Tại sao có kinh mà không đau bụng

Kinh nguyệt bất thường cho thấy sức khỏe của cơ thể bạn đang gặp trục trặc. Một số dấu hiệu bất thường ở kinh nguyệt sẽ đe dọa tới khả năng mang thai của người phụ nữ.

Rối loạn kinh nguyệt hay kinh nguyệt bất thường là dấu hiệu cho thấy sức khỏe sinh sản của người phụ nữ tốt. Một chu kỳ kinh nguyệt không đều, ít hơn 24 ngày và nhiều hơn 35 ngày có thể cho thấy đó là một trong những dấu hiệu cảnh báo vô sinh liên quan đến việc rụng trứng như: rối loạn hormone ảnh hưởng đến việc trứng chín và rụng trứng, có u ở tử cung, đa nang buồng trứng, bệnh u xơ tử cung, viêm khung chậu hay có thể do tử cung bất thường. Kinh nguyệt không đều không chỉ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản mà còn tác động xấu đến sức khỏe của cơ thể.

Tại sao có kinh mà không đau bụng

Kinh nguyệt bất thường giảm khả năng mang thai ở nữ giới

Tình trạng vô kinh là hiện tượng mãn kinh khi buồng trứng đã ngừng hoạt động, dẫn đến trứng không rụng và không thể thụ thai được. Vô kinh được chia ra làm 3 loại với những nguyên nhân gây bệnh khác nhau như: không có tử cung, buồng trứng không phát triển, màng trinh bị bịt kín. Một số triệu chứng nhận biết dấu hiệu vô kinh như: tăng tiết dịch ở đầu vú, rụng tóc, nhức đầu, tầm nhìn hạn chế…

Rong kinh là tình trạng kinh nguyệt kéo dài trên 7 ngày trong mỗi chu kỳ và trở thành rong huyết nếu kéo dài lên đến hơn 15 ngày. Nhận biết rong kinh rất đơn giản, bên cạnh kinh nguyệt kéo dài còn kèm theo những dấu hiệu như: đau bụng, mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, chảy máu chân răng, chảy máu cam.

Tại sao có kinh mà không đau bụng

Kinh nguyệt kéo dài cảnh báo vô sinh ở nữ giới

Nguyên nhân gây nên tình trạng này có thể là do buồng trứng của chị em chưa phát triển hoàn toàn, rối loạn nội tiết tố, thậm chí là mắc các bệnh như: u xơ tử cung, viêm nội mạc tử cung, ung thư tử cung, ung thư âm đạo… Tình trạng này không kịp thời khắc phục sẽ đe dọa tới khả năng sinh sản của chị em phụ nữ.

Có thể bạn quan tâm

Hút thuốc lá làm tăng tỷ lệ vô sinh nam

Vô sinh- biến chứng nguy hiểm khi phá thai

Vô sinh thứ phát và những điều cần biết

Một chu kỳ kinh nguyệt bình thường chỉ kéo dài 3 – 7 ngày, nếu kéo dài hơn được coi là bất thường và tình trạng này thường xuyên xuất hiện đó có thể cảnh báo vô sinh. Mặt khác, lượng máu trong mỗi kỳ kinh ra quá nhiều hoặc quá ít cũng cho thấy chức năng sinh sản của bạn đang gặp vấn đề lớn và nên tìm gặp bác sĩ để kiểm tra ngay.

Thông thường máu kinh nguyệt loãng và có màu đỏ tươi, nhưng khi bạn nhận thấy máu kinh nguyệt có màu đen lạ, vón cục, mùi khó chịu thì rất có thể đó là triệu chứng của việc cơ thể bạn đang thay đổi nội tiết tố… Đồng thời, nếu tình trạng trên kết hợp với những triệu chứng khác như: đau vùng xương chậu, sốt nhẹ, đau bất thường… có thể bạn đang mắc phải bệnh lây nhiễm, bệnh u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung.

Ngoài ra, trong suốt chu kỳ kinh nguyệt bạn gặp phải những dấu hiệu như: đau bụng kinh dữ dội, chuột rút, chóng mặt, hoa mắt… bạn cần đến gặp bác sĩ ngay để kịp thời điều trị, tránh những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến khả năng làm mẹ của chính mình.

Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Tình trạng đau bụng kinh mà không có kinh xảy ra ở bất kì chị em ở độ tuổi nào, Đa phần hiện tượng xảy ra là do:

Triệu chứng trước khi có kinh nguyệt: Với những phụ nữ tiền mãn kinh thường xuyên gặp phải vấn đề này. Song triệu chứng lâm sàng biểu hiện ra còn phụ thuộc vào cơ địa, tuổi tác của người phụ nữ.

Tại sao có kinh mà không đau bụng
Bác sĩ tư vấn đau bụng kinh nhưng không ra kinh

Dấu hiệu mang thai: Đây là một tín hiệu báo có thai sớm dễ nhận ra khi mà bạn cảm thấy có triệu chứng của đau bụng kinh nhưng lại không có kinh. Để muốn biết kết quả chính xác bạn có thể dùng que thử thai, hoặc đến các cơ sở y tế để xét nghiệm HCG để xem kết quả.

Tắc kinh: Đối với chị em có tâm lý không ổn định, stress lâu dài gây căng thẳng lo lắng làm cho nội tiết tố và hormone trong cơ thể thay đổi đột ngột. Từ đó kinh nguyệt không được giải phóng ra ngoài khiến bạn bị đau bụng thứ phát.

Sử dụng thuốc tránh thai: Nếu bạn dùng thuốc tránh thai thường xuyên, hoặc lạm dụng thuốc tránh thai khẩn cấp khiến cho nội tiết tố trong cơ thể thay đổi liên tục tác động đến kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ.

Tại sao có kinh mà không đau bụng
1 trong các nguyên nhân là do bạn lạm dụng thuốc tránh thai

Nạo phá thai: Đây là phương pháp gây tổn hại đến sức khỏe sinh sản của phái nữ, nó tác động xấu lên tử cung, buồng trứng và làm cho chu kỳ kinh nguyệt bị thay đổi.

Người bệnh vừa phẫu thuật ở bộ phận sinh dục: Đối với những người mổ cắt bỏ tử cung hoặc buồng trứng có thể để lại biến chứng gây nên đau bụng kinh mà không có kinh.

Rèn luyện thể chất quá mức: Chơi thể thao quá mức, làm việc quá tải, thức quá khuya là những yếu tố tác động đến chu kỳ kinh nguyệt, nghiêm trọng hơn là khiến cho mất kinh sớm hơn nhiều chị em khác.

2. Làm gì khi thấy đau bụng kinh mà không có kinh?

Dưới đây là một số phương pháp giúp bạn giúp bạn tham khảo để điều trị kinh nguyệt kém đều:

Ngải cứu

Ngải cứu phơi khô, nấu nước uống. Ngải cứu không những có tác dụng bổ máu, thông khí huyết mà còn hỗ trợ điều trị kinh nguyệt không đều rất hiệu quả.

Tại sao có kinh mà không đau bụng
Ngải cứu chữa đau bụng kinh mà không ra kinh

Gừng

Gừng có vị cay, nóng kích thích lưu thông máu, điều hòa kinh nguyệt. Ngoài ra trong trường hợp bạn đau bụng kinh thì có thể uống trà gừng để giảm đau hiệu quả và nhanh chóng.

Uống nhiều nước lọc

Nếu như đau bụng kinh mà không có kinh thì không nên sử dụng thuốc giảm đau thay vào đó có thể uống nước lọc nhiều hơn bình thường. Bởi nước tăng cường thải lọc ra ngoài khiến cho kinh nguyệt trở nên đều đặn hơn.

Có chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hợp lý

  • Bạn không nên thức khuya, dậy muộn, sinh hoạt sai với đồng hồ sinh học sẽ khiến cho rối loạn kinh nguyệt.
  • Không ăn nhiều các thực phẩm cay nóng, nhiều chất đạm, thực phẩm nhiều dầu mỡ, hạn chế các đồ uống có ga, có chứa các chất kích thích
  • Trong trường hợp bạn đau bụng kinh mà không có kinh kèm theo các dấu hiệu triệu chứng bất thường như viêm nhiễm phụ khoa hay tắc kinh nên đến bệnh viện hoặc phòng khám uy tín để khám và chữa trị.

Hi vọng rằng chị em đã có ít nhiều thông tin về đau bụng kinh mà không có kinh để sớm khắc phục tình trạng này. Chúc bạn luôn vui vẻ và khỏe mạnh!

Thanh Hiền

Bình thường khi tới kỳ kinh nguyệt, chị em thường có dấu hiệu nhận biết rõ ràng nhất là ra máu. Tuy nhiên ở một số trường hợp tới tháng đau bụng nhưng không có kinh hay đau bụng kinh nhưng không ra máu. Vậy tại sao đau bụng kinh mà không ra máu? Hãy cùng Omi tìm hiểu nguyên nhân nhé!

1. Đau bụng kinh không ra máu là hiện tượng gì?

Đau bụng kinh là một trạng thái thường thấy ở chị em khi đến kỳ kinh, nhưng nếu đau bụng kinh mà không ra máu thì bị đau bụng kinh nhưng không ra máu thì có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Vì vậy chị em cần phải quan sát kỹ các thay đổi của cơ thể để xin tư vấn của bác sĩ. Một số những trường hợp đau bụng kinh nhưng kinh nguyệt không ra được là báo hiệu của các nguyên nhân sau:

1.1. Mang thai

Hiện tượng đến ngày đèn đỏ nhưng không ra máu, tới tháng đau bụng nhưng không có kinh kinh nguyệt không ra được… thì có nhiều khả năng bạn đang bị đau bụng kinh thứ phát, tức là bắt đầu giai đoạn đầu của thai kỳ. Kèm theo đó còn có các triệu chứng cũng tương tự như thời kỳ kinh nguyệt như căng tức vùng ngực, đầy hơi, chướng bụng, buồn nôn, chóng mặt, hoa mắt, chỉ có điều là không có máu kinh. Điều này là do quá trình tạo sữa, các kích thích tiết tố nhau thai mới hình thành, giữ không cho niêm mạc tử cung tách rời, phân rã dẫn đến đau bụng. 

Đau bụng kinh nhưng ra ít máu cũng có thể bắt nguồn từ nguyên nhân này, vì khi mang thai âm đạo cũng hay ra máu nhưng màu nâu sậm hơn so với bình thường. 

Tại sao có kinh mà không đau bụng
Đau bụng kinh không ra máu có thể là bạn đã mang thai (Ảnh: Internet)

1.2. Cân nặng thay đổi

Nhiều chị em thắc mắc tại sao đau bụng kinh mà không ra máu hay đau bụng kinh nhưng không ra máu có phải hiện tượng gì nguy hiểm không? Trên thực tế khi cân nặng của bạn thay đổi đột ngột, bạn cũng dễ bị đau bụng kỳ kinh nhưng không ra máu. Bởi khi tăng cân, chất béo tích tụ quá nhiều khiến hormone trong cơ thể bị mất cân bằng không thể hoạt động đúng các quá trình như bình thường. Ngược lại khi giảm cân đột ngột sẽ khiến cơ thể bị căng thẳng, mất cân bằng hormone và gây ra tình trạng đau bụng kinh nhưng kinh nguyệt không ra được.

1.3. Căng thẳng, thay đổi sinh hoạt

Khi bạn gặp áp lực, căng thẳng hoặc thay đổi chế độ, thói quen sinh hoạt hằng ngày cũng sẽ tác động đến não bộ - vùng cơ quan kích thích hoạt động sản xuất hormone của tuyến yên, khiến cơ thể  bị rối loạn nội tiết tố dẫn đến kinh nguyệt không ra được.

1.4. Tác dụng phụ của thuốc 

Bạn hãy thử nhớ lại trong thời gian vừa qua có sử dụng thuốc kháng sinh điều trị bệnh gì hay cảm cúm, sốt, ho gì không. Vì có nhiều loại kháng sinh gây ra tác dụng phụ như làm rối loạn nội tiết trong cơ thể và thay đổi chu kỳ kinh nguyệt, thậm chí nếu uống nhiều thuốc kháng sinh có thể làm kinh nguyệt không ra được.

1.5. Tiền mãn kinh

Khoảng giai đoạn từ 45-50 tuổi cũng có thể gây ra hiện tượng tới tháng đau bụng nhưng không có kinh. Thời điểm này, chức năng sinh sản ở nữ giới suy giảm dần, hoạt động của buồng trứng cũng không còn tốt như trước, vì thế ban đầu là kinh nguyệt không đều, vẫn đau bụng nhưng không ra máu, kinh nguyệt không ra được hoặc đau bụng kinh nhưng ra ít máu. 

1.6. Phá thai, sảy thai nhiều lần

Nạo phá thai, sảy thai nhiều lần cũng là nguyên nhân khiến chị em bị mất kinh khi tới ngày đèn đỏ. Khi mới phá thai hoặc chỉ sảy thai một lần thì triệu chứng đau bụng kinh không ra máu chỉ là thời gian đầu, tuy nhiên lặp đi lặp lại nhiều lần thì bạn cần đi khám để biết rõ về tình trạng sức khỏe sinh sản. 

Trong trường hợp trễ kinh đau bụng dưới âm ỉ cũng do các nguyên nhân trên. Tuy nhiên nếu bạn đã bị trễ kinh 10 ngày kèm theo tình trạng đau bụng lâm râm bạn nên đến cơ sở y tế uy tín, để được thăm khám và điều trị bệnh kịp thời.

2. Đau bụng kinh nhưng không ra máu thì nên làm gì?

Bên cạnh việc tìm hiểu tại sao đau bụng kinh mà không ra máu, chị em cũng nên biết cách khắc phục để đảm bảo an toàn cho bản thân. 

Khi nghi ngờ mình mang thai, hãy dùng que thử thai để xác nhận và gặp các bác sĩ chuyên khoa để kiểm tra kịp thời, cùng với đó là đưa ra chế độ chăm sóc đảm bảo cho bản thân và thai nhi.

Đối với các nguyên nhân khác, nếu bạn bị đau bụng kinh nhưng không ra máu có thể sẽ gây ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe sinh sản, nguy hiểm thì có thể dẫn đến vô sinh hoặc một số chứng bệnh phụ khoa. Việc chị em cần làm là thăm khám cở các cơ sở y tế nhằm tìm ra phương pháp điều trị, kiểm soát bệnh tình hợp lý.

Tại sao có kinh mà không đau bụng
Bạn cần đi khám ngay nếu thầy các hiện tượng bất thường (Ảnh: Internet)

Bên cạnh đó, hãy chú ý đến sinh hoạt hằng ngày, chế độ dinh dưỡng nạp vào cơ thể cần phù hợp. Đồng thời kết hợp với vận động thể thao duy trì sức khỏe. 

Để đảm bảo duy trì nội tiết tố nữ ổn định, bạn có thể sử dụng các loại thực phẩm chức năng cân bằng nội tiết tố, giảm các cảm giác khó chịu trong ngày kinh như Blackmores Evening Primrose oil.

3. Tới tháng nhưng không đau bụng

Hầu hết các chị em đều bị đau bụng khi đến kỳ kinh, nhưng cũng có trường hợp tới tháng đau bụng nhưng không có kinh như đã nói ở trên hoặc tới tháng nhưng không đau bụng. 

Việc tới ngày kinh mà không đau bụng là hết sức bình thường vì do tùy từng cơ địa cũng như thể trạng mà cơn đau rõ rệt hoặc âm ỉ khó nhận ra. Một số người chỉ đau bụng thoáng qua nên cũng không nhận biết mình đã đến ngày hay chưa, cũng có người chỉ đau lưng, tức ngực chứ không đau bụng. 

Với trường hợp tới tháng nhưng không đau bụng khác hoàn toàn với đau bụng kinh nhưng không ra máu bạn nhé. Bạn có thể yên tâm rằng việc này không ảnh hưởng gì đến cơ thể cũng như nội tiết tố của bạn. 

Tại sao có kinh mà không đau bụng
Có nhiều trường hợp đền kỳ kinh nhưng không bị đau bụng (Ảnh: Internet)

Trong những ngày đầu tiên của kỳ kinh, prostaglandins tăng lên rất cao, chị em sẽ bị đau bụng kinh nhiều nhưng những ngày sau, niêm mạc tử cung bị bong ra, kéo theo prostaglandins giảm xuống nên bạn cũng có thể không còn đau nữa. Hiện cũng chưa có bất kỳ chứng minh nào cho thấy không đau bụng khi tới tháng là nguy hiểm. Vì liên quan đến việc tích tụ prostaglandin làm cho các cơn co thắt của tử cung mạnh nhẹ tùy thời điểm và tùy người. 

Bài viết đã lý giải những thắc mắc thường thấy ở chị em là tại sao đau bụng kinh mà không ra máu, tới tháng đau bụng nhưng không có kinh, đau bụng kinh nhưng không ra máu… Bạn nên theo dõi từng biểu hiện để thăm khám kịp thời nhé!