Đâu không phải là ưu điểm của thuốc trừ sâu sinh học

Thuốc trừ sâu sinh học hay thuốc trừ sâu hữu cơ ngày càng nhận được mối quan tâm của người làm vườn trước thực trạng ô nhiễm môi trường, bệnh tật diễn ra ngày một nhiều vì thuốc bvtv hóa học. Người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến tính an toàn và chất lượng nông sản. Vậy thuốc trừ sâu sinh học là gì? Có những dạng nào? Có ưu nhược điểm gì? Cách làm thuốc trừ sâu sinh học hiệu quả tại nhà.

Thuốc trừ sâu sinh học là gì

Thuốc trừ sâu sinh học là thuốc trừ sâu được sản xuất từ các nguyên liệu có nguồn gốc sinh học để diệt trừ sâu hại như: vi sinh vật đối kháng (nấm, khuẩn, virut), các loại enzyme, kháng sinh tự nhiên hoặc các chất độc có trong cây cỏ. Việc sử dụng thuốc trừ sâu sinh học được đánh giá là an toàn cho con người, không gây ô nhiễm môi trường và bảo vệ cân bằng sinh thái giúp phát triển nông nghiệp bền vững.

Thuốc trừ sâu sinh học được chia làm 2 nhóm chính:

Thuốc trừ sâu vi sinh: Thành phần chính là các loại vi khuẩn, nấm, virut. Dựa trên đặt tính tiết ra enzyme độc hoặc đặc tính gây bệnh trên sâu, côn trùng của các loại vi sinh vật này mà người ta phân lập, nuôi cấy tạo ra các sản phẩm thuốc trừ sâu.

Đâu không phải là ưu điểm của thuốc trừ sâu sinh học
Nấm gây bệnh cho sâu, có khả năng lây nhiễm từ con này sang con khác

Điển hình là các loại vi sinh vật như:

  • Bacillus thuringiensis trị sâu tơ, sâu xanh hại rau, sâu xám …
  • Beauveria bassiana trị bọ phấn, sâu tơ, sâu xanh trên rau màu, sâu đục thân, sâu cuốn lá, rầy nâu trên lúa; sâu đục thân hại bắp; bọ xít muỗi, bọ cánh tơ, rầy xanh trên cây chè, bọ xít, mọt đục cành
  • Metarhizium anisopliae trừ rầy, bọ xít trên cây lúa và cây ăn quả.
  • ….

Ví dụ: Bacillus thuringiensis khi tiếp xúc côn trùng sẽ nảy mầm, sau đó xâm nhập xuyên vào cơ thể côn trùng (thành trùng và ấu trúng) để hút các chất dinh dưỡng đồng thời tiết ra độc tố gây chết côn trùng. Côn trùng chết sau vài ngày khi nhiễm bệnh. Vi khuẩn Bacillus thuringiensis sẽ tiếp tục phát triển lên bề mặt côn trùng 1 lớp sợi tơ màu trắng (chính là các bào tử), gặp điều kiện thuận lợi sẽ tiếp tục lây nhiễm các con côn trùng khác qua tiếp xúc trực tiếp với con bị bệnh hoặc do gió phát tán.

Nấm Beauveria Bassiana diệt bọ phấn trắng

Nấm Metarhizium tiêu diệt sâu

Thuốc trừ sâu thảo mộc: Thường dựa trên đặc tính gây mùi (hắc) hoặc gây độc của các loại cây cỏ xung quanh chúng ta. Từ lâu bà con nông dân đã biết sử dụng các loại thực vật có mùi xốc mạnh như gừng, tỏi, xả, ớt để diệt hoặc xua đuổi côn trùng. Việc sử dụng các loại cây cỏ có chứa chất độc có tác dụng rất tốt trong việc bảo vệ cây trồng. Mà không gây ảnh hưởng tới sức khoẻ con người, không làm ô nhiễm môi trường.  Đặc biệt có thể tự làm lấy để sử dụng.

Đâu không phải là ưu điểm của thuốc trừ sâu sinh học
Cách làm thuốc trừ sâu sinh học từ tỏi, gừng, ớt

Trong các loại củ, quả như giềng, gừng, tỏi, ớt… có chứa hàm lượng axit có tác động đến các bộ phận như mắt, da của những loài sâu bọ hại cây trồng và có thể tiêu diệt chúng. Trong rễ của cây thuốc lá; lá và thân của cây xoan, cây thuốc lá, lá của cây cà chua có chất Alkaloids. Trong hạt của quả na, hạt củ đậu… có chứa những độc tố đối với sâu bệnh hại. Sử dụng thuốc lào, thuốc lá cũng có tác dụng diệt trừ sâu hại.

Ưu điểm của thuốc trừ sâu sinh học

Không giống thuốc trừ sâu hóa học, thuốc trừ sâu sinh học được đánh giá ít độc hại cho con người cũng như môi trường.

Các chủng vi sinh đối kháng như Bacillus, Beauveria .. hoặc các loại tinh dầu, dịch chiết từ thảo mộc hầu như không gây hại đến các sinh vật có ích (ví dụ các loài thiên địch, ong, chim chóc …) do đó có thể đảm bảo được sự cân bằng sinh học trong tự nhiên, hạn chế tình trạng mất cân bằng sinh thái dẫn dến bùng phát dịch bệnh.

Thuốc trừ sâu sinh học ít hoặc không để lại tồn dư trong nông sản, do đó sản phẩm đầu ra rất an toàn, đạt các tiêu chuẩn khắt khe nhất.

Một số nguyên liệu để làm thuốc trừ sâu sinh học dễ kiếm và có giá thành rẻ. Người dân có thể tự làm tại nhà để dùng với nguồn cây cỏ có sẵn tại địa phương.

Nhược điểm thuốc trừ sâu sinh học

Các loại thuốc sâu sinh học có nguồn gốc vi sinh cần có thời gian để gây bệnh cho côn trùng và lây lan. Do đó nhìn chung thuốc có tác dụng chậm hơn các dòng thuốc hóa học.

Các dòng thuốc thảo mộc cũng có tác dụng đến một số giới hạn các loài sâu, côn trùng. Việc chế biến thủ công, nhỏ lẻ tốn công sức.

Việc bảo quản thuốc trừ sâu sinh học nhìn chung khó khăn hơn thuốc bvtv hóa học. Các loại thuốc vi sinh cần tuyệt đối tránh ánh nắng mặt trời (chết vi sinh), các loại thuốc sâu thảo mộc thường làm xong sử dụng ngay, không để được lâu.  

Lưu ý khi sử dụng thuốc sâu sinh học

  • Dùng khi sâu còn non: khi sâu còn non, khả năng chống chịu và kháng thuốc rất kém. Do đó thuốc sinh học phun có tác dụng triệt để.
  • Không pha với thuốc hóa học hoặc các thành phần khác: Các loại thuốc sâu vi sinh không được pha chung với thuốc hóa học vì có thể thành phần trong thuốc làm chết vi sinh. Thuốc thảo mộc có nhiều thành phần không kiểm soát được, sẽ phản ứng với các thành phần trong thuốc hóa học làm giảm hoặc mất tác dụng của thuốc.
  • Phun khi trời giâm mát, tạnh ráo: Thuốc trừ sâu có nguồn gốc vi sinh cần tuyệt đối phun khi trời giâm mát, ánh nắng mặt trời có thể diệt vi sinh trong 2-4h, do đó khi phun trời nắng sẽ làm chết vi sinh, giảm hiệu lực của thuốc. Một số loại tinh dầu trong thuốc trừ sâu thảo mộc gặp ánh nắng mặt trời gây táp lá, héo lá. Do đó nhiều loại thuốc thảo mộc sau khi phun xong một thời gian cần phải tiến hành phun xịt rửa lá.
  • Không nên để lâu: Như đã nói ở trên, nhìn chung việc bảo quản thuốc trừ sâu sinh học đòi hỏi khắt khe hơn thuốc hóa học. Nên cố gắng dùng hết thuốc trong thời gian ngắn để đảm bảo hiệu quả tốt nhất.

Các cách tự làm thuốc sâu sinh học phổ biến

Với điều kiện sẵn có cây cỏ quanh nhà, bạn hoàn toàn có thể tự điều chế cho mình thuốc sâu thảo mộc dùng phun cho rau, hoa cây cảnh quy mô nhỏ.

Cách nhận biết cây có độc tính có khả năng xua đổi hoặc diệt côn trùng

Quan sát nhựa cây: Nếu nhựa cây có mùi nồng, làm da người bị dị ứng nóng hoặc mẩn ngứa thì dịch của cây đó có chứa độc tố (cây thuốc lá, hạt củ đậu…).

Ngửi mùi: Những cây có chứa chất độc đều có mùi nồng, hắc, cay… khó ngửi (lá và vỏ của cây xoan, lá cây thuốc lá, thuốc lào, cây cà độc dược…).

Quan sát các loại động vật nhỏ: Theo dõi những loài động vật nhỏ sống xung quanh cây như nhện, kiến… Nếu không có những động vật nhỏ sống quanh cây và dùng cây làm thức ăn thì có thể nhận định cây đó có chứa chất độc. Và nó có thể dùng làm thuốc trừ sâu (riêng cây thuốc lá, thuốc lào vẫn có rệp và sâu xanh gây hại).

Phương pháp chế biến thuốc trừ sâu thảo mộc

Ngâm rượu: Thu hái cây cỏ, rau có chứa độc tố như cà chua, gừng, tỏi, ớt… Rửa sạch, thái nhỏ thành lát hoặc cắt chỉ, ngâm rượu hoặc cồn trong xô, chậu… trong một thời gian tuỳ từng loại, thường ngâm trong 3 – 7 ngày để có đủ lượng độc tố cần thiết. Sau khi ngâm lọc chắt lấy nước trong rồi hoà thêm nước đem phun.

