Thôi nôi nghĩa là gì

Câu hỏi: Nguồn gốc ý nghĩa của lễ thôi nôi

Lời giải:

- Thôi nôi là một phong tục, tập quán lâu đời của người Việt Nam. Ý nghĩa của từ thôi nôi là để chỉ em bé đã tròn 12 tháng tuổi, đã đến tuổi không cần phải nằm nôi nữa.

- Đây là một cột mốc quan trọng, đánh dấu việc một đứa trẻ sơ sinh đã chính thức tròn 1 tuổi. Để kỷ niệm và chúc mừng, các gia đình thường sẽ tổ chức tiệc thôi nôi cho bé.

Cùng Top lời giải tìm hiểu chi tiết hơn vềNguồn gốc ý nghĩa của lễ thôi nôi nhé:

Thôi nôi là gì? Ý nghĩa của lễ thôi nôi

Ai cũng biết khi trẻ đầy năm thì phải làm thôi nôi nhưng cụ thể thôi nôi là gì? Vì sao lại có tên gọi ấy thì không phải bố mẹ nào cũng biết.

Thực ra thì thôi nôi là một trong những phong tục tập quán lâu đời của người Việt. Thôi nôi là khi trẻ đủ 12 tháng tuổi và "thôi" không còn nằm trong nôi nữa. Theo nghĩa bóng ngụ ý rằng trẻ đã bắt đầu lớn, phát triển toàn diện như một cá thể độc lập.

Theo quan niệm dân gian của người xưa được ghi chép lại trong các thư tịch Phật giáo, trẻ được sinh ra là do Thập Nhị Tiên Nương (12 Bà Mụ) nặn thành cùng với vai trò của Bà chúa Đầu thai - Kim Hoa Thánh Mẫu và các Đức Ông.

Mỗi Bà Mụ sẽ có trách nhiệm nặn nên một bộ phận cho trẻ như mũi, mắt, tay, chân, tóc,… đứa bé xấu hay đẹp cũng là do bàn tay các bà nặn ra. Do vậy, khi trẻ đầy cữ (3 ngày tuổi),trẻ đầy tháng(1 tháng tuổi) hay thôi nôi (1 năm tuổi) gia đình sẽ bày tiệc cúng để tạ ơn các Bà Mụ đã mang bé đến với gia đình.

Lễ thôi nôiđược tổ chức với ý nghĩa tạ ơn các Bà Mụ đã nặn ra bé, tạ ơn Trời Phật đã chở che cho con. Đồng thời lễ này cũng mang mục đích cầu mong sự an lành, khỏe mạnh, bình yên cho bé suốt những năm tháng về sau của cuộc đời.

Nguồn gốc của lễ thôi nôi

Thôi nôi là một trong những nghi thức tín ngưỡng được lưu truyền từ thế hệ ông bà tổ tiên đến nay. Trong dịp lễ này, ngoài việc chuẩn bị đồ ăn thức uống để chiêu đãi khách khứa thì mỗi gia đình còn phải chuẩn bị mâm lễ vật cúng Thánh Mẫu, 3 Đức Ông và Thập Nhị Tiên Nương.

Sau khi hoàn thành các nghi thức cúng bái, bố mẹ sẽ thực hiện nghi thức “chọn nghề cho tương lai” cho trẻ. Những vật dụng như gương, lược, sách, xôi, tiền, kéo, đất… được mặt trước mặt trẻ để trẻ tự “bốc”. Sau khi kết thúc nghi thức này, những người khách mời đến dự thôi nôi sẽ tặng trẻ những lời chúc mừng và lì xì cho bé.

Mỗi một loại vật dụng sẽ tượng trưng cho một phần tính cách và ngành nghề của trẻ trong tương lai. Nhiều người tin rằng, món đồ vật được bé chọn đầu tiên sẽ phần nào “hé mở” về nghề nghiệp trong tương lai của con.

Tuy nhiên, đây chỉ là một tập tục dân gian và độ chính xác chưa được kiểm chứng. Vì vậy nếu trẻ vô tình bốc phải những vật dụng “kì lạ” mẹ cũng đừng nên lo lắng hay băn khoăn. Hãy coi đây như một thử nghiệm nhỏ, một kỉ niệm vui trong quá trình phát triển của trẻ.

Thời gian tổ chức lễ thôi nôi cho trẻ

Cách tính ngày cúng thôi nôi

Sau khi đã hiểu được thôi nôi là gì thì bố mẹ nên tìm hiểu cách tính ngày làmlễ cúng thôi nôicho con. Thông thường, ngày này sẽ được làm theo ngày âm và tuân thủ nguyên tắc “Gái lùi hai, trai lùi một”. Tức là, nếu là bé gái thì tổ chức lùi lại 2 ngày còn là bé trai thì lùi lại 1 ngày so với ngày sinh.

Ví dụ: Trẻ sinh ngày 18/4 âm lịch (AL) nếu là bé trai thì bố mẹ nên làm lễ cúng thôi nôi vào ngày 17/4 AL, còn là bé gái sẽ làm lễ cúng thôi nôi vào ngày 16/3 AL.

Nên làm lễ thôi nôi vào thời điểm nào trong ngày?

Lễ cúng thôi nôi cho bé nên diễn ra vào lúc chiều tối hoặc sáng sớm, vì đây là hai khung giờ tốt để cầu an cho bé. Tuy nhiên, ngày nay bố mẹ cũng có thể thay đổi linh hoạt, tùy thuộc vào giờ sinh hoạt của mỗi gia đình để có sự sắp xếp sao cho thuận tiện nhất.

Thôi nôi là một trong những sự kiện quan trọng nhất trong những năm đầu đời của trẻ. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp bố mẹ hiểu được thôi nôi là gì để có thể tổ chức được một buổi thôi nôi cho bé thật thành công và tràn đầy ý nghĩa.

Thôi nôi là gì? Thôi nôi là lễ khi bé 12 tháng, đánh dấu bước phát triển quan trọng đầu tiên của bé. Nên cần hiểu đúng, làm lễ cúng đúng, tránh con bị tội oan. Theo tín ngưỡng dân gian, lễ cúng thôi nôi cho bé cũng phần nào đó biết nghề nghiệp tương lai đứa bé thích làm là gì.

Thôi nôi là gì?

Thôi nôi là gì? Câu hỏi tưởng chừng như đơn giản nhưng không phải ai cũng có thể trả lời chính xác “thôi nôi là gì?”.

Thôi nôi là một trong những phong tục tập quán lâu đời của người Việt Nam. Thôi nôi có thể hiểu đơn giản là lễ cúng khi em bé đủ 12 tháng tuổi và không còn phải nằm nôi nữa, chuyển qua dùng giường để ngủ. Lễ cúng thôi nôi cũng có thể được xem như là lễ sinh nhật đầu tiên của bé trong cuộc đời.

Thôi nôi nghĩa là gì

Thôi nôi là gì? Là lễ cúng khi bé đủ 12 tháng.

Hiểu đúng ý nghĩa cúng thôi nôi để đừng cúng sai kẻo con bị tội oan.

Lễ cúng thôi nôi cho bé với mục đích là cầu mong mọi điều may mắn, tốt đẹp sẽ đến với đứa trẻ và cảm ơn các Bà Mụ đã nặn ra đứa bé. Bên cạnh đó, lễ cúng thôi nôi cũng là lễ cúng thông báo với tổ tiên, gia đình là bé đã khỏe mạnh và phát triển trong 12 tháng qua, bé đã tập bước đi những bước đi đầu đời và đã bập bẹ biết gọi tên ba, biết theo mẹ và có ý thức hơn.

Thôi nôi nghĩa là gì

Lễ cúng nhằm tạ ơn Bà Mụ và mong may mắn đến với bé.

Đây là một phong tục tốt đẹp của người Việt Nam, không những để cảm ơn các bà mụ mà còn tạ ơn trời phật đã che trở, bảo vệ cho đứa bé. Đồng thời, cũng cầu xin sự an lành, bình yên cho đứa bé.

Cách tính ngày làm lễ thôi nôi cho bé yêu.

Cách tính ngày làm lễ cúng thôi nôi và cúng đầy tháng cho bé giống nhau. Vẫn tuân thủ theo nguyên tắc “ Gái lùi hai, trai lùi một”, theo lịch âm. Cách tính chi tiết bạn có thể tham khảo ở bài viết “ Hoang mang cúng đầy tháng cho bé”.

Thôi nôi nghĩa là gì

Cách tính ngày theo nguyên tắc “Gái lùi hai, trai lùi một”.

Mâm lễ cúng thôi nôi gồm những gì?

Tùy theo phong tục tập quán của mỗi vùng mà có những mâm lễ vật cúng thôi nôi khác nhau. Tuy nhiên, lễ vật cúng thôi nôi cho con trai hay con gái vẫn gồm có 4 mâm chính:

– Mâm cúng Thần tài– Thổ địa.

– Mâm cúng Ông Táo.

– Bàn thờ thiên và bàn thờ Phật.

– Mâm cúng 12 Bà Mụ và Đức Ông.

Thôi nôi nghĩa là gì

Lễ vật cúng không thể thiếu trái cây, chè và xôi.

Các lễ vật phổ biến và cần thiết trong các mâm cúng không thể thiếu là trái cây, xôi, chè, vàng mã, bánh kẹo,…. Tìm hiểu chi tiết danh sách lễ vật cúng thôi nôi, bạn có thể tham khảo “Gợi ý cách làm mâm cúng thôi nôi cho bé đơn giản mà thành tâm”.

Những điều lưu ý khi làm lễ cúng thôi nôi cho bé.

– Ngày làm lễ cúng thôi nôi được tính theo lịch âm và tuân theo nguyên tắc tính ngày “ Gái lùi hai, trai lùi một”.

– Các lễ vật cúng thôi nôi cần chuẩn bị đầy đủ trước khi bắt đầu nghi thức.

– Sắp xếp mâm cúng thôi nôi theo nguyên tắc “ Đông bình Tây quả”. Tức là phía Đông đặt bình hoa phía Tây đặt lễ vật.

– Kết thúc buỗi lễ thôi nôