Thuốc mỡ tetracyclin 1 giá bao nhiêu năm 2024

Công ty TNHH Thương Mại Y Tế Xanh _ GPKD số 0316326671 do Sở KH và ĐT TP Hồ Chí Minh cấp ngày 16/06/2020 _ GĐ/Sở hữu website Trần Văn Quang Địa chỉ: 114D Bạch đằng, Phường 2, Quận Tân Bình, TP.HCM (Chỉ đường)

Hiệu quả của sản phẩm có thể thay đổi tùy theo cơ địa của mỗi người. Sản phầm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

*** Website nhathuocminhchau.com không bán lẻ dược phẩm trên Online, mọi thông tin trên website nhằm cung cấp thông tin tham khảo sản phẩm. Website hoạt đồng dưới hình thức cung cấp thông tin tham khảo cho nhân sự trong hệ thống và là nơi Người dân tham thảo thông tin về sản phẩm.

- Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.

4. Chống chỉ định khi dùng TETRACYCLIN 1% (Medipharco)

- Thuốc Tetracyclin 1% chống chỉ định trong trường hợp dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc.

5. Thận trọng khi dùng TETRACYCLIN 1% (Medipharco)

- Như với các kháng sinh khác: Sử dụng lâu dài Tetracyclin 1% có thể gây ra tình trạng bộc phát các vi khuẩn không nhạy cảm, kể cả vi nấm. Nếu có bội nhiễm nên ngừng thuốc và áp dụng biện pháp trị liệu thích hợp.

- Thận trọng khi sử dụng ở phụ nữ có thai và cho con bú.

6. Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú

- Thời kỳ mang thai:

  • Cần thận trọng khi sử dụng thuốc Tetracyclin 1% cho người mang thai.
  • Thời kỳ cho con bú: Cần thận trọng khi sử dụng thuốc Tetracyclin 1% cho phụ nữ trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.

7. Khả năng lái xe và vận hành máy móc

- Chưa có báo cáo về ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc.

8. Tác dụng không mong muốn

  • Khi sử dụng thuốc Tetracyclin 1% bạn có thể gặp các tác dụng không mong muốn (ADR).
  • Có thể có phản ứng dị ứng, ngứa, nổi mề đay, xung huyết khi điều trị.
  • Khi gặp tác dụng phụ của thuốc, cần ngưng sử dụng và thông báo cho bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.

9. Tương tác với các thuốc khác

- Ở một vài bệnh nhân, có thể xảy ra viêm ở mắt khi dùng chung Tetracyclin 1% với các thuốc về mắt có chứa chất bảo quản Thimerosal.

10. Dược lý

  • Tetracyclin là một kháng sinh phổ rộng có tác dụng kìm khuẩn do tác dụng ức chế quá trình tổng hợp protein của vi khuẩn.
  • Cơ chế tác dụng của Tetracyclin là do khả năng gắn vào và ức chế chức năng ribosom của vi khuẩn, đặc biệt là gắn vào đơn vị 30S của ribosom. Do vậy, Tetracyclin ngăn cản quá trình gắn aminoacyl t - RNA dẫn đến ức chế quá trình tổng hợp protein.
  • Khi vi khuẩn kháng Tetracyclin, vị trí gắn Tetracyclin trên ribosom bị biến đổi. Vì vậy Tetracyclin không gắn vào ribosom của vi khuẩn và mất tác dụng.

11. Quá liều và xử trí quá liều

- Trong trường hợp khẩn cấp, hãy gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.

Tetracyclin là một loại kháng sinh hoạt động bằng cách ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, được sử dụng để điều trị nhiều loại nhiễm trùng khác nhau, bao gồm cả mụn trứng cá. Vì vậy việc sử dụng không cần thiết hoặc lạm dụng kháng sinh này có thể làm giảm tính hiệu quả của thuốc.