Đun sôi: Rửa sạch cây cỏ, thái nhỏ, đun sôi 1 – 2 giờ, nấu xong gạn lấy nước để nguội, khi phun hoà thêm nước lã.

Ép (chiết xuất): Rửa sạch cây, cỏ ngâm vào nước khoảng 15 phút sau đó cho vào giã hoặc xay lấy nước đem phun.

Các công thức làm thuốc sâu sinh học phổ biến

Dịch tỏi:

Dùng 2 – 3 củ tỏi to bóc sạch vỏ, giã nghiền nát pha với 2 cốc nước, ngâm 1 ngày, sau đó lấy ra lọc nước cốt, pha với 4 lít nước, cho vào bình tưới đem phun lên cây bị bệnh. Phun khi trời mát và đều các mặt lá cả trên, dưới, thân và gốc cây.

Ớt:

Chọn khoảng 10 quả ớt chỉ thiên cay, nghiền nát bằng máy hoặc giã nát bằng cối, ngâm ớt qua một đêm, sau đó lọc lấy nước cốt, pha với 1 lít nước, cho vào bình tưới phun lên cây bị bệnh. Phun khi trời mát và đều các mặt lá cả trên, dưới, thân và gốc cây.

Cà chua:

Chọn ra khoảng vài chục lá cà chua, nghiền nát rồi ngâm với khoảng 2 cốc nước qua đêm. Gạn lấy nước trong pha thêm 2 cốc nước, sau đó cho vào bình tưới phun lên cây bị bệnh. Phun khi trời mát và đều các mặt lá cả trên, dưới, thân và gốc cây.

Hỗn hợp gừng, tỏi, ớt, giềng:

Chuẩn bị nguyên liệu vừa đủ, rửa sạch, nghiền nát các loại củ, quả này. Sau đó đem ngâm rượu hoặc cồn trong khoảng 15 ngày để các chất cay, nóng ngấm đều với nhau. Gạn lấy nước trong và chỉ cần pha loãng với nước lã là có thể phun lên cây trồng.

Đây là loại hỗn hợp bao gồm chất cay, nóng của ớt, tỏi, gừng, giềng, rượu… nên khi phun loại dung dịch này sâu co mình lại và chết rất nhanh, có thể tiêu diệt được 85 – 90% sâu hại. Thời gian bảo quản và sử dụng thuốc tự chế này lên tới 4 – 5 tháng.

Hướng dẫn chế thuốc trừ sâu thảo mộc tại nhà từ tỏi, gừng, ớt

Chế biến từ thuốc lào (hoặc thuốc lá):

Dùng một gói thuốc lào hoặc một bao thuốc lá đem ngâm trong nước ấm 1 đêm. Lọc lấy nước và thêm vào một thìa cà phê nước rửa bát. Sau đó hoà dung dịch đó với 4 – 8 lít nước cho vào bình tưới phun lên cây bị bệnh. Phun khi trời mát và đều các mặt lá cả trên, dưới, thân và gốc cây.

Chế biến từ lá xoan (sầu đâu):

Lá xoan có tác dụng trừ sâu, rệp khá mạnh. Lấy lá xoan khô ngâm trong 1 ngày với tỷ lệ 1kg lá/10lít nước. Sau khi ngâm đủ thời gian, vò nát rồi lọc lấy dung dịch. Khi sử dụng pha thêm 10lít nước lã và thêm 0,1% xà phòng rồi mới đem phun. một bình 16l/sào (500m2).

Hướng dẫn làm thuốc trừ sâu thảo một từ lá xoan (cây xầu đâu)

Các loại thuốc trừ sâu thảo mộc khác

Dầu neem:

Neem hay còn gọi là cây xoan Ấn Độ, có khả năng diệt bọ trĩ, nhện, rệp vảy, rệp sáp, rầy mềm, kiến, sên, châu chấu, bướm đêm và các loại sâu mềm. Ngoài ra còn có khả năng diệt nấm (đốm đen, phấn trắng, thán thư …). Dầu neem chứa hoạt chất Azadirachtin làm ung trứng, làm ngạt thở bằng cách bịt kín các loại lỗ chân lông, làm sâu bọ mất đi ham muốn sinh sản, cơn thèm ăn.

Giấm gỗ:

Giấm gỗ là sản phẩm phụ từ quá trình sản xuất than củi, có tác dụng xua đuổi và diệt côn trùng, ruồi muỗi, sâu bọ.

OBIO hiện đang cung cấp 2 dòng sản phẩm thuốc trừ sâu sinh học là O-SAN và O-SAN S có tác dụng diệt sâu, côn trùng, rầy rệp hiệu quả cao, an toàn cho con người và môi trường.

Đâu không phải là ưu điểm của thuốc trừ sâu sinh học

Đâu không phải là ưu điểm của thuốc trừ sâu sinh học

Cần tư vấn về giải pháp sản xuất hướng hữu cơ, vui lòng liên hệ hotline:

0965907599 – 0961358880

Dương Tiến Thịnh