Tư mã hoành là ai

Tư mã hoành là ai

Tư Mã Ý vốn nổi tiếng và được lưu danh qua nhiều đời bởi ông là một trong số ít nhân vật được xem như kiệt xuất nhất trong lịch sử của thời đại Tam quốc. Công lao to lớn của ông phải kể đến là Tào Ngụy được bảo vệ thành công trước các cuộc Bắc phạt xuất phát từ Gia Cát Lượng. Chờ thời cơ chín muồi – nhẫn nhịn Tào Sảng đã lâu, Tư Mã Ý tiến hành một cuộc lật đổ được cho là chấn động năm 249 bởi đã “xóa sổ” được hoàng đế Ngụy. 

Cuối thời Đông Hán, loạn lạc hoành hành, vũ đài lịch sử Trung Quốc lại một lần nữa đao binh sóng gió. Các bậc anh tài như nấm mọc sau mưa, nơi nơi quật khởi, vở kịch diễn nghĩa tranh hùng được thi triển nghìn thu. Nổi bật trong số những anh hùng loạn lạc là Tào Tháo, Tôn Quyền, Lưu Bị, thế vạc ba chân, ba nhà đua tranh mong giành thiên hạ…

Tuy nhiên vạn sự trên đời đều không thể nằm ngoài định số, cả ba nhà Ngụy, Ngô, Thục đều không ai chiếm được cả thiên hạ cho mình. Mà sau cùng, người ung dung lấy nhẫn chờ thời lại có được giang sơn đại nghiệp.

Chính là: Kẻ đua tranh tay không đã định; Người ung dung số đã an bài.

Có câu nói: “Lập nghiệp học Lưu Bị, quản nghiệp học Tào Tháo, giữ nghiệp học Tôn Quyền”. Tuy nhiên, trên vũ đài lịch sử lại có một người hội đủ cả ba yếu tố trên, đó chính là Tư Mã Ý. Sau mấy chục năm sóng gió tranh giành, Tào Tháo, Lưu Bị, Tôn Quyền đều không thể thống nhất được thiên hạ, để cuối cùng, cả giang sơn rơi vào tay gia tộc Tư Mã.

Tư mã hoành là ai

Sau này, Tư Mã Viêm lập lên nhà Tấn, thống nhất Trung Hoa, chấm dứt thời kỳ Tam Quốc. Đương nhiên, việc Tư Mã Viêm có thể lập lên nhà Tấn, tất cả đều nhờ vào công lao to lớn của Tư Mã Ý, cũng có thể nói Tư Mã Ý chính là người lập nên nền tảng của nhà Tấn.

Trong Tam Quốc, Tư Mã Ý là nhân vật mang lại rất nhiều cung bậc cảm xúc cho người xem, một nhân vật thể hiện đầy đủ bản chất của một bậc kỳ tài, chí tại thiên hạ. Mới đầu Tư Mã Ý được miêu tả như một kẻ không thích làm quan, sống đời bình dị. Sau nhiều lần tìm cớ từ chối, mãi đến năm ba mươi tuổi (năm 209), khi Tào Tháo trở thành Thừa tướng, Tư Mã Ý mới chính thức bước vào quan trường.

Thế nhưng, khi đã bước chân lên vũ đài chính trị, Tư Mã Ý lại thể hiện rõ là một người có đức tính nhẫn nại hơn người, một tư duy chính trị sắc bén hơn hẳn so với hầu hết các đối thủ lớn thời bấy giờ. Và để rồi từ một “Văn Học Duyện” nhỏ bé dưới trướng của Tào Tháo, từ một quan Chủ Bộ vốn bị Tào Tháo nghi ngờ, Tư Mã Ý trở thành “Lục Thượng Thư Sự” dưới trướng Tào Phi, được Phi ví như “Tiêu Hà” của mình, trở thành Phiêu Kỵ Đại Tướng Quân nắm Dự Châu và Kinh Châu dưới thời Tào Duệ.

Và từ một kẻ bị tước bỏ quyền lực thời Tào Phương, Tư Mã Ý một lần nữa giành lại thực quyền, giết chết Tào Sảng, Vương Lăng, trở thành kẻ còn lại sau cùng, đặt nền tảng cho sự thống nhất của Trung Hoa cuối thời Đông Hán.

Tư mã hoành là ai

Vậy điều gì giúp Tư Mã Ý làm lên điều đó?

Thứ nhất: Tư Mã Ý biết chọn đúng người hợp tác

Tư Mã Ý biết chọn đúng người khi nhìn ra được trong số con của Tào Tháo thì Tào Phi là người có khả năng kế thừa sự nghiệp của Tào Tháo cao nhất, nên tạo mối quan hệ tốt với Tào Phi. Sau khi Tào Phi trở thành Thái tử, Tư Mã Ý nghiễm nhiên trở thành thầy của Tào Phi, thành người Tào Phi hết mực tin dùng.

Thứ hai: Tư Mã Ý là bậc cao thủ ẩn thân

Mặc dù Tào Tháo sớm đã phát hiện Tư Mã Ý là người có tướng “Lang cố, chí tại thiên hạ”, nhất quyết không phải là người an phận thủ thường, chịu cảnh làm tôi tớ, nên Tào Tháo đã nhiều lần có ý muốn giết Tư Mã Ý để trừ hậu họa về sau.

Tuy nhiên Tư Mã Ý lại là bậc kỳ tài với thuật ẩn thân, biết địch biết ta, đoán được dụng ý của Tào Tháo nên Tư Mã Ý xin rút về phía sau chuyên tâm nghiên cứu học vấn, trông coi phần mộ của Tào Xung. Khi bên cạnh Tào Tháo, trong số các bậc anh tài của Tào Tháo, Tư Mã Ý luôn thể hiện là một người bình thường, mãi đến năm 209, sau khi Tào Tháo bại trận Bích Xích trở về, Tư Mã Ý mới bắt đầu dần xuất đầu lộ diện, ra tay tương trợ Tào Tháo.

Thứ ba: Lấy nhẫn chờ thời

Ngay từ đầu, Tào Tháo đã sớm nhận ra Tư Mã Ý là mầm mống đe dọa không hề nhỏ cho cơ đồ của mình. Tuy nhiên, Tư Mã Ý vẫn tài tình nhẫn nhịn mà đóng vai ‘trung thần’ của mình qua 4 đời quân vương nhà Ngụy. Khi về già, Tư Mã Ý còn được Nguỵ đế Tào Duệ trước lúc lâm chung ủy thác, gửi gắm trách nhiệm quan trọng, làm Phụ chính đại thần cho hoàng đế mới.

Tư Mã Ý âm thầm nhẫn nhịn trong suốt 50 năm chỉ để chứng minh bản thân mình là một “trung thần” trong mắt các hoàng đế nhà Ngụy, để cuối cùng tới khi hơn 70 tuổi, Tư Mã Ý mới đột ngột làm binh biến, nắm lấy toàn bộ quyền lực của nhà Ngụy. Đây gọi là “Nhất kiếm định giang sơn” mà không phải ai cũng có thể thi triển.

Tư Mã Ý chính là nhân vật dung hòa, hội tụ đầy đủ tài năng: thần cơ diệu toán của Gia Cát Lượng, hùng tài đại lược của Tào Tháo, sự đa tài đa nghệ của Chu Du, và dáng vẻ ôn hoà, ôn nhu đức độ của Lỗ Túc. Tư Mã Ý chính là bậc thầy sử dụng “thuật ẩn nhẫn” để giấu mình chờ thời, không để lộ tài năng, sơ hở cho đối thủ. Đây chính là một trong những nhân vật thành công nhất thời Tam Quốc.

Quả đúng là: ‘Tam Anh’ tranh hùng đành bỏ ngỏ; Một mình tự tại định giang sơn; Ấy bởi tài kia cao bắc đẩu hay là chữ Nhẫn định càn khôn?

Theo Minh Vũ – ĐKN

5 nhân vật khiến Tư Mã Ý 'khiếp vía': Khổng Minh chỉ xếp thứ 3, ai mới đứng thứ nhất?

Bên cạnh kỳ phùng địch thủ Gia Cát Lượng, Tư Mã Ý còn kiêng dè 4 nhân vật nổi danh khác, trong đó người đứng vị trí số 1 từng khiến ông e dè tới mức không dám thi triển tài năng.

Tư mã hoành là ai

Trong số những mưu sĩ thuộc giai đoạn cuối thời Đông Hán và thời Tam Quốc, Tư Mã Ý được xem là một nhân vật gây ra rất nhiều tranh cãi.

Có ý kiến cho rằng, vị mưu sĩ họ Tư Mã này vốn là một bậc đại trí giỏi ẩn nhẫn và có biệt tài tùy cơ ứng biến. Quan điểm khác lại nhận định, ông thực chất là một "gian hùng" có nhiều quỷ kế đa đoan.

Thế nhưng thực tế lịch sử đã chứng minh, dù cho Tư Mã Ý có mang bản chất thế nào thì ông vẫn trở thành người chiến thắng sau cùng, còn cơ nghiệp của hết thảy các nhân vật nổi danh trước đó đều trở thành bước đệm trên con đường thống nhất Tam Quốc của gia tộc Tư Mã.

Tuy nhiên cổ nhân có câu "núi cao còn có núi cao hơn", người giỏi ắt sẽ có người giỏi hơn. Mặc dù Tư Mã Ý có thể xem là kẻ chiến thắng cuối cùng, nhưng theo quan điểm của báo Phượng Hoàng (Ifeng - Trung Quốc), nhân vật này lúc sinh thời vẫn không khỏi khiếp sợ trước uy danh của 5 người dưới đây.

Vị trí thứ năm: Trương Cáp


Trương Cáp (167 – 231), thường bị viết sai thành Trương Hợp, tự Tuấn Nghệ, là tướng lĩnh nhà Ngụy thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Hoa.

Mặc dù có cơ hội bước lên vũ đài lịch sử tương đối sớm, nhưng trong giai đoạn đầu gây dựng sự nghiệp, vị tướng họ Trương này vì nhiều lần không tìm được minh chủ nên nhìn chung cũng chưa có nhiều chiến công vượt trội.

Chỉ tới khi phò tá Tào Tháo, Trương Hợp mới thực sự có cơ hội thi triển tài năng và trở thành một nhân vật được ví như truyền kỳ vào thời bấy giờ.

Chẳng những là vị tướng nổi danh trí dũng song toàn, lòng trung của Trương Cáp đối với tập đoàn Tào Ngụy có thể xem là có một không hai. Vì vậy đối với kẻ luôn mang mưu đồ bất chính như Tư Mã Ý mà nói, vị tướng họ Trương này chẳng khác nào một kình địch đáng sợ.

Vào thời điểm Gia Cát Lượng tiến hành chiến dịch Bắc phạt lần thứ tư, Tư Mã Ý đã vin vào cớ Trương Cáp tội danh không tuân theo lệnh của thượng cấp và mượn tay Thục Hán diệt trừ ông.

Cũng trong chiến dịch khốc liệt năm đó, Trương Cáp ra khỏi thành với danh nghĩa truy kích quân Thục. Hậu quả là vị tướng họ Trương ấy đã phải bỏ mạng vì trúng kế của Gia Cát Lượng.

Vị trí thứ tư: Tào Chân


Tào Chân (? – 231), biểu tự Tử Đan, là một vị tướng của tập đoàn Tào Ngụy vào thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Hoa.Ông được biết tới là một nhân vật phụng sự dưới trướng của Tào Tháo và là cha của Tào Sảng – một đại thần dưới thời Ngụy Phế Đế Tào Phương.

Về thân thế của Tào Chân, "Ngụy lược" cho rằng ông vốn mang họ Tần, nhờ có cha từng xả thân cứu Tào Tháo nên được vị quân chủ này nhận làm con nuôi và cho theo họ Tào.

Có xuất phát điểm là một thành viên trong gia tộc Tào thị, lại sở hữu tài năng xuất chúng, Tào Chân sau đó đã trở thành chỉ huy của "Hổ Báo kỵ" – đội quân tinh nhuệ sở hữu sức chiến đấu được cho là mạnh nhất nhì Tam Quốc.

Trong tập đoàn chính trị Tào Ngụy, Tào Chân từng làm tới chức Đại tư mã và sở hữu quyền lực cùng địa vị rất có sức ảnh hưởng trong triều.

Khác với hình tượng của một vị tướng "càng đánh càng thua" như trong "Tam Quốc diễn nghĩa", Tào Chân ngoài đời thực đã từng đánh lui Gia Cát Lượng và cũng nhiều lần ra mặt áp chế Tư Mã Ý.

Theo nhận định của báo Phượng Hoàng, nếu nhân vật này có thể sống lâu hơn thì có lẽ âm mưu chiếm đoạt quyền hành của Tư Mã Ý phải mất nhiều năm sau đó mới có thể thành công.

Vị trí thứ ba: Gia Cát Lượng


Gia Cát Lượng (181 – 234), biểu tự Khổng Minh, hiệu là Ngọa Long tiên sinh, là nhà chính trị, ngoại giao, nhà quân sự nổi danh của tập đoàn Thục Hán vào thời Tam Quốc.

Từng là một mưu sĩ cốt cán dưới tay Lưu Bị, sau khi vị quân chủ này qua đời, ông đã trở thành Thừa tướng nắm quyền lực "dưới một người, trên vạn người" của triều đình Thục Hán lúc bấy giờ.

Sinh thời, Gia Cát Lượng có thể xem là kỳ phùng địch thủ của Tư Mã Ý. Hai người cũng có không ít lần giao thủ với nhau khi Khổng Minh tiến hành Bắc phạt.Tuy nhiên trước những đòn quân sự đầy táo bạo của đối thủ, Tư Mã Ý nhiều lần đưa ra sách lược cố thủ và từ chối giao tranh trực tiếp.

Có ý kiến cho rằng, động thái này của Tư Mã Ý đã thể hiện rõ thái độ nể sợ của ông trước Gia Cát Khổng Minh.Tuy nhiên theo nhận định của báo Phượng Hoàng, đây thực chất là một nước cờ khôn ngoan xuất phát từ 2 nguyên nhân quan trọng dưới đây:

Nguyên nhân thứ nhất là Tư Mã Ý muốn tránh đi kết cục vì liều mạng với quân địch mà để thương vong nhân lực và tổn thất nhân tài.

Nguyên nhân thứ hai chính là thái độ "biết người biết ta" của Tư Mã Ý. Một khi không nắm chắc trong tay phần thắng, ông sẽ không dại gì mà giao chiến trực diện với Gia Cát Lượng.

Cho nên bất luận Khổng Minh có dùng chiêu khích tướng sâu cay tới mức nào, Tư Mã Ý từ đầu tới cuối vẫn luôn giữ thái độ ẩn nhẫn, thậm chí có đôi khi còn làm ra dáng vẻ chẳng màng tới danh dự.

Mặc dù được nhiều người đánh giá là đối thủ vượt mặt Tư Mã Ý về tài năng và phẩm chất, thế nhưng Gia Cát Khổng Minh vẫn "thua đau" kình địch của mình về phương diện tuổi tác khi đột ngột qua đời vào năm 234.

Vị trí thứ hai: Tào Phi


Tào Phi (187 – 226), biểu tự Tử Hoàn, là vị Hoàng đế đầu tiên của nhà Ngụy – một trong 3 nước dưới thời kỳ Tam Quốc.

Khi còn tại thế, Tào Phi mặc dù từng ra mặt cất nhắc và trọng dụng Tư Mã Ý, nhưng thực chất lại đem gia tộc Tư Mã áp chế trong lòng bàn tay.Về điểm này, không thể phủ nhận việc ông thừa kế "năng khiếu" nhìn người và dùng người từ Tào Tháo.

Cho nên trong khoảng thời gian Tào Phi tại vị, Tư Mã Ý chỉ có thể ẩn nhẫn, an phận, tuyệt nhiên không dám để lộ nửa điểm khả nghi.

Chỉ tiếc rằng vị quân chủ này lại yểu mệnh qua đời sau 6 năm cai trị ngắn ngủi. Nếu Tào Phi có thể sống lâu hơn, bản thân Tư Mã Ý và gia tộc Tư Mã có lẽ sẽ khó có ngày bước lên đỉnh cao quyền lực.

Vị trí thứ nhất: Tào Tháo


Tào Tháo (155 – 220), biểu tự Mạnh Đức, là nhà chính trị, quân sự kiệt xuất cuối thời Đông Hán trong lịch sử Trung Hoa. Ông cũng là người đặt cơ sở cho thế lực quân sự cát cứ ở miền Bắc, lập nên chính quyền Tào Ngụy thời Tam Quốc.

Mặc dù bị nhiều người xem như "gian hùng thời loạn", thế nhưng ít ai có thể phủ nhận được tài năng và đặc biệt là nghệ thuật nhìn người, dùng người đã đạt tới trình độ thượng thừa của vị quân chủ này.

Cho nên dù được biết tới là người quý trọng nhân tài, nhưng uy danh của Tào Tháo vẫn khiến không ít người phải nể sợ. Tư Mã Ý cũng nằm trong số đó.

Năm xưa Tào Tháo từng nghe danh Tư Mã Trọng Đạt và cố ý muốn mời ông lên triều làm quan.Tuy nhiên xuất phát từ tâm lý lo sợ và e ngại trước vị quyền thần đa nghi này, Tư Mã Ý đã lựa chọn giả bệnh để từ chối.

Thậm chí khi Tào Tháo phái người tới nhà vào ban đêm để kiểm tra, ông còn "nằm trong giường cả buổi đêm không dám cử động". Sau này dù chấp nhận việc tham chính, Tư Mã Ý cũng chỉ giữ vai trò hỗ trợ, cố vấn và có phần bị lu mờ trước nhiều tên tuổi mưu sĩ nổi danh của tập đoàn Tào Ngụy khi đó.

Chỉ tới khi phò trợ và ủng hộ Thế tử Tào Phi, ông mới dần gây dựng được chỗ đứng cho mình. Dù vậy, Tào Tháo từ sớm đã nhìn ra rằng Tư Mã Ý vốn chẳng phải kiểu người hiền lành an phận.

Do đó mà khi còn tại thế, ông đã từng có lần cảnh báo Tào Phi về nhân vật tâm cơ này:

"Theo ta thấy, Tư Mã Ý tuyệt đối không phải loại người cam chịu làm hạ thần, ngày sau tất sẽ can dự vào chuyện của gia tộc chúng ta, con nhất định phải đề phòng nhiều hơn".

Nếu so với một Tào Phi biết cách áp chế quyền thần hay một kỳ phùng địch thủ như Gia Cát Lượng, Tư Mã Ý có lẽ nể sợ "đại gian hùng" Tào Tháo hơn cả.

Dù cho có là một con người đầy dã tâm nhưng biết ẩn nhẫn, Tư Mã Trọng Đạt vẫn ý thức được rằng Tào Tháo không phải là một con người đơn giản, càng không phải là nhân vật dễ để bị qua mặt.

Đây chính là lý do khiến ông từng từ chối phụng sự cho vị quân chủ này và thậm chí không dám thi triển tài năng khi Tào Tháo còn tại thế.

Do đó sẽ không hề quá lời nếu nói rằng, Tào Tháo chính là người có thể khiến Tư Mã Ý chỉ mới nghe danh cũng đã đủ để sợ mất mật.Chỉ tiếc rằng cán cân của lịch sử sau này đã ngả về phe Tư Mã Ý, khiến giang sơn Tào thị cuối cùng cũng bị gia tộc Tư Mã "hớt tay trên" một cách ngoạn mục.

*Dịch từ báo nước ngoài

Theo Trần Quỳnh

Trí Thức Trẻ

Từ khóa: Gia Cát Lượng, Tam Quốc diễn nghĩa, kỳ phùng địch thủ, chiêu khích tướng, nhận được sự ủng hộ, biết người biết ta, khổng minh, tư mã ý

Cùng chuyên mục

Xem theo ngày Ngày 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 Tháng Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 Năm 2022 2021 2020 2019 2018 2017 2016 2015 2014 XEM