1. Thuốc mỡ tetracyclin 1% được sử dụng khi nào?

Tetracyclin 1% thuốc mỡ được dùng để điều trị các nhiễm khuẩn bề mặt nhãn cầu như viêm kết mạc mắt, đau mắt hột ở vùng dịch, dự phòng viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh do Neisseria gonorrhoeae hoặc Chlamydia trachomatis.

Đối với nhiễm khuẩn bề mặt nhãn cầu:

  • Nên tra thuốc mỡ 3-4 lần/ngày đối với người lớn và trẻ em trên 8 tuổi
  • Dự phòng viêm kết mạc mắt ở trẻ sơ sinh: sau khi sinh, lau sạch mắt cho trẻ bằng gạc tiệt khuẩn rồi tra thuốc mỡ vào từng mắt 1 lần duy nhất, nhắm mắt và xoa nhẹ để giúp mỡ trải rộng

Đối với bệnh mắt hột:

  • Điều trị ngắt quãng: Tra thuốc mỡ vào từng mắt hai lần mỗi ngày trong 5 ngày hoặc 1 lần mỗi ngày trong 10 ngày. Tra thuốc liên tục như vậy trong 6 tháng liền
  • Điều trị tăng cường liên tục: Tra thuốc mỡ vào từng mắt, hai lần mỗi ngày trong ít nhất 6 tuần.

2. Tác dụng không mong muốn của tetracyclin?

Người sử dụng nên đến ngay các cơ sở y tế để được kiểm tra và xử trí nếu có các triệu chứng như:

  • Đau đầu, choáng, giảm thị lực
  • Sốt, ớn lạnh, đau nhức cơ thể
  • Phát ban đỏ, cảm giác châm đốt, nóng rát
  • Tiểu ít hoặc vô niệu
  • Vàng da, xanh xao, nước tiểu sậm
  • Ngoài ra răng trẻ có thể kém phát triển và biến màu khi sử dụng tetracyclin cho phụ nữ mang thai hoặc trẻ dưới 8 tuổi

Thuốc mỡ tetracyclin 1 giá bao nhiêu năm 2024

Tetracyclin 1% thuốc mỡ được dùng để điều trị các nhiễm khuẩn bề mặt nhãn cầu

Cần chú ý không sử dụng thuốc mỡ tetracyclin cho trẻ em dưới 12 tuổi và người mẫn cảm với các tetracyclin. Ngoài ra khi sử dụng thuốc còn có các lưu ý sau:

  • Sử dụng tetracyclin tại chỗ có nguy cơ tăng nhạy cảm dẫn đến tăng tính kháng thuốc của vi khuẩn, vì vậy nên sử dụng thuốc để điều trị giới hạn các nhiễm khuẩn do chủng vi khuẩn nhạy cảm cao và bệnh mắt hột
  • Không nên dùng thuốc sau khi mở nắp tuýp quá 1 tháng
  • Sau mỗi lần mở nắp phải đậy kín và bảo quản tuýp thuốc ở nơi khô ráo, tránh ánh sáng
  • Không để đầu tuýp chạm vào bất cứ thứ gì để tránh nhiễm bẩn
  • Không dùng thuốc tra mắt cho nhiều người cùng lúc

3. Thuốc mỡ tra mắt tetracyclin giá bao nhiêu?

Thuốc mỡ tetracyclin lưu hành hiện nay dưới dạng tuýp, đóng gói trong hộp 5g có hạn sử dụng 36 tháng kể từ ngày sản xuất. Giá của một tuýp thuốc mỡ tetracyclin hiện nay là 6000 VNĐ/ tuýp có thể mua ở các cửa hàng dược phẩm uy tín được cấp phép.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số hoặc đặt lịch trực tiếp . Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

XEM THÊM:

  • Phục hồi chức năng cho người khuyết tật thị giác/ giảm chức năng nhìn
  • Công dụng thuốc Dexinacol
  • Công dụng thuốc Loxone Eye

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.