Vì sao ko nen nói doi

Vì sao ko nen nói doi
Vì sao ko nen nói doi

Nói dối là biểu hiện rất thường gặp trong cuộc sống hằng ngày. Chắc chắn rằng mỗi người trong đời đều nói dối dù ít hay nhiều. Vậy tại sao chúng ta lại nói dối?

Ai cũng biết rằng nói dối là hiện tượng nói không đúng sự thật. Có thể bạn cho rằng nói dối là xấu nhưng đôi khi lời nói dối lại là vô hại.

Trên thực tế, nhiều người hầu như nói dối mọi lúc. Các nhà khoa học gọi đây là những kẻ nói dối cưỡng bách hay kẻ thái nhân cách. Họ luôn nói dối cho dù thực sự không cần thiết. Thậm chí ngay cả một đứa trẻ cũng nói dối, đặc biệt khi chúng không nhận thức được tác hại của việc nói dối và khi nào cần tránh nói dối.

Nhìn chung, khi bắt đầu nói dối, rất ít người nghĩ đến tác hại của lời nói dối đó, tại sao mình lại nói dối và làm sao để không nói dối. Trước khi tìm hiểu lý do tại sao chúng ta lại nói dối, hãy bắt đầu với một số câu hỏi tự đánh giá sau nhé:

  • Chỉ trong tuần rồi, bạn đã nói dối bao nhiêu lần?
  • Bạn nói dối với ai?
  • Bạn có thực lòng muốn nói dối không?
  • Sau khi nói dối, bạn cảm thấy như thế nào?
  • Bạn cảm thấy như thế nào về lời nói dối của mình?

Tại sao mọi người đều nói dối?

Hẳn sẽ có lúc bạn tự hỏi rằng mình có đang sống trong một thế giới lừa dối hay không vì hầu như ai cũng nói dối. Thực chất, không phải ai cũng cố tình nói dối, nhưng nhìn chung, nói dối là hình thức để thỏa mãn mục đích nào đó của chúng ta.

Sau đây là một số nguyên nhân chính khiến chúng ta nói dối.

Sợ hãi. Sở dĩ chúng ta phải nói dối vì sợ những gì mình không biết, sợ những gì người khác nghĩ về mình và sợ đối diện với sự thật. Bạn nói dối có thể vì bạn muốn che đậy sự thật khi đã làm điều gì sai trái và không muốn đối mặt hậu quả.

Thao túng. Một lý do nữa khiến chúng ta nói dối là sự thúc đẩy với mong muốn giúp người khác làm hoặc tránh làm điều gì đó cũng như khi quyết định ủng hộ một người nói dối trước đó. Tác giả của một cuốn sách cho biết: “Tuy tôi còn trẻ nhưng tôi sớm nhận ra những người lười biếng biết làm thế nào để đạt được những gì họ muốn, ngay cả khi nói dối với bạn về cảm giác thực sự của họ”. Có lẽ từ “yêu” được sử dụng để lừa dối nhiều hơn bất kỳ từ nào khác. Một chàng trai hay một cô gái sẽ nói “yêu” đối phương cho dù không thật lòng, đơn giản chỉ để khiến người kia rung động. Vì vậy, họ có thể dễ dàng thao túng trong tình cảm hơn.

Tự cao. Trong nhiều trường hợp, người ta nói dối chỉ vì tính tự cao. Họ thường dùng những lời nói dối như một công cụ để tạo ra hình ảnh đẹp cho chính mình. Điều này là một hình thức dối trá bởi vì nó sẽ dẫn đến sự phóng đại quá mức. Thường thì mọi người sẽ tạo ra các câu chuyện hấp dẫn nhưng hoàn toàn sai để cải thiện hình ảnh của họ.

Tác hại của lời nói dối

Nói dối tưởng chừng như đơn giản và vô hại. Tuy nhiên, điều này cũng giống như một liều thuốc gây nghiện. Một khi đã nói dối thì chắc hẳn bạn sẽ không thể dừng lại và sẽ tiếp tục những lần nói dối khác nữa.

Mỗi người chúng ta thường rất quan tâm những ai họ có thể tin tưởng được nên họ rất nhạy cảm và dễ dàng phát hiện ra lời nói dối. Vì vậy, bạn có thể gặp nhiều rắc rối không ngờ với chính lời nói dối của mình.

Trong nhiều trường hợp, việc nói dối nhiều lần sẽ làm phá vỡ các mối quan hệ của bạn, làm tổn thương người khác, gây mất đoàn kết và làm mất đi sự tin tưởng của người khác vào bạn,…

Sự thật chính là kẻ thù đáng sợ nhất của những kẻ nói dối. Khi nói dối, bạn sẽ rơi vào một vòng xoáy dữ dội và không bao giờ có kết cục tốt đẹp.

Bạn có muốn thoát khỏi vòng xoáy này không? Hãy chọn cách sống chân thành ngay bây giờ để cải thiện chất lượng cuộc sống của mình hơn. Bản thân câu nói “tôi không bào giờ nói dối” hay “tôi sẽ không bao giờ nối dối nữa” lại là một lời nói dối. Không ai có thể không nói dối và dừng nói dối trong suốt cả cuộc đời cả. Tuy nhiên, để cuộc sống trở nên nhẹ nhàng hơn, bạn hãy hạn chế nói dối và cân nhắc kỹ càng liệu lời nói dối của bạn có gây ảnh hưởng nghiêm trọng gì không.

Bạn thường cảm thấy ám ảnh với những lời nói dối của mình và cố tìm cách để che đậy chúng. Tuy nhiên, hãy thành thật với bản thân, tìm cách khắc phục lời nói dối trước khi quá muộn bởi vì khi đó bạn sẽ cảm thấy không còn lo lắng với những hậu quả từ lời nói dối.

Như vậy, mỗi người chúng ta nói dối vì những nguyên nhân khác nhau. Có thể bạn nói dối chỉ để mang đến tiếng cười. Tuy nhiên, hãy hạn chế nói dối và tránh nói dối bởi vì điều này không chỉ gây ảnh hưởng đến người khác mà còn làm hại đến chính bạn thân bạn.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Có đôi khi cha mẹ nói dối con cái vì lý do để bảo vệ con hoặc xuất phát từ ý muốn làm điều tốt cho con, nhưng thật ra nói dối dù thiện ý hay không vẫn gây ra tổn thương ở một mức nhất định đến con cái và những người khác trong gia đình.

Vì sao ko nen nói doi
Vì sao ko nen nói doi
(Ảnh: Unplash)

Một cô gái 17 tuổi tâm sự với bác sĩ tư vấn tâm lý cho trẻ vị thành niên rằng cô đã rất thất vọng vì bố mẹ mình, cô phát hiện ra rằng mẹ cô đã thất nghiệp hơn một năm nay. Cha mẹ cô gái đã che giấu sự thật vì sợ các con sẽ lo lắng, sợ sẽ ảnh hưởng đến con cái.

Mẹ cô là người lo về vấn đề tài chính cho cả nhà, người mẹ kiếm được rất nhiều tiền, nhưng hiện nay người mẹ không còn đi làm nữa. Cha mẹ cô gái đã lựa chọn cách giữ bí mật với con cái về vấn đề này. Hàng ngày người mẹ vẫn giả vờ thức dậy và đi làm vào mỗi buổi sáng. Nhưng cô gái nhỏ cảm nhận được có điều gì không đúng đã xảy ra trong gia đình, cho đến khi cô vô tình nghe được cha mẹ mình tranh luận về tiền bạc thì sự thật mới được hé lộ.

Cô và anh trai mình quyết định sẽ nói chuyện với cha mẹ về những gì đang xảy ra, trong buổi nói chuyện đó người mẹ đã thừa nhận mình mất việc từ một năm trước và cha mẹ cô không muốn nói với các con vì không muốn các con lo lắng.

Đây là một điều hoàn toàn sai lầm, cha mẹ nên thành thật với con cái, vì khi che dấu sự thật, họ sẽ tạo ra sự căng thẳng trong gia đình, làm cho những đứa trẻ cảm thấy rất giận và cũng thấy có lỗi khi phát hiện ra sự thật là gia đình đang khó khăn, nhưng mình lại không hề biết gì, vẫn tiêu xài như trước kia.

Rất khó để sống trong một gia đình có quá nhiều bí mật và những lời nói dối bởi vì bạn có thể cảm nhận được sự căng thẳng nhưng lại không biết đó là gì. Kết quả là bạn có thể tưởng tượng ra tất cả các loại lý do khiến sự căng thẳng này tồn tại, thậm chí đôi khi bạn nghĩ ra những việc còn tệ hơn cả sự thật. Chúng ta nên nói ra sự thật hơn là cứ giữ bí mật, bí mật sẽ tạo ra những căng thẳng và hoài nghi. Mặc dù sự thật có thể “phũ phàng” nhưng hầu như luôn dễ dàng giải quyết hơn là dối trá và bí mật. Con người thực sự không thích sự mơ hồ, thiếu rõ ràng. Chúng ta luôn muốn biết những gì đang xảy ra trong cuộc sống hàng ngày của mình và chúng ta có thể sẽ làm tất cả  để vấn đề được rõ ràng minh bạch.

