Tiêm vaccine xong có nên uống thuốc hạ sốt

Có nên uống thuốc hạ sốt sau khi tiêm vắc xin covid-19 không?

Thứ Hai ngày 27/09/2021

  • Tiêm vaccine COVID có bị trễ kinh không?
  • Tiêm vắc-xin Covid-19 mũi 4 có tác dụng thế nào?
  • Bao lâu thì cơ thể kích hoạt khả năng miễn dịch sau khi tiêm mũi 3?

Sốt là một trong những phản ứng phụ mà chúng ta thường gặp sau khi tiêm vắc xin Covid-19. Vậy có nên uống uống hạ sốt sau khi tiêm vắc xin Covid-19 không?

Một trong những phản ứng phụ chúng ta có thể gặp sau khi tiêm vắc xin Covid-19 chính là sốt. Vấn đề có nên uống thuốc hạ sốt sau khi tiêm vắc xin covid-19 được nhiều người quan tâm. Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây!

1. Tại sao sau khi tiêm vắc xin Covid-19 thường bị sốt?

Vắc xin cũng giống như thuốc, đều có tác dụng phụ. Tuy nhiên sẽ ở các mức độ khác nhau và tác dụng phụ của vắc xin cũng chỉ là tạm thời. Một trong những phản ứng phụ thường gặp sau khi tiêm vắc xin Covid-19 là: đau, sưng và đỏ ở chỗ tiêm, trong đó nhiều trường hợp còn bị sốt.

Thông thường các phản ứng phụ này sẽ tự biến mất sau vài ngày. Sau khi tiêm xong bạn đã được yêu cầu ở lại địa điểm tiêm chủng 30p để nhân viên y tế kịp thời có mặt nếu gặp phải phản ứng tức thời. Tuy nhiên những dị ứng nghiêm trọng như sốc phản vệ là cực kỳ hiếm.

2. Có nên uống thuốc hạ sốt sau khi tiêm vắc xin covid-19 không?

Theo WHO (Tổ chức Y tế thế giới), không nên sử dụng thuốc hạ sốt trước khi tiêm để ngăn ngừa các tác dụng phụ tiềm ẩn và không gây ảnh hưởng đến hiệu quả của vắc xin. Tuy nhiên sau khi tiêm về bị đau, sốt, nhức đầu bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau, hạ sốt hoặc dùng paracetamol.

Tiêm vaccine xong có nên uống thuốc hạ sốt

Có nên uống thuốc hạ sốt sau khi tiêm vắc xin covid-19 không

Các cơ quan y tế cũng cũng khuyến nghị việc sử dụng thuốc giảm đau thích hợp để giảm cơn sốt hay điều trị các triệu chứng sau khi tiêm vắc xin Covid-19. Vậy nên nếu sau khi tiêm về bạn cảm thấy có biểu hiện sốt trên 38,5 độ thì bạn hoàn toàn có thể sử dụng thuốc hạ sốt, nhưng phải tuân thủ theo đúng liều lượng được khuyến cáo. Vì nếu bạn sử dụng quá liều có thể gây nguy hiểm cho gan. Trường hợp bị sốt cao liên tục trên 39 độ C thì phải liên hệ ngay với cơ sở y tế để có biện pháp chữa trị kịp thời.

Lưu ý: Bạn nên đọc thật kỹ thông tin hướng dẫn sau khi tiêm do các nhân viên y tế cung cấp ngay lúc tiêm. Trong đó sẽ có những khuyến cáo về việc uống thuốc giảm đau, hạ sốt sau tiêm chủng để bạn có thể tham khảo và thực hiện theo.

3. Uống thuốc hạ sốt sau khi tiêm vắc xin covid-19 có làm giảm phản ứng miễn dịch hay không?

Cho đến thời điểm hiện nay vẫn chưa có bằng chứng nào cho thấy việc sử dụng thuốc hạ sốt sau như paracetamol có tác động đến miễn dịch sau tiêm chủng cả. Vậy nên bạn có thể yên tâm sử dụng thuốc để kiểm soát cơn đau, sốt sau khi tiêm vắc xin. Và nếu có bất kỳ nghi ngờ nào về việc này bạn hãy hỏi thêm ý kiến của bác sĩ để được tư vấn một cách chính xác nhất.

4. Tại sao sau khi tiêm vắc xin covid-19 có người sốt có người không?

Tùy mỗi người mà phản ứng sau khi tiêm sẽ khác nhau. Vì vắc xin sẽ tạo ra một số lượng kháng thể nhất định trong cơ thể, tuy nhiên thời gian dành cho việc này ở mỗi người là hoàn toàn khác nhau. Có người sẽ bị sốt hoặc có người sẽ không bị, nhưng hiệu quả vắc xin trên mỗi cơ thể sẽ là như nhau.

