Gãy xương bàn chân số 5 bao lâu thì lành

  • Hội chẩn chấn thương chỉnh hình

Điều trị gãy xương bàn chân thứ 5 liên quan đến bó bột chân ngắn 3 bên không có trọng lượng trong 6 tuần; bệnh nhân được chuyển đến một bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình để xác định liệu có nên mổ mở nắn chỉnh kết hợp xương bên trong hay không.

Thính giả Lê Văn Hiếu hỏi:

"Chào Bác sĩ,

Tôi bị gãy xương bàn chân số 5, chân phải. Sau khi bó bột được 20 ngày thì thấy đi lại nhẹ nhàng không đau nữa, ngồi không kê cao chân cũng không thấy bị tụ máu như thời gian đầu mới bó, nên tôi tự tháo bột ra, nhưng sau khi tháo bột thấy chân vẫn sưng to và đi lại nhẹ nhàng thấy nhói đau ở chỗ xương bị gãy.

Bác sỹ cho tôi hỏi như vậy có ảnh hưởng gì không? Tôi có phải đi bó bột lại không?

Cảm ơn Bác sĩ.

Bác sĩ Hồ Văn Hiền trả lời:

Gãy xương bàn chân số 5

Gãy xương bàn chân số 5

Trước hết vị thính giả cần đi khám lại bác sĩ đang chữa cho mình. Câu trả lời tuỳ thuộc định bịnh chính xác xương gãy đoạn nào, gãy ra so, có xê dịch nhiều ít, tình trạng quang tuyến của vết gãy hiện nay ra sao, và tình trạng sức khoẻ, nhu cầu của bịnh nhân cần hoạt động, di chuyển tới mức nào.

Bàn chân có 5 cái xương metatarsal (MT) xoè ra như 5 cái nang của một cái quạt. Xương metatarsal thứ 5 (MT5) cùng với xương gót và xương thứ nhất tạo thành một thế kiền 3 chân cho bàn chân đứng vững. Tuy nhiên nó lại ít được các mô mềm bao bọc và che chở, và do cách sắp xếp của 3 động mạch nuôi dưỡng, có môt vùng gần đầu xương (meta-diaphyseal junction) ở đó, nếu bị gãy sẽ khó lành hơn (non-union). MT5 cũng là xương di động nhiều nhất trong 5 xương MT, cho nên nếu bị chấn thương hay gãy xương mà không phục hồi tử tế, có thể làm đau bàn chân dễ dàng hơn.

Trong MT, xương MT 5 dễ bị gãy nhất, do chấn thương như té, bẻ bàn chân đột ngột, vặn bàn chân vào phía trong, một vật gì rơi xuống hoặc do stress gây ra stress fracture. Tuỳ vết gãy nằm trên đoạn nào của xương, xương có xê dịch hay không, có ngắn lại không sẽ quyết định xương lành dễ dàng hay không, và các theo dõi điều trị. Cho nên cần định bịnh chính xác chi tiết về vết gãy trên hình quang tuyến, cũng như bác sĩ chuyên môn về chỉnh trực chữa bịnh nếu có vấn đề. Trong trường hợp gãy do stress, thường bịnh nhân đã từng đau sẵn chỗ đó, một thời gian trước khi xương gãy.

Stress fracture là vết nứt, gãy, hay bầm trong xương do xương đó bị cử động quá nhiều, thường xảy ra ở các lực sĩ chạy bộ (march fracture) , đá banh, bóng rổ, cũng như những người vừa thay đổi trong cách tập của mình (như chạy treadmill đổi qua chạy ngoài đường), hay theo một thể thao mới, nặng nhọc hơn. Loãng xương (osteoporosis) cũng làm stress fracture dễ xảy ra .

Sau đây là hướng dẫn của Hội các Bác sĩ Chỉnh trực Hoa kỳ (American Academy of Orthpaedic Surgeons) về vấn đề này:

"Đa số các vết gãy xương bàn chân số 5 có thể chữa trị bằng cách dùng một chiếc dày bốt cho phép bịnh nhân đi ("walking boot") ở mức thoải mái. (Chú thích: “walking boot”: giày làm cho cổ chân, bàn chân được che chở, chỉ chịu sức nặng vừa phải thôi, trong thời gian chuyển tiếp đợi vết gãy lành hẵn; giá ở Mỹ chừng 50-100 đô la). Vết gãy xương bàn chân thường lành (phục hồi) sau 6-8 tuần hoặc lâu hơn. Bác sĩ có thể cần chụp X quang để chắc chắn là xương gãy lành tốt và ngay ngắn. Dù có lành tốt đi nữa, chân của bạn vẫn có thể sưng nhiều tháng sau đó, và tìm được giày đi êm chân có thể khó khăn. (http://orthoinfo.aaos.org/topic.cfm?topic=a00165)

Bác sĩ sẽ hướng dẫn cho bịnh nhân biết lúc nào có thể hoạt động lại bình thường (tuỳ người, ví dụ, đá banh, chạy bộ..). Nếu đau cần đi khám bác sĩ. Dùng bàn chân gãy xương sớm quá có thể gây tổn thương tái lại.

