Tại sao chủ nghĩa tư bản phương Tây đẩy mạnh xâm lược các nước Đông Nam á

Full PDF PackageDownload Full PDF Package

This Paper

A short summary of this paper

37 Full PDFs related to this paper

Download

PDF Pack

Bắp

Vì trong thời kì cách mạng công nghiệp, kinh tế chủ nghĩa tư bản phát triển nhanh chóng làm cho nguyên liệu và thị trường tăng nhanh, do đó các nước tư bản phương Tây đẩy mạnh xâm lược thuộc địa.

[Nguồn: trang 27 sgk Lịch Sử 8:]

Trả lời hay

6 Trả lời · 09:27 22/07

  • Thiên Bình

    Trong thời kì cách mạng công nghiệp, nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh đã làm tăng nhu cầu tranh giành về thị trường tiêu thụ, nguyên vật liệu, nhân công lao động rẻ,... vì vậy, các nước tư bản chủ nghĩa đã đẩy mạnh việc xâm chiếm thuộc địa.

    Trả lời hay

    5 Trả lời · 09:27 22/07
  • Khang Anh

    Các nước tư bản phương Tây đẩy mạnh xâm chiếm thuộc địa là bởi vì: trong thời kì cách mạng công nghiệp, kinh tế chủ nghĩa tư bản phát triển nhanh chóng làm cho nguyên liệu và thị trường tăng nhanh, do đó các nước tư bản phương Tây đẩy mạnh xâm lược thuộc địa.

    0 Trả lời · 09:28 22/07
  • Vì sao khu vực Đông Nam Á trở thành đối tượng xâm lược của các nước tư bản phương Tây?

    Vì sao khu vực Đông Nam Á trở thành đối tượng xâm lược của các nước tư bản phương Tây?

    Hướng dẫn giải:

    Khu vực Đông Nam Á trở thành đối tượng xâm lược của các nước tư bản phương Tây vì:

    Các quốc gia Đông Nam Á có vị trí địa lí quan trọng, giàu tài nguyên nên sớm trở thành đối tượng xâm lược của các nước tư bản phương Tây.Đông Nam Á là một khu vực khá rộng, bao gồm nhiều nước trên lục địa và hải đảo. diện tích khoảng 4,5 triệu km2, ngày nay có số dân hơn 500 triệu người ; các dân tộc có nền văn hóa truyền thống rực rỡ. Đông Nam Á nằm trên đường hàng hải từ Tây sang Đông, nối liền Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương. Đây là khu vực giàu tài nguyên : lúa gạo, cây hương liệu, động vật, khoáng sản..., có nguồn nhân công rẻ và thị trường tiêu thụ lớn.

    Nhân khi chế độ phong kiến ở các nước Đông Nam Á đang suy yếu, vào nửa sau thế kỉ XIX. các nước tư bản phương Tây đã đẩy mạnh các cuộc chiến tranh xâm chiếm thuộc địa.

    Bài 11:CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á CUỐI THẾ KỈ XIX- ĐẦU THẾ KỈ XX

    Câu 1: Các nước tư bản phương Tây đẩy mạnh xâm lược các nước Đông Nam Á vào khoảng thời gian là

     

    A. đầu thế kỉ XVIII.                                               

    B. nửa sau thế kỉ XVIII.                                            

    C. đầu thế kỉ XIX.

    D . nửa sau thế kỉ XIX.                                           

     

    Câu 2: Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia là đối tượng xâm lược của nước thực dân

           A. Anh                               B. Pháp                      C. Mĩ                   D. Hà Lan            

    Câu 3: Cuối thế kỉ XIX –đầu thế kỉ XX, các nước Đông Nam Á bị các nước phương Tây đô hộ là

    A .Xiêm, Mã Lai, Miến Điện, Việt Nam, Lào , Cam-pu-chia.

    B . Mã Lai, Miến Điện, Việt Nam, Lào , Cam-pu-chia, Xin-ga-po.

    C. Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, In-đô-nê-xi-a, Phi-lip-pin, Xin-ga-po.

    D . Mã Lai, Miến Điện, Việt Nam, Lào , Cam-pu-chia, In-đô-nê-xi-a, Phi-líp-pin.

    Câu 4: Ý nào sau đây không phải là nguyên nhân các nước tư bản phương Tây  tiến hành xâm lược Đông Nam Á?

    A. Đông Nam Á là khu vực có vị trí địa lí quan trọng.

    B. Có nguồn tài nguyên dồi dào.

    C. Có dân số đông nhất thế giới.

    D. Chế độ phong kiến lâm vào khủng hoảng,suy yếu.

    Câu 5: Các nước Đông Nam Á vào nửa sau thế kỉ XIX, có một hiện tượng chung là

     

    A . có cải cách theo hướng tư bản chủ nghĩa.

    B . bị các nước phương Tây xâm lược.

    C . chế độ phong kiến phát triển đến đỉnh cao.

    D . chế độ phong kiến suy tàn.

     

    Câu 6: Vào cuối thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XX quốc gia nào ở Đông Nam Á thoát khỏi tình trạng là nước thuộc địa?

     

    A. Lào

    B. Cam-pu-chia

    C. Xiêm

    D. Miến Điện

     

    Câu 7: Đâu là cơ hội cho các nước tư bản phương Tây đẩy mạnh xâm lược các nước Đông Nam Á?

    A. Đông Nam Á có nguồn tài nguyên dồi dào.

    B. Đông Nam Á là khu vực có vị trí địa lí quan trọng.

    C. Có nền văn hóa truyền thống rực rỡ.

    D. Chế độ phong kiến đang suy yếu.

    Câu 8: Nét nổi bật nhất trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân các nước Đông Nam Á là

    A. triều đình luôn sát cánh cùng nhân dân chống giặc.

    B. nhân dân kiên quyết đấu tranh bảo vệ Tổ quốc.

    C. các cuộc kháng chiến đều thất bại.

    D. nhân dân chiến đấu mạnh mẽ dưới sự lãnh đạo  của triều đình phong kiến.

    Câu 9: Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các nước tư bản phương Tây tiến hành xâm lược các nước Đông Nam Á là

     

    A . nhu cầu về thị trường, thuộc địa.

    B . sự suy yếu của chế độ phong kiến.

    C. có vị trí chiến lược quan trọng.

    C . là khu vực giàu tài nguyên.

     

    Câu10: Đến giữa thế kỉ XIX, các nước tư bản phương Tây đẩy mạnh xâm lược các nước Đông Nam Á nhằm mục đích

    A . mở rộng lãnh thổ.

    B . khai hóa “ văn minh” cho các nước.

    C . thỏa mãn nhu cầu thống trị thế giới của giai cấp tư sản.

    D . tranh giành thị trường, nguồn tài nguyên, nhân lực.

    Bài 12: NHẬT BẢN GIỮA THẾ KỈ XIX-ĐẦU THẾ KỈ XX

     

    Câu 1: Đế quốc đầu tiên ra sức tìm cách xâm nhập vào Nhật Bản là

     

    A. Anh

    B. Pháp

    C. Mĩ

    D. Nga

     

    Câu 2: Đế quốc Nhật Bản có đặc điểm là

    A.chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi.

    B. chủ nghĩa đế quốc quân phiệt, hiếu chiến.

    C. chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt.

    D. chủ nghĩa đế quốc thực dân.

    Câu 3: Ý nào sau đây không phải là kết quả của cuộc Duy tân Minh Trị?

    A. Nhật Bản trở thành cường quốc công nghiệp số một thế giới.

    B. Nhật Bản trở thành nước tư bản công nghiệp.

    C. thoát khỏi nguy cơ bị xâm lược.

    D. kinh tế Nhật Bản phát triển mạnh.

    Câu 4: Vì sao từ cuối thế kỉ XIX, kinh tế Nhật Bản phát triển mạnh?

    A. Thực hiện cuộc Duy tân Minh Trị.

    B. Đẩy mạnh chính sách xâm lược các nước Đông Nam Á.

    C.Kí nhiều hiệp ước thông thương với nước ngoài.

    D. Nhờ số tiền bồi thường và của cải cướp được từ Triều Tiên và Trung Quốc.

    Câu 5: Lý do cơ bản khiến Nhật Bản không bị mất nước là

     

    A. phát triển chế độ phong kiến.

    B. canh tân đất nước.

    C. kháng chiến thắng lợi.

    D. thỏa hiệp với các nước tư bản phương Tây.

     

    Câu 6: Tính chất của cuộc Duy tân Minh Trị là

     

    A. cách mạng tư sản.

    B. cách mạng dân chủ tư sản.                 

    C. cách mạng vô sản.                  

    D. cách mạng tư sản dân quyền.

     

    Câu 7: Ý nào sau đây không phải là sự kiện chứng tỏ vào cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX, Nhật Bản trở thành nước đế quốc ?

    A. Nhiều công ty độc quyền ra đời.

    B. Mở rộng thuộc địa.

    C. Phát triển chế độ phong kiến.

    D.Thi hành chính sách xâm lược hiếu chiến.      

    Câu 8: Sau cải cách Duy tân Minh Trị, nước Nhật ở giai đoạn phát triển nào?

    A. Chế độ phong kiến.

    B. Chế độ cộng hòa.

    C. Thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa.

    D. Phát triển thành một nước tư bản công nghiệp.

                               NGƯỜI ĐẦU TIÊN GIẢI ĐC ĐÁP ÁN ĐÚNG NHẤT ĐC TẶNG 300 XU ^^