Tại sao lại thức khuya

Trên thế giới, đặc biệt là ở nhóm những người trẻ tuổi, việc thức khuya đang ngày càng trở nên phổ biến, thậm chí còn được coi là chuyện bình thường. Các lý do khiến cho mọi người thức khuya thì ngày một nhiều lên: vì công việc, vì học tập, thức khuya để xem film, chơi điện tử, để tham gia trò chuyện trên các mạng xã hội…v.v.

Đa số mọi người đều nhận ra thức khuya là có hại cho sức khỏe, nhưng cụ thể thì tác hại của việc thức khuya thường xuyên là gì? Sau đây là những lý do vì sao các bạn không nên thức khuya:

Thời gian ngủ là thời gian để bộ não nghỉ ngơi và ghi nhớ lại những hoạt động đã diễn ra trong ngày hôm đó. Khi bạn thức khuya, bạn đang tăng lượng thông tin cần ghi nhớ trong khi giảm thời gian nghỉ ngơi của bộ não.

Tỉ lệ suy giảm trí nhớ ở người có thói quen thức khuya chính vì thế mà cao gấp 5 lần so với người bình thường. Thế nên hãy nhớ đảm bảo cho não bộ của bạn được nghỉ ngơi đủ 8 tiếng mỗi ngày.

Tại sao lại thức khuya

Thức khuya thường xuyên gây suy giảm trí nhớ

Trong lúc ngủ, đặc biệt là khung giờ từ 12h đêm đến 4 giờ sáng là lúc cơ thể tiết ra những hóc-môn cần thiết cho việc duy trì khả năng miễn dịch của cơ thể.

Việc thức khuya thường xuyên sẽ khiến cho những hóc-môn trên bị thiếu hoặc bị ngắt hẳn nếu như bạn thức đến tận sáng. Vì vậy những người thức khuya thường xuyên sẽ dễ bị mắc các bệnh như cảm cúm, dị ứng hơn người được ngủ đầy đủ.

Các tế bào niêm mạc dạ dày tự tái tạo và hồi phục vào ban đêm trong khi ngủ. Việc thức khuya khiến cho các tế bào này không được nghỉ ngơi dẫn đến suy yếu.

Hơn thế nữa, thức khuya khiến cho dịch dạ dày tiết ra nhiều, ăn mòn dạ dày dẫn đến viêm loét nếu tình trạng này kéo dài.

Ban đêm là lúc các tế bào da được tái tạo nhanh hơn sơ với ban ngày. Việc thức khuya sẽ khiến cho hoạt động điều tiết các tế bào da bị thất thường, ảnh hưởng đến chức năng của biểu bì.

Điều này khiến cho da bị lão hóa sớm , xỉn màu, xuất hiện nếp nhăn, v.v….

Để giữ cho làn da trẻ đẹp, các bạn (đặc biệt là các chị em phụ nữ) nên tạo thói quen ngủ sớm và ngủ đầy đủ.

Tại sao lại thức khuya

Da nhăn nheo, nhanh chóng bị lão hóa do thức khuya

Tương tự như các bộ phận trên, ban đêm là thời điểm đôi mắt được nghỉ ngơi và điều tiết sau 1 ngày hoạt động liên tục. Việc thức khuya không những cắt đi thời gian nghỉ ngơi của mắt mà còn ép đôi mắt phải làm việc trong môi trường thiếu ánh sáng tự nhiên.

Thức đêm thường xuyên sẽ dễ dẫn đến suy giảm thị lực, dễ mắc các bệnh đau mắt, nhức mỏi mắt, thâm quầng mắt, cận thị, loạn thị, v.v…

Vì vậy, dù cho cuộc sống có bận rộn hay nhu cầu giải trí chưa được thỏa mãn, các bạn hãy nhớ ngủ đúng giờ và ngủ đủ giấc để tránh những tác hại của việc thức khuya đã nói ở trên nhé!

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Thực tế, những người hay thức khuya chính là nhóm bạn bè tuyệt vời trong nhất trong cuộc sống. Lifehack đã liệt kê ra 7 lý do để giải thích “hiện tượng” kì lạ đó.

Tại sao lại thức khuya
8 kẻ thù thầm lặng của giấc ngủ

Ai cũng biết uống cà phê trước khi nghỉ ngơi là quyết định sai lầm. Tuy nhiên, còn nhiều loại thực phẩm cũng như thói quen tai hại khác đã và đang âm thầm phá hoại giấc ngủ hàng đêm của nhiều bạn trẻ.

Quý trọng thời gian

Hẹn hò vào lúc 6 giờ 30 phút sáng với người có thói quen thức khuya tất nhiên sẽ vô cùng khó khăn. Nhịp sống của họ diễn ra khá chậm rãi nhưng vẫn tràn đầy ý nghĩa.

Họ là những người bạn quý giá vì luôn dành thời gian bên cạnh, lắng nghe bạn bè tâm sự, hơn nữa cũng chẳng phiền lòng khi bị “leo cây”.

Mãi tươi trẻ

Thói quen cho phép bản thân dậy muộn giúp chúng ta không bị cuốn vào quá nhiều cuộc cạnh tranh phiền não, từ đó tạo ảnh hưởng rất tích cực đến dáng vẻ tươi trẻ, khả năng chống lão hóa sớm.

Tại sao lại thức khuya

Ngủ muộn giúp bạn tươi trẻ lâu hơn - 

Ảnh: Shutterstock

Chúng ta cần những người thân như thế để giúp kiểm soát, cân bằng cuộc sống. Hơn nữa, bạn đã bao giờ thấy họ có nếp nhăn hoặc sợi tóc bạc nào hay chưa?

Trân trọng bản thân

Người hay ngủ muộn rất quý trọng khoảng không riêng tư, thường dành nhiều thời gian khám phá những điều sâu thẳm trong trí tưởng tượng. Tuyệt vời hơn, họ hoàn toàn đủ khả năng độc lập hoàn thành mọi công việc.

Tình bạn đẹp không đồng nghĩa rằng đi đâu cũng phải có nhau. Tâm thế đó giúp chúng ta thoải mái, độc lập hơn.

Hành xử tốt

Tại sao lại thức khuya

Người ngủ muộn thường biết lựa chọn cách cư xử sao cho hợp lý - 

Ảnh: Shutterstock

Người thức khuya thường có nhiều suy tư, trăn trở. Do đó, họ không quá bốc đồng khi phải đưa ra quyết định quan trọng.

Thay vì đổ lỗi, họ thường tự chịu trách nhiệm cho những thiếu sót của mình.

Luôn bình tĩnh

Ai cũng muốn có được một người bạn sở hữu tinh thần “thép”, luôn bình tĩnh trong mọi tình huống. Chỉ cần vài phút ngắn ngủi bên họ, chúng ta cũng sẽ cảm nhận được nguồn năng lượng đó và cảm thấy an toàn hơn.

Bản chất trầm tĩnh cũng khiến họ trở thành người sở hữu kỹ năng lắng nghe tuyệt vời, có xu hướng yên lặng cảm nhận tâm tư của mọi người hơn là đưa ra lời khuyên vội vàng, sau đó mới lần lượt giúp hóa giải những gút mắc trong cuộc sống.

Tại sao lại thức khuya
8 bước chuẩn bị cho ngày mới chất lượng

Phát triển các thói quen tốt để chuẩn bị sẵn sàng cho một ngày mới sẽ giúp bạn đạt hiệu quả cao nhất trong công việc, từ đó thay đổi và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Thông minh

Quy chụp người ngủ nhiều lười biếng là không chính xác. Thực tế, họ lao động rất hiệu quả vì luôn tràn đầy năng lượng sau khi đã chợp mắt đủ giấc, biết cách tổ chức công việc theo tiêu chí thật thông minh chứ không phụ thuộc vào sự chăm chỉ.

Vô lo

Người ngủ qua 7 giờ 30 phút sáng thường không quan tâm mọi người nghĩ gì về bản thân. Thay vì lo ngại bởi định kiến, họ thích tự do làm điều mình muốn hơn.

Chúng ta cần học “cách thức khuya” để giúp bản thân trở nên điềm tĩnh, biết cách cân bằng cuộc sống.

Tin liên quan

Đôi Lời Từ Ban Biên Tập Compassion.vn

Bạn có thói quen thức khuya dù bản thân biết rằng đi ngủ muộn sẽ bào mòn sức khỏe? Hầu như chúng ta ai cũng làm vậy suốt từ ngày này qua tháng kia. Tại sao lại như thế? Thật oái oăm thay! Được ngủ ngon và thức dậy tràn đầy năng lượng là một điều hạnh phúc, khỏe mạnh cả thân thể và tinh thần. Hiểu thấu bản chất vấn đề tại sao chúng ta thức khuya sẽ giúp chúng ta có động lực nội tại điều chỉnh nhịp độ cuộc sống của bản thân lành mạnh hơn. Hãy cùng Compassion tìm hiểu lý do sâu xa của việc chúng ta duy trì thói quen thức khuya qua bài viết sau nhé.

------------------------------

Có một mô-típ diễn ra như thế này: đã tối muộn, và chúng ta cần phải thức dậy vào buổi sáng hôm sau, nhưng thay vì đi ngủ, chúng ta lại thức đến tận khuya. Vào ngày hôm sau, dĩ nhiên, chúng ta cảm thấy uể oải và mệt mỏi và chúng ta tự hứa với mình sẽ đi ngủ sớm. Và rồi chuyện cứ lặp lại: trời thật sự đã giữa khuya và chúng ta phải bắt đầu một ngày mới như bình thường vào sáng hôm sau nhưng chúng ta không chịu đi ngủ. Không phải chúng ta lúc nào cũng giàu năng lượng, thật sự thì rất mệt, nhưng chúng ta cưỡng lại việc đi ngủ. Và ngày hôm sau cũng tương tự: chúng ta kiệt sức nhưng sẽ không đi ngủ cho đến khi thật muộn. Và rồi nó cứ diễn ra như thế.

Đôi khi trong cái vòng luẩn quẩn ấy chúng ta có cảm thấy chút thất vọng: chúng ta tự gọi mình là kẻ ngốc hoặc tệ hại: rõ ràng chúng ta cần đi ngủ sớm, nhưng chúng ta lại quá ngu ngốc, bướng bỉnh và tự hủy hoại bản thân vì thức khuya như vậy. Và trước sự kiệt sức của mình, chúng ta thêm gánh nặng của sự ghê tởm bản thân. Nhưng sự tức giận của chúng ta đối với hành vi của chính mình không khiến chúng ta thay đổi thói quen của mình. Nếu người thân yêu phàn nàn về giờ ngủ muộn của chúng ta, chúng ta coi đó là sự cằn nhằn lo lắng thái quá - và điều đó càng khó chịu hơn vì chúng ta biết họ nói đúng.

Đó là một trong những đặc điểm kỳ lạ nhất của con người: ý thức hoàn toàn rõ ràng rằng cách chúng ta hành xử là sai trái và phản tác dụng thì cũng không thể khiến chúng ta dừng lại hành động đó. Chỉ trích gay gắt là chiến thuật cực kỳ cố gắng của con người để khiến mọi người thay đổi - cũng như tự lên án là chiến lược bản năng của chúng ta để tự cải thiện - nhưng nó không thực sự hiệu quả. Nó gây ra sự hoảng sợ, xấu hổ và tuyệt vọng nhưng không mang lại sự thay đổi mong muốn.

Cách tiếp cận nhẹ nhàng hơn và hiệu quả hơn là hãy bắt đầu bằng sự tò mò: đó là nghiêm túc xem xét khía cạnh khó chấp nhận của hành vi và hỏi nó muốn gì và tìm kiếm điều gì. Có vẻ như rất khó chịu và gần như vô trách nhiệm khi đặt câu hỏi quan trọng: thức khuya có gì hay? Tại sao, một cách tích cực, chúng ta đang làm điều đó? (Chúng ta né tránh điều này vì có vẻ như thật tệ khi cho rằng có thể có bất kỳ điều gì thú vị hoặc tốt về một hành động rõ ràng đang làm xáo trộn cuộc sống của chúng ta.). Vậy chúng ta có thể cố gắng đạt được gì bằng cách thức khuya?

Trong nhiều năm, trải qua thời thơ ấu, ban đêm dường như vô cùng thú vị. Đó là khu vực bí mật, bí ẩn khi từ căn phòng tối của chúng ta, chúng ta có thể nghe thấy những người lớn cười xung quanh bàn tiệc tối, nói về những điều mà chúng ta không nên biết, và có lẽ, mùi hương ngọt ngào của khói xì gà. Nếu chúng ta được phép thức khuya thì đó là một dịp rất đặc biệt: bữa tiệc năm mới tại nhà ông bà, khi những người chú râu ria với thân hình to lớn sẽ đút cho chúng ta những viên sôcôla và chúng ta kéo nhau vào phòng ngủ với những người anh em họ để xem một bộ phim dài; hoặc đã có lần ly kỳ chúng ta phải đáp một chuyến bay đêm muộn khi bắt đầu một kỳ nghỉ ở nước ngoài và thế giới dường như rộng lớn và đầy phiêu lưu.

Sau này, ở tuổi thiếu niên và khi chúng ta còn là sinh viên, bóng đêm trở nên quyến rũ. Đó là, khi các nhà thơ tìm thấy nguồn cảm hứng của họ, khi các bữa tiệc trở nên hoang dã, khi những người bạn của chúng ta trở nên ngông cuồng nhất trong kế hoạch cải tạo thế giới và khi chúng ta cuối cùng hôn mối tình đầu của mình.

.

Và mặc dù những liên tưởng đáng yêu như vậy có thể không xuất hiện trong tâm trí chúng ta, chúng ta vẫn tiếp tục có một ý nghĩ ngầm định trong thâm tâm, nhưng cực kỳ quan trọng rằng đi ngủ sớm là bỏ lỡ những niềm vui tồn tại. Các hoạt động vào đêm khuya của chúng ta có thể hoàn toàn là phóng đãng nhưng chỉ cần thức cho đến sáng sớm, chúng ta đang hòa nhập vào cuộc sống lý tưởng của người trưởng thành. Và cứ thế, đêm này qua đêm khác, chiếc giường vẫn ở đó, lặng lẽ đợi chúng ta kéo lại tấm ga trải giường, tắt đèn, nằm xuống và nhắm mắt, nhưng đã nửa đêm hoặc 2 giờ sáng mà chúng ta vẫn thức.

Chúng ta có thể nhìn vào bản thân với con mắt dịu dàng và chính đáng hơn. Chúng ta không phải là những kẻ ngốc vì chúng ta thức đêm; chúng ta đang tìm kiếm thứ gì đó quan trọng; vấn đề không phải là những gì chúng ta đang tìm kiếm mà là thực tế là chúng ta không thể tìm thấy nó theo cách này. Những cảm giác hồi hộp đã gieo vào ký ức của chúng ta chỉ tình cờ liên quan đến việc thức khuya. Bản chất tội lỗi, cảm giác khám phá và phiêu lưu, cảm giác khám phá những ý tưởng lớn và trải nghiệm cảm xúc thân mật không có mối liên hệ nội tại nào với những giờ phút tăm tối. Sự gắn bó sâu sắc hơn với bạn bè hoặc người yêu, sự nỗ lực phấn đấu giải quyết một ý tưởng phức tạp, và cả sự quyết tâm mà chúng ta mong cầu được cảm nhận khi thức khuya nhằm giúp ta xem xét một lĩnh vực tiềm năng đã bị bỏ quên của chúng ta: cảm nhận những khoảnh khắc hạnh phúc tột cùng không phải là “ma thuật” của đêm khuya; chúng là nhiệm vụ hằng ngày của chính chúng ta - đòi hỏi chúng ta phải hoàn thành công việc thích hợp, tâm trí sẵn sàng và được nghỉ ngơi thư giãn tốt.

Cuối cùng, chúng ta sẽ có thể để bản thân đi ngủ sớm hơn và có được giấc ngủ chúng ta cần mà không phải đợi đến khi sự bực bội dồn ép bản thân đạt đến đỉnh điểm không thể chịu đựng được nữa, để rồi chúng ta từ bỏ việc tìm kiếm hạnh phúc trưởng thành trong vô vọng và cuối cùng phục tùng sự tầm thường của việc đi ngủ sớm. Nhưng khi chúng ta định vị lại những khao khát của mình và tìm kiếm những thú vui của mình ở nơi chúng có thể được tìm thấy một cách thực tế hơn: trong những thời khắc tươi sáng, tràn đầy năng lượng của ngày mới.

Sẽ đến lúc nào đó trong đời chúng ta sẽ chạm tới ngưỡng khủng hoảng bản sắc cá nhân. Bạn sẽ đứng trước câu hỏi lớn của cuộc đời:

  • Bây giờ tôi có phải là tôi không?

  • Nếu tôi không phải là tôi thì tôi là ai?

Nếu có lúc nào đó bạn thấy mình KHÔNG-LÀ-AI-CẢ thì hãy nhìn vào những dấu vân tay trên đôi bàn tay mình, và cả những đường chỉ tay trong lòng bàn tay. Nơi đây đã ghi dấu ấn rành rành, không thể chối cãi về bản sắc riêng biệt của bạn mà không bất cứ ai trên đời này sở hữu giống y chang bạn. Hãy tự tin giơ tay khẳng định “Tôi là chính tôi!”

Hãy đến cùng Compassion làm nên dấu ấn của riêng mình trong chương trình “Becoming Me - Hành Trình Trở Thành Chính Mình“

Khuyến cáo về bài đăng: Các bài đăng trên Compassion.vn được thực hiện bằng cách sử dụng nguồn lực cộng đồng (được dịch lại từ các nguồn khác nhau hoặc do chuyên gia cộng tác viết) - Compassion luôn nỗ lực cải thiện chất lượng nội dung và nâng cao tính chuyên môn (bằng cách cộng tác với chuyên gia tại: www.compassion.vn/expert). Tuy nhiên người đọc cần tự kiểm chứng lại thông tin và đặc biệt các bài đăng không thể thay thế các giải pháp cần chuyên môn khác như trị liệu, tham vấn, coaching... (bạn có thể tham khảo danh sách các dịch vụ, chuyên gia từ Compassion tại đây: www.compassion.vn/booking).