Tóm lại, tốt hơn hết, nên đi khám lại bác sĩ và theo hướng dẫn. Trong lúc chờ đợi bs, có thể cần mang một loại giày ống “walking boot”, hay “CAM boot” [CAM: Controlled Ankle Movement], để che chở cổ chân và bàn chân lúc đi lại, để sức nặng thân thể không đè lên chân bị thương trong 4-6 tuần tới.

Xin nhắc lại là những nhận xét trên chỉ có tính cách rất tổng quát và không thể giúp thính giả tự chữa lấy.

Chúc bịnh nhân may mắn,

Bác sĩ Hồ Văn Hiền
19/6/2017

Cảm ơn bác sĩ Hồ Văn Hiền. Chúng tôi cũng xin cảm ơn thính giả đã tham gia chương trình Hỏi đáp Y học này.

Quý vị có thể xem và nghe lại các bài giải đáp trên mạng Internet ở địa chỉ voatiengviet.com

Quý vị muốn được giải đáp các thắc mắc về những vấn đề y học thường thức, xin gọi đến số (202) 205-7890, hoặc E-mail đến địa chỉ

Gãy xương bàn chân bao lâu thì đi lại được, khi nào lành hẳn còn phục thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vết gãy. Bàn chân có cấu trúc phức tạp, giúp cân bằng trọng lượng cơ thể và cho phép chân vận động linh hoạt. Chính vì thế mà gãy xương bàn chân thường làm ảnh hưởng đến khả năng đi lại.

Gãy xương bàn chân số 5 bao lâu thì lành
Tìm hiểu gãy xương bàn chân bao lâu thì đi lại được, khi nào lành hẳn

Gãy xương bàn chân là tình trạng nứt/ gãy một hoặc nhiều xương của bàn chân. Điều này dẫn đến cảm giác đau đớn tức thì, bàn chân sưng tấy và có vết bầm lan rộng. Những trường hợp nặng hơn có thể bị biến dạng hoặc chảy máu nơi đầu xương gãy đâm thủng da.

Chấn thương thường do bàn chân chịu một lực tác động lớn và trực tiếp như đá vào vật cứng, vật nặng rơi vào chân… Ngoài ra chấn thương xoắn, đột ngột gập hoặc vặn bàn chân cũng có thể dẫn đến nứt/ gãy xương.

Bàn chân có cấu trúc phức tạp, chịu trách nhiệm cân bằng trọng lượng cơ thể và cho phép chân vận động linh hoạt. Chính vì thế mà bất kỳ tổn thương nào ở bàn chân cũng điều gây khó khăn cho việc đi lại và đứng trên chân bị thương.

Gãy xương bàn chân số 5 bao lâu thì lành

Vậy gãy xương bàn chân bao lâu thì đi lại được? Hầu hết trường hợp gãy xương bàn chân có thể đi lại bình thường trong vòng 3 đến 6 tháng (khi xương gãy đã lành). Tuy nhiên một số trường hợp có thời gian liền xương và phục hồi lâu hơn, ảnh hưởng đến khả năng đi lại.

Chính vì thế mà gãy xương bàn chân bao lâu đi lại được còn phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vết gãy, tốc độ liền xương và quá trình phục hồi sau điều trị. Theo các chuyên gia, việc điều trị gãy xương cũng như phục hồi chức năng sớm có thể giúp xương liền lại nhanh hơn, xương gãy vững chắc, hạn chế biến chứng sau chấn thương. Đồng thời giúp người bệnh sớm trở lại hoạt động thể chất và đi lại bình thường.

Gãy xương bàn chân không phải là một chấn thương quá nghiêm trọng, thường có tiên lượng rất tốt khi điều trị và phục hồi chức năng sớm. Thông thường xương gãy có thể lành lại sau 6 đến 8 tuần. Trong vòng 3 đến 6 tháng sau chấn thương, người bệnh có thể bắt đầu sinh hoạt, đứng vững và đi lại bình thường trên chân bị thương.

Mặc dù vậy, người bị gãy xương bàn chân mất 1 đến 2 năm để phục hồi hoàn toàn. Trước khi xương liền và phục hồi chức năng hoàn toàn, người bệnh không nên trở lại các hoạt động thể chất. Đặc biệt là những môn thể thao có tác động mạnh như đá bóng, chạy điền kinh, leo núi, bóng rổ…

Gãy xương bàn chân số 5 bao lâu thì lành
Xương gãy thường lành lại sau 6 đến 8 tuần nhưng mất 1 đến 2 năm để phục hồi hoàn toàn

Những biện pháp dưới đây có thể giúp xương bàn chân lành lại nhanh chóng. Từ đó giúp người bệnh sớm đi lại bình thường và trở lại với những hoạt động thể chất.

Bệnh nhân bị gãy xương bàn chân cần được đánh giá và điều trị sớm để tránh di lệch và tổn thương thêm. Chấn thương được chẩn đoán qua kiểm tra lâm sàng và chụp X-quang. Tùy thuộc vào tình trạng mà người bệnh có thể được điều trị không phẫu thuật (điều trị bảo tồn) hoặc phẫu thuật.

Nắn chỉnh hay còn gọi là giảm đóng được áp dụng cho bệnh nhân bị gãy xương bàn chân di lệch, mảnh gãy chồng chéo hoặc không thẳng hàng. Trong thủ thục này, xương gãy được nắn chỉnh và đưa về vị trí đúng không qua vết mổ. Sau đó dùng nẹp hoặc bó bột để cố định bàn chân và giữ các xương thẳng hàng trong khi lành lại.

Trước khi nắn chỉnh, bệnh nhân được dùng thuốc giảm đau/ thuốc an thần hoặc gây mê để hạn chế đau đớn khi thực hiện thủ tục.

Nẹp/ bó bột bất động được dùng sau nắn chỉnh hoặc gãy xương không có di lệnh, các mảnh gãy thẳng hàng. Phương pháp này giúp giữ cho bàn chân bất động, các xương ở vị trí tốt trong khi lành. Đồng thời hạn chế những hoạt động gây di lệch hoặc tổn thương thêm.

Hầu hết bệnh nhân được bó bột từ 6 đến 8 tuần. Trong thời gian này không đặt trọng lượng lên chân bị thương. Tuy nhiên có thể tập co cơ tĩnh và cử động các khớp cận kề để thư giãn, kích thích quá trình liền xương.

Gãy xương bàn chân số 5 bao lâu thì lành
Nẹp/ bó bột bàn chân khi gãy xương không có di lệnh hoặc sau nắn chỉnh để xương lành đúng cách

Bệnh nhân được phẫu thuật cấp cứu khi bị gãy xương hở để tránh nhiễm trùng trong xương. Trong quá trình này, mô mềm và đầu xương gãy được làm sạch, sau đó đưa xương gãy về vị trí thích hợp và cố định chúng bằng thiết bị kim loại.

Phẫu thuật cũng được áp dụng sớm cho những bệnh nhân gãy di lệch không thể nắn chỉnh hoặc không thể giữ mảnh gãy bằng băng bột. Trong thủ thuật, các mảnh gãy được đưa về vị trí thích hợp, sau đó cố định bằng vít, đinh hoặc/ và tấm kim loại. Sau phẫu thuật bệnh nhân được mang nẹp để bất động bàn chân.

Thuốc giảm đau kê đơn (như thuốc nhóm opioid) được dùng cho những cơn đau nặng và nhức nhói (chẳng hạn như đau sau phẫu thuật) để kiểm soát cơn đau. Những cơn đau vừa được kiểm soát bằng Acetaminophen hoặc những loại thuốc không kê đơn khác.

Ngoài ra sau chấn thương, bệnh nhân được hướng dẫn kê chân cao hơn mức tim kết hợp chườm đá để giảm sưng và đau.

Những trường hợp phẫu thuật cần được kiểm tra vết thương và thay băng mỗi 2 ngày 1 lần. Ngoài ra nên giữ băng và vết mổ khô ráo để tránh nhiễm trùng. Thông báo với bác sĩ nếu có dấu hiệu sưng tấy, đỏ ửng, đau hoặc/ và chảy dịch máu bất thường. Cuối cùng cắt chỉ theo lịch hẹn.

Đối với những trường hợp bó bột, cần giữ băng bột khô ráo và sạch sẽ. Thay băng bột nếu bị ướt, băng quá chật hoặc bị lỏng. Cuối cùng cắt băng bột theo lịch hẹn.

Tuyệt đối không chống chân (đặt trọng lượng lên chân bị thương) từ 6 – 8 tuần đầu sau chấn thương. Trong thời gian này, người bệnh đi lại với nạng, tập co cơ tĩnh và cử động các khớp cận kề (như đầu gối). Điều này giúp xương lành nhanh, thư giãn và giữ tầm vận động cho các khớp.

Sau khi xương lành, tập đi lại với nạng có chống chân nhẹ. Cuối cùng tập đi với nạng có chống chân hoàn toàn và tập đi không dùng nạng để sớm trở lại hoạt động bình thường.

Gãy xương bàn chân số 5 bao lâu thì lành
Tập co cơ tĩnh, tập đi với nạng không chống chân từ 6 – 8 tuần sau chấn thương

Cần tập co cơ và vận động trị liệu sớm để nhanh phục hồi và lấy lại khả năng vận động linh hoạt.

Tập co cơ tĩnh trong bột và cử động các khớp cận kề trong tuần đầu tiên sau bó bột. Từ tuần 6 – 8, đi lại với nạng, không chống chân. Sau tháo bột, tập chống chân, tập co duỗi các khớp, kéo giãn chân bệnh, tập tăng cường sức cơ… Tăng dần mức độ luyện tập theo thời gian đến khi chân lành hẳn.

Tập co cơ tĩnh trong bột và cử động các khớp cận kề trong vòng 24 giờ đầu sau phẫu thuật. Điều này giúp hạn chế các biến chứng sau mổ và kích thích sự lành lại của xương. Từ tuần thứ 4 sau mổ, tập co duỗi và kéo giãn có hỗ trợ, đi lại với nạng.

Từ tuần thứ 9 sau mổ, tập chống chân, tập co duỗi và kéo giãn, vận động chủ động… Những bài tập này giúp lấy lại sức mạnh, chức năng vận động và tính linh hoạt sau chấn thương. Đồng thời tăng cường các cơ hỗ trợ để trở lại hoạt động thể chất.

Chế độ ăn uống cho người gãy xương như sau:

  • Bổ sung canxi và vitamin D từ rau xanh, sữa, sữa chua, chế phẩm từ đậu nành, hạt, các loại đậu, trứng, cá hồi, tôm, cua, nấm… để tăng tốc độ liền xương, phục hồi xương khớp chắc khỏe sau gãy xương.
  • Bổ sung vitamin C và omega-3 từ các loại trái cây thuộc họ cam quýt, ớt chuông, bông cải xanh, cà chua, các loại cá béo, hạnh nhân, trứng cá, dầu cá… để tăng khả năng kháng viêm trong cơ thể và giảm đau.
  • Bổ sung chất đạm từ sữa, các loại hạt, phô mát, thịt, cá, đậu… để xây dựng xương mới và hoàn thiệt cấu trúc xương.
  • Bổ sung chất sắt từ thịt, trứng, rau lá xanh, bông cải xanh… cho bệnh nhân bị gãy xương hở. Điều này giúp hạn chế thiếu máu, cơ thể sản sinh collagen giúp xây dựng và củng cố khung xương chắc khỏe.
  • Bổ sung magie từ chuối, quả bơ, các loại hạt, ngũ cốc, đậu phụ, sôcôla đen… để góp phần xây dựng khung xương chắc khỏe.
Gãy xương bàn chân số 5 bao lâu thì lành
Thiết lập chế độ ăn uống cân bằng, đầy đủ dinh dưỡng để tăng tốc độ liền xương và phục hồi hoàn toàn

Ngoài thực phẩm lành mạnh, người bệnh cần tránh ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ, thức ăn cay nóng, không uống rượu bia… để tránh làm ảnh hưởng đến quá trình liền xương.

Người bị gãy xương không nên hút thuốc lá. Bởi điều này có thể làm tăng thải trừ canxi trong xương, làm chậm quá trình liền xương và tăng nguy cơ phát sinh biến chứng sau chấn thương.

Ngoài ra hút thuốc lá còn làm tăng phản ứng viêm, gây đau và ảnh hưởng đến quá trình tái tạo các mô ở người bị gãy xương hở.

Nhìn chung gãy xương bàn chân bao lâu thì đi lại được và lành hẳn còn phục thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vết gãy. Tuy nhiên việc điều trị, chăm sóc và phục hồi chức năng sớm có thể thúc đẩy quá trình liền xương, người bệnh sớm đi lại bình thường. Hầu hết các trường hợp có thể đi lại trong vòng 3 đến 6 tháng sau gãy xương.

Tham khảo thêm: