hình, Dế Mèn còn có phong thái, điệu bộ rất chững chạc, oai vệ, “trịnh trọng và khoan thai” vuốt râu, mỗi bước đi đều dún dẩy khoeo chân, rung lên rung xuống chiếc râu như muốn khoe với tất cả mọi người thấy vẻ đẹp của mình. Cách miêu tả với một loại hệ thống tính từ của tác giả không chỉ làm nổi bật được các đặc điểm ngoại hình rất sống động, toát lên vẻ đẹp tràn đầy sức sống của Dế Mèn. Việc miêu tả ngoại hình này còn là tiền đề bộc lộ ra tính cách, thái độ, phong cách sống của Dế Mèn. Nếu như bên ngoài là vẻ đẹp hoàn hảo, mạnh mẽ, thì bên trong lại có những nét chưa đẹp, chưa hoàn thiện xuất phát từ ý thức còn non trẻ của một thanh niên dế mới lớn. Đó là tính kiêu căng tự phụ, không quan tâm đến người khác, thấy Dế Choắt yếu ớt đã không giúp đỡ lại lên giọng dạy đời, mắng mỏ “Chú mày có lớn mà chẳng có khôn”.

Dế Mèn thường nói năng cho sướng miệng chứ chẳng quan tâm người khác ra sao, luôn vỗ ngực tự đắc về bản thân mình, luôn muốn thể hiện rằng mình là đẹp nhất, mạnh nhất “Mày bảo tao còn biết sợ ai hơn tao nữa”. Vì thế mà Dế Mèn sinh ra thói coi thường người khác, khinh chê những kẻ yếu đuối, vật lộn mà không sống nổi “Cò gầy vêu vao ngày ngày bì bõm lội bùn tím cả chân và vẫn hếch mỏ, chẳng được miếng nào”. Dế Mèn còn là kẻ có thói hung hăng, xốc nổi hay trêu trọc kẻ khác, đoạn Dế Mèn trêu chọc Cốc để khoe mẽ trước Dế Choắt chính là minh chứng rõ nhất về thói hung hăng, xốc nổi, nghịch ranh của Mèn. Nhưng Dế Mèn cũng sớm phải trả giá cho thói xốc nổi ngông cuồng và dại dột đó của mình khi mà cái chết thảm thương của người bạn xấu số Dế Choắt đã thức tỉnh Dế Mèn, cho Dế Mèn một bài học nhớ đời. Ban đầu Dế Mèn huênh hoang với Dế Choắt là trêu chị Cốc nhưng sau đó lại chui tọt vào hang ẩn nấp, sau khi chị Cốc bay đi mới dám mò ra khỏi hang. Dế Mèn đã vô cùng hối hận khi Dế Choắt lại phải chịu đòn từ những lời trêu đùa của mình “Anh mà chết là chỉ tại cái tội ngông cuồng dại dột của tôi”.

Trước cái chết của Dế Choắt, Dế Mèn mới được tỉnh ngộ, suy nghĩ về bài học đường đời đầu tiên, đó là “hung hăng, hống hách láo chỉ tổ đem thân mà trả nợ cho những cử chỉ ngu dại của mình thôi” và “nếu đã trót không suy tính, lỡ xảy ra những việc dại dột, dù về sau có hối cũng không thể làm lại được”. Từ đó trở đi Dế Mèn đã thật sự trưởng thành, biết suy nghĩ hơn, sống điềm đạm hòa nhã hơn, điều đó được thể hiện trong các chương tiếp theo của truyện “Dế Mèn phiêu lưu ký”. Cụ thể ở chương 2 và 3 Dế Mèn bị bắt đi chọi với những con dế khác nhưng đã trốn và tìm đường về nhà, trên đường về còn đánh bọn Nhện cứu chị Nhà Trò. Ở bảy chương tiếp theo là toàn bộ chuyến phiêu lưu khắp miền đầm lầy, vùng cỏ may, trải qua rất nhiều chuyện, vượt nhiều gian nan Dế Mèn đã trở thành một hình tượng đẹp trong lòng mọi người.

Nhân vật Dế Mèn là một hình ảnh đáng yêu, gần gũi với tuổi trẻ, nhìn vào Dế Mèn chúng ta thấy có mình trong đó, tự nhìn nhận ra những nét chưa đẹp, những điểm còn thiếu sót để từ đó cố gắng hoàn thiện bản thân. Dế Mèn cũng dạy cho chúng ta bài học đường đời đó chính là không nên cao ngạo, hống hách, kiêu căng, làm việc gì cũng phải suy tính kỹ càng nếu không sẽ phải hối hận suốt đời.

——————HẾT—————-

Nhân vật Dế Mèn qua lời kể của tác giả Tô Hoài thật sống động và nổi bật phải không nào! Các em hãy tô thêm những sắc màu của chính mình vào nhân vật Dế Mèn này bằng việc hóa thân kể lại câu chuyện Dế Mèn bằng giọng của mình nhé. Cùng tham khảo bài mẫu dưới đây: Kể lại câu chuyện Dế Mèn bênh vực kẻ yếu theo lời của em, Tóm tắt Bài học đường đời đầu tiên, Phân tích Bài học đường đời đầu tiên, Sơ đồ tư duy bài học đường đời đầu tiên.

Đăng bởi: THPT Sóc Trăng

Chuyên mục: Giáo Dục

Bản quyền bài viết thuộc trường trung học phổ thông Sóc Trăng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.

Nguồn chia sẻ: Trường THPT Thành Phố Sóc Trăng (thptsoctrang.edu.vn)