Tiêm vaccine xong có nên uống thuốc hạ sốt

Tại sao sau khi tiêm vắc xin covid-19 có người sốt có người không

Nếu bạn bị sốt có nghĩa là hệ miễn dịch trong cơ thể bạn đang “nóng chảy” để chiến đấu với “quân địch”. Với trường hợp không bị sốt không có nghĩa là hệ miễn dịch không hoạt động mà là nó chiếc đấu ở mức độ nhẹ nhàng hơn mà thôi. Dù bạn có sốt hay không thì hệ miễn dịch trong cơ thể chúng ta vẫn nhận diện được virus SARS-CoV-2 để tiến hành tiêu diệt khi chúng xâm nhập cơ thể chúng ta. Vậy nên nếu sau khi tiêm vắc xin về mà không bị sốt thì vẫn cứ an tâm nhé!

5. Sau khi tiêm vắc xin covid-19 về bị sốt thì phải làm sao?

Bên cạnh việc sử dụng các loại thuốc, bạn có thể dùng một số kỹ thuật để giảm nhẹ các triệu chứng do phản ứng phụ hậu tiêm chủng. Với những phản ứng tại chỗ như đau hoặc sưng, bạn có thể sử dụng khăn ướt sạch và mát để chườm. Làm như vậy sẽ giúp bạn giảm đau cơ và khớp một cách đáng kể.

Ngoài ra, sau khi tiêm chủng chúng ta cũng nên vận động cánh tay càng nhiều càng tốt để giảm bớt đau nhức hoặc cứng ở cánh tay. Bằng việc thả lỏng các cơ bị đau như vậy cũng sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng căng cứng ở tay. Ngoài ra bạn cũng nên uống nhiều nước nếu bị ớn lạnh hoặc sốt nhẹ để tránh tình trạng mất nước.

Sau khi tiêm vắc xin covid-19, bạn thường sẽ mất vài tuần để cơ thể xây dựng khả năng miễn dịch, từ đó chống lại virus SARS-CoV-2. Điều này cũng có nghĩa là bạn vẫn có nguy cơ mắc covid-19 trước hoặc sau khi tiêm vắc xin. Việc này xảy ra vì do vắc xin vẫn chưa đủ thời gian để bảo vệ cơ thể, vì thế chúng ta cần nhớ tuân thủ và thực hiện nghiêm túc quy định 5K của Bộ Y tế để hạn chế nguy cơ nhiễm Covid-19.

Tiêm vaccine xong có nên uống thuốc hạ sốt

Sau khi tiêm vắc xin covid-19 về bị sốt thì phải làm sao

Tại Việt Nam, chúng ta vẫn đang cố gắng khống chế dịch bệnh mỗi ngày, số ca bệnh nặng và tử vong được tuyên bố cũng đang giảm dần. Vì vậy mỗi người chúng ta cần hiểu đúng, đủ và không hoảng loạn về việc phòng chống cũng như tiêm phòng covid-19.

Tóm lại, bạn hoàn toàn có thể sử dụng thuốc hạ sốt sau khi tiêm vắc xin covid-19, tuy nhiên cần phải tuân thủ đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ. Và tiêm vắc xin chính là bạn đang tự bảo vệ mình trước nguy cơ tử vong do covid-19 gây ra.

Thủy Phan

(Nguồn: Tổng Hợp)

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

  • tiêm vắc xin covid 19

/vi/vac-xin/tu-van-tiem-chung/sot-sau-tiem-vac-xin-cum-co-can-uong-ha-sot/

Sốt sau tiêm vắc xin cúm có cần uống hạ sốt không? Tôi có xem các bác sĩ Vinmec tư vấn là không cần dùng thuốc nhưng lỡ cao quá tầm 38, 39 độ thì nên tự hạ sốt hay đi cấp cứu vậy bác sĩ?

Nghiêm Hường (1988)

Chào bạn,

Sốt là một trong những phản ứng có thể gặp sau khi tiêm vắc xin phòng cúm. Tuy nhiên sốt sau khi tiêm vắc xin thường là sốt nhẹ và không phải dùng thuốc hạ sốt. Nếu sốt cao trên 38,5 độ thì có thể dùng thuốc hạ sốt.

Ngoài ra bạn cũng có thể gặp triệu chứng giả cúm: hắt hơi, chảy nước mũi trong, đau đầu, đau cơ,... Các triệu chứng này có thể xảy ra trong 1 - 2 ngày và thường sẽ tự hết mà không cần phải dùng thuốc.

Nếu có nghi ngờ dấu hiệu bệnh lý hoặc các triệu chứng bất thường khác, bạn nên đi khám để loại trừ.

Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Hải Hà - Trưởng Đơn nguyên vắc-xin - Khoa Ngoại trú Nhi, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Vacxin hoạt động trong cơ thể chúng ta như thế nào?

XEM THÊM:

Tổ chức y tế thế giới (WHO) cho biết, hàng triệu người mỗi năm được cứu sống bởi các loại vaccine khác nhau. Vaccine hoạt động bằng cách kích thích hệ thống miễn dịch với ứng với các kháng nguyên đặc hiệu có được do tiêm vac xin tạo ra. Sau khi tiêm phòng, nếu sau này cơ thể tiếp xúc với những vi trùng gây bệnh đó, cơ thể sẽ ngay lập tức sẵn sàng tiêu diệt chúng, ngăn ngừa bệnh tật. Giữa đại dịch COVID-19 toàn cầu, việc tiêm phòng vaccine Covid-19 càng sớm càng tốt có ý nghĩa hết sức quan trọng.


Tiêm vaccine xong có nên uống thuốc hạ sốt

Sau khi tiêm vaccine Covid-19, trong hầu hết các trường hợp có thể gặp một số tác dụng phụ nhỏ, cho thấy rằng cơ thể của một người đang được bảo vệ để chống lại sự lây nhiễm COVID-19 bao gồm: đau nhức cánh tay tại vị trí tiêm vaccine, sốt nhẹ, mệt mỏi, nhức đầu, đau nhức cơ hoặc khớp… Các tác dụng phụ này hầu hết sẽ tự thuyên giảm và khỏi hoàn toàn sau vài ngày và không để lại di chứng.

Do có những tác dụng phụ không mong muốn gây ra sau khi tiêm vaccine, nhiều người dân cho rằng việc dùng thuốc giảm đau trước tiêm là cần thiết, thậm chí một số bài đăng giả mạo trên mạng xã hội khuyên rằng phải uống thuốc giảm đau hạ sốt có bán tại các quầy thuốc trước khi tiêm vaccine Covid-19 để giúp làm giảm các tác dụng phụ sau tiêm vaccine. Paracetamol được biết là thuốc giảm đau hạ sốt thuộc diện không phải kê theo đơn, có nghĩa là người dân có thể tự mua ở các hiệu thuốc về để chữa các biểu hiện đau, sốt do các nguyên nhân thông thường, phổ biến nhất là dạng viên nén 500mg. Để sử dụng an toàn, với người trưởng thành mỗi ngày chỉ nên dùng 2-3 viên. Tuy nhiên, việc dùng quá liều và kéo dài paracetamol rất dễ gây ngộ độc thuốc, suy chức năng gan, thận, suy đa tạng và thậm chí là tử vong. Một số thuốc giảm đau khác như Aspirin, Ibuprofen… có thể được dùng thay thế nếu người dân dị ứng với paracetamol, tuy nhiên tác dụng phụ của thuốc cũng không kém phần nguy hiểm, điển hình là giảm tiểu cầu xuất huyết, viêm loét dạ dày, chảy máu dạ dày, thủng dạ dày-tá tràng…nếu người dân dùng bừa bãi mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ.

Tổ chức Y tế Thế giới  (WHO) khuyến cáo không nên dùng thuốc giảm đau hạ sốt trước khi tiêm vaccine Covid-19 để ngăn ngừa các tác dụng phụ, vì không rõ tương tác của thuốc đến hiệu quả của vaccine. Tuy nhiên, người dân có thể dùng paracetamol hoặc các loại thuốc giảm đau khác nếu cơ thể có các tác dụng phụ như đau, sốt, nhức đầu hoặc đau cơ sau khi tiêm vaccine dưới hướng dẫn của bác sĩ dựa trên sự cân nhắc cẩn thận giữa lợi ích và nguy cơ của thuốc.

Người dân cần làm gì?

- Chủ động tự theo dõi các phản ứng sau tiêm như sốt, mệt mỏi, đau cơ khớp, phản ứng sưng nóng đỏ đau tại chỗ tiêm…trong vòng 28 ngày sau tiêm chủng, đặc biệt trong vòng 7 ngày đầu theo đúng hướng dẫn của Bộ Y Tế.

- Luôn có người hỗ trợ bên cạnh 24/24 giờ, ít nhất là trong 03 ngày đầu sau tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19.

- Không nên uống rượu bia và các chất kích thích ít nhất là trong 03 ngày đầu sau tiêm chủng.

- Bảo đảm dinh dưỡng đầy đủ.

- Nếu thấy sưng, đỏ, đau, nổi cục nhỏ tại vị trí tiêm: Tiếp tục theo dõi, nếu sưng to nhanh thì đi khám ngay, không bôi, chườm, đắp bất cứ thứ gì vào chỗ sưng đau.

- Thường xuyên đo thân nhiệt, nếu có:

  • Sốt dưới 38,5 độ C: Cởi bớt, nới lỏng quần áo, chườm/lau bằng khăn ấm tại trán, hố nách, bẹn, uống đủ nước. Không để nhiễm lạnh. Đo lại nhiệt độ sau 30 phút.
  • Sốt từ 38,5 độ C trở lên: Sử dụng thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của nhân viên y tế. Nếu không cắt được sốt hoặc sốt lại trong vòng 2 tiếng cần thông báo ngay cho nhân viên y tế và đến cơ sở y tế gần nhất.

Ths. Bs. Lưu Quang Minh

CN. Nguyễn Thị Phương

Khoa Hồi sức tim mạch – Bệnh viện TWQĐ 108