Hãy thẳng thắn với mọi thành viên trong gia đình về bất kỳ tình huống nào. Trẻ em ở mọi lứa tuổi đều sẽ có cảm giác khi điều gì đó không đúng xảy ra trong gia đình mình.

Vì sao ko nen nói doi
Vì sao ko nen nói doi
(Ảnh: Pixabay)

Có nhiều lý do để giải thích tại sao nói dối trẻ em hoặc các thành viên khác trong gia đình không phải là một ý tưởng tốt:

1. Trẻ em hầu như thường có thể cảm nhận được rằng có những căng thẳng đang diễn ra, và sự mơ hồ về những gì đang diễn ra luôn dẫn đến căng thẳng không cần thiết. Trẻ có thể tin rằng vấn đề thực sự tồi tệ hơn thực tế.

2. Khi cha mẹ giữ bí mật với con cái với lý do để bảo vệ con cái của họ, thì thật ra họ đang không có sự tin tưởng đối với con cái và các thành viên khác trong gia đình. Sau tất cả, sự thật chắc chắn sẽ khiến con cái cảm thấy bị lừa dối và tổn thương đến sự tự tin của trẻ, cũng như sự tin tưởng giữa các thành viên trong gia đình bị phá vỡ.

3. Khi cha mẹ nói dối với con cái của họ, họ trở thành hình mẫu không tốt cho con cái, thực ra là có thể chấp nhận được. Nhưng đây là một điều không tốt trong gia đình bạn.

4. Khi trẻ em hoặc bất cứ ai khác đều có thể cảm nhận rằng mình là một người dư thừa và không quan trọng khi bị lừa dối trong chính gia đình của mình. Và, không ai muốn có cảm giác theo cách này, đúng không?

Vì sao ko nen nói doi
Vì sao ko nen nói doi
(Ảnh: Unsplash)

5. Khi cha mẹ thành thật với con cái của họ, điều này thúc đẩy giao tiếp tốt hơn. Và chúng ta biết rằng giao tiếp tốt dẫn đến mối quan hệ tốt hơn, sức khỏe tình cảm và thể chất tốt hơn và ít nhạy cảm hơn với các áp lực không cần thiết.

6. Khi cha mẹ nói dối con cái với mục đích để bảo vệ trẻ, nhưng sự thật ẩn sâu trong đó có thể chính là vì để tự bảo vệ bản thân mình. Nói cách khác, hãy nghĩ về những gì sẽ hữu ích nhất cho gia đình bạn thay vì chỉ nghĩ về bản thân người làm cha mẹ. Đôi khi, điều khó khăn hơn lại là điều phải làm.

7. Nếu các vấn đề gia đình không được chia sẻ, thì khi chúng được tiết lộ sẽ gây sốc cho những người bị che giấu. Đây là lý do tại sao nên chia sẻ các vấn đề xảy ra với trẻ để chúng không trở thành vấn đề lớn hơn so với thực tế.

8. Trẻ em trong gia đình muốn có một vai trò nhất định và trẻ cũng muốn mình trở nên hữu ích. Ví dụ, nếu một thành viên trong gia đình bị bệnh thì trẻ có thể giúp đỡ một cách phù hợp theo lứa tuổi. Nếu cố gắng che dấu, xử lý như một bí mật, thì trẻ em không thể góp một phần sức của mình để đỡ đần gia đình. Mọi người đều cảm thấy tốt hơn và quan trọng hơn nếu họ được những người khác cần đến.

Vì sao ko nen nói doi
Vì sao ko nen nói doi
(Ảnh: Unsplash)

9. Khi giữ bí mật, cha mẹ vô tình làm cho con cái của họ cảm thấy bị ngắt kết nối. Điều  này rất quan trọng với các gia đình có cách sinh hoạt cùng nhau như một chỉnh thể.

10. Đối phó với những áp lực, căng thẳng có thể thực sự tạo thuận lợi cho sự phát triển của khả năng phục hồi. Vì vậy, trong khi nỗ lực nuôi dạy trẻ phát triển một cách hoàn hảo, cha mẹ có thể làm gương cho con trong việc làm thế nào để đối phó với những căng thẳng.

Vì vậy, hãy nói sự thật. Hy vọng rằng các bậc cha mẹ đừng mắc những sai lầm đáng tiếc khi muốn bảo vệ con cái hoặc những người khác trong gia đình mình.

Theo Tiến sĩ Barbara Greenberg / Psychology Today
Thanh Minh

Xem thêm: