Vấn đề nào sau đây không phải là nhiệm vụ của nhà quản trị tài chính

Giám đốc Tài chính (CFO) phải chịu trách nhiệm trước Hội đồng Quản trị về tất cả các vấn đề liên quan đến kế toán và tài chính. CFO phải thiết lập các mục tiêu, chính sách, quy trình, kế hoạch và thực thi các chính sách, kế hoạch đó phải đảm bảo cho cấu trúc kế toán tài chính của công ty được ổn định. Hãy cùng xem vai trò của Giám đốc Tài chính và 10 trách nhiệm hàng đầu mà mỗi CFO phải nắm rõ:

1. Quản lý sự luân chuyển của dòng tiền

Công việc của CFO là kiểm soát sự luân chuyển của dòng tiền trong công ty, hiểu rõ nguồn tiền mặt, cũng như biết sử dụng tiền mặt, duy trì tính toàn vẹn của vốn, chứng từ và các tài liệu có giá trị khác. CFO được quyền tạm giữ hay thanh toán tiền theo các chứng từ của công ty. Trách nhiệm của CFO bao gồm thẩm quyền thiết lập các chính sách kế toán và các thủ tục về tín dụng và thu mua, thanh toán hóa đơn và các nghĩa vụ tài chính khác. Tiền mặt là “vua” và kiểm soát dòng tiền là công việc quan trọng nhất của CFO trong công ty.

2. Quản trị công nợ

Sau vấn đề về lưu chuyển tiền tệ, thì việc biết & hiểu tất cả các khoản nợ của công ty là một phần trách nhiệm của CFO. Một công ty sẽ có nhiều hợp đồng pháp lý, các nghĩa vụ theo luật định và thuế, các khoản nợ tiềm ẩn dưới hình thức dự phòng, hợp đồng thuê, hoặc các bản tóm lược về bảo hiểm, các lợi nhuận từ các điều khoản vay hoặc kỳ vọng từ hội đồng quản trị. Trong công ty, liệu rằng còn ai ngoài CFO có khả năng đảm nhận trách nhiệm liên quan đến pháp lý này?

3. Hiệu quả kinh doanh

CFO phải hiểu rõ mô hình kinh doanh của công ty để tạo ra giá trị khách hàng và tìm cách chuyển đổi các chỉ số hoạt động thành các biện pháp để thực hiện. CFO sẽ đánh giá hiệu quả kinh doanh của công ty thông qua công cụ xây dựng và triển khai hệ thống hoạch định và quản trị chiến lược bằng Balanced Scorecard và báo cáo kết quả báo cáo tài chính để đánh giá hiệu quả tài chính thực tế và hoạch định tài chính của công ty.

4. Giám sát hoạt động của các phòng ban

Với doanh nghiệp có quy mô vừa & nhỏ, CFO là giám sát của Kế toán, Tài chính, Nhân sự và CNTT. Với doanh nghiệp có quy mô lớn, trách nhiệm của CFO chỉ có thể gồm Kế toán và Tài chính. Dù với trách nhiệm nào, CFO cũng sẽ giám sát cũng như hỗ trợ mạnh về mảng chức năng kế toán và tài chính của công ty thông qua việc sử dụng bảng mô tả công việc, các chính sách và thủ tục, và các phương pháp tự động kiểm soát tài liệu theo đúng nghiệp vụ của mình.

5. Xây dựng những “mối quan hệ” Tài chính

CFO cần thiết lập và duy trì các mối liên hệ mật thiết với ngân hàng đầu tư, các nhà phân tích tài chính và các cổ đông cùng với Tổng Giám đốc. CFO phải quản lý được các thỏa thuận ngân hàng và thỏa thuận vay vốn và duy trì các nguồn vốn thích hợp cho các khoản vay hiện tại của công ty từ các ngân hàng thương mại và các tổ chức cho vay khác. Ngoài ra, CFO còn quản lý các nguồn vốn đầu tư của công ty và hoạch định việc lựa chọn cổ phiếu ưu đãi.

6. Quản lý vốn lưu động & Huy động vốn

Chúng ta thường cho rằng tài chính là một trong những trách nhiệm của Giám đốc Tài chính. Quả đúng như vậy. CFO sẽ thiết lập và thực hiện các chiến lược để quản trị vốn do công ty yêu cầu, bao gồm đàm phán, quản trị & thu hồi công nợ, duy trì các thỏa thuận tài chính nhằm đảm bảo nguồn vốn lưu động cần thiết. CFO cần nắm rõ các kế hoạch dài hạn của công ty, đánh giá các yêu cầu tài chính tiềm ẩn trong các kế hoạch này và phát triển những yêu cầu tài chính theo những cách thức khác nhau.

7. Thực thi các nghĩa vụ tài chính

CFO phải là người thông qua cũng như thực thi các thỏa thuận liên quan đến các nghĩa vụ tài chính như hợp đồng về nguyên vật liệu, tài sản và dịch vụ CNTT, hay các yêu cầu cam kết về nguồn tài chính của doanh nghiệp.

8. Kiểm soát tài chính

CFO chịu trách nhiệm về các khía cạnh tài chính của tất cả các giao dịch của công ty bao gồm đấu thầu bất động sản, hợp đồng thuê & mua bán. CFO cũng đảm bảo duy trì hồ sơ tài chính thích hợp, chuẩn bị các báo cáo tài chính cần thiết, bảo đảm kiểm toán được hoàn thành đúng thời gian và đóng sổ theo luật định. Một trong những trách nhiệm của Giám đốc Tài chính là đảm bảo tuân thủ các quy định và chuẩn mực về tài chính như Sarbanes-Oxley, IRS Tax Code, và GAAP (và ngay sau đó là IFRS).

9. Quan hệ cổ đông

Một CFO phải phân tích các chính sách, thủ tục, và chương trình thông tin về cổ đông của công ty, bao gồm báo cáo thường niên và tạm thời cho các cổ đông và Hội đồng Quản trị, cũng như đề xuất với Chủ tịch về các chính sách, thủ tục hoặc hoạch định về tài chính mới nếu cần.

10. Quản lý ngân sách & kiểm soát chi phí

Ngân sách là sự sống còn của doanh nghiệp, và CFO chịu trách nhiệm giám sát toàn bộ ngân sách, thu thập các tỷ số tài chính, và so sánh hiệu suất thực tế của công ty với ngân sách. Đây là một quá trình kiểm soát tài chính đầy khó khăn của CFO.

Theo Bizmanualz

Nhà quản trị hay quản trị viên là người làm việc trong tổ chức, những người có nhiệm vụ thực hiện chức năng quản trị trong phạm vi được phân công phụ trách, được giao nhiệm vụ điều khiển công việc của người khác và chịu trách nhiệm trước kết quả hoạt động của những người đó. Nhà quản trị là người lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra con người, tài chính, vật chất và thông tin trong tổ chức sao cho có hiệu quả để giúp tổ chức đạt mục tiêu.ngoài ra còn phải có kiến thức sâu rộng về phong cách quản lí linh hoạt, xử lí thông minh trong mọi tình huống để đưa tổ chức đến một thành công đã đặt ra như kế hoạch..

Là nhà quản trị hoạt động ở bậc cao nhất trong tổ chức, là người chịu trách nhiệm về những thành quả cuối cùng của tổ chức.

  • Nhiệm vụ: đưa ra các quyết định chiến lược, tổ chức thực hiện chiến lược để duy trì và phát triển tổ chức.
  • Chức danh: chủ tịch hội đồng quản trị, phó chủ tịch hội đồng quản trị, ủy viên hội đồng quản trị, tổng giám đốc, phó tổng giám đốc, giám đốc, phó giám đốc...

Quản trị viên cấp trung gian

Là nhà quản trị hoạt động ở dưới các quản trị viên lãnh đạo (quản trị viên cao cấp) nhưng ở trên các quản trị viên cấp cơ sở.

  • Nhiệm vụ: đưa ra các quyết định chiến thuật, thực hiện các kế hoạch và chính sách của doanh nghiệp, phối hợp các hoạt động, các công việc để hoàn thành mục tiêu chung. Rà soát, kiểm tra tiến độ thực hiện công việc của nhân viên cấp dưới.
  • Chức danh: trưởng phòng, phó phòng, chánh quản đốc, phó quản đốc...

Quản trị viên cấp cơ sở

Là nhà quản trị hoạt động ở cấp bậc cuối cùng trong hệ thống cấp bậc của các nhà quản trị trong cùng một tổ chức.

  • Nhiệm vụ: Đưa ra các quyết định tác nghiệp nhằm đốc thúc, hướng dẫn, đièu khiển các công nhân viên trong các công việc sản xuất kinh doanh cụ thể hàng ngày, nhằm thực hiện mục tiêu chung.
  • Chức danh: tổ trưởng sản xuất, tổ trưởng các tổ bán hàng, đốc công, trưởng ca...

Theo kết quả nghiên cứu của Henry Mintzberg vào những năm 1960, nhà quản trị phải đảm đương 10 vai trò khác nhau. Các vai trò này được chia thành ba nhóm:

  1. Vai trò quan hệ với con người: Tổ chức mạnh khi nhiều người trong tổ chức đó đều hoạt động hướng đến mục tiêu của tổ chức. Để đạt được điều đó, nhà quản trị có vai trò hướng các thành viên của tổ chức đến mục tiêu chung vì lợi ích của doanh nghiệp.
    1. Vai trò đại diện: Đại diện cho công ty và những người dưới quyền trong tổ chức.
    2. Vai trò lãnh đạo: Phối hợp và kiểm tra công việc của nhân viên cấp dưới; Tuyển dụng, đào tạo, hướng dẫn, khích lệ nhân viên.
    3. Vai trò liên kết: Quan hệ với người khác để hoàn thành công việc được giao cho đơn vị của họ. NQT luôn là 1 người trọng tài, có trách nhiệm hòa giải, đoàn kết tất cả các thành viên thành một khối thống nhất để phát huy sức mạnh tập thể.
  2. Vai trò thông tin: Thông tin là tài sản của doanh nghiệp, do vậy quản lý thông tin cũng là một vai trò quan trọng của nhà quản trị.
    1. Vai trò thu thập và tiếp nhận các thông tin: Nhà quản trị có nhiệm vụ thường xuyên xem xét, phân tích bối cảnh xung quanh tổ chức để thu thập những tin tức, sự kiện có ảnh hướng tới hoạt động của tổ chức.
    2. Vai trò phổ biến thông tin: Phổ biến cho mọi người có liên quan tiếp xúc các thông tin cần thiết đối với công việc của họ.
    3. Vai trò cung cấp thông tin: Thay mặt tổ chức để đưa tin tức ra bên ngoài với mục đích cụ thể có lợi cho doanh nghiệp.
  3. Vai trò quyết định:
    1. Vai trò doanh nhân: Vai trò này được thể hiện khi nhà quản trị tìm cách cải tiến hoạt động của tổ chức như việc áp dụng công nghệ mới hay điều chỉnh một kỹ thuật đang áp dụng.
    2. Vai trò giải quyết xáo trộn: Ứng phó với những bất ngờ làm xáo trộn hoạt động bình thường của tổ chức nhằm đưa tổ chức sớm trở lại ổn định.
    3. Vai trò người phân phối tài nguyên: Phân phối tài nguyên hợp lý giúp đạt hiệu quả cao. Các tài nguyên bao gồm con người, tiền bạc, thời gian, quyền hạn, trang bị hay vật liệu.
    4. Vai trò đàm phán: Thay mặt tổ chức để thương thuyết với những đơn vị khác cũng như không thể nào

Theo Robert L. Katz, nhà quản trị cần có 3 kỹ năng:

  1. Kỹ năng kỹ thuật (kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ): là năng lực áp dụng các phương pháp, quy trình và kỹ thuật cụ thể trong 1 lĩnh vực, chuyên môn nào đó; là khả năng thực hiện 1 công việc nhất định thể hiện trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nhà quản trị.
  2. Kỹ năng nhân sự: liên quan đến khả năng tổ chức, động viên và điều khiển nhân sự; là năng lực đặc biệt của nhà quản trị trong mối quan hệ với những người ở bên trong và bên ngoài doanh nghiệp, nhằm tạo thuận lợi và thúc đẩy sự hoàn thành công việc chung.
  3. Kỹ năng nhận thức hay tư duy: nhà quản trị cần xây dựng phương pháp tư duy chiến lược để đề ra đường lối, chính sách đúng đắn với những bất trắc, de dọa từ môi trường kinh doanh.

Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Nhà_quản_trị&oldid=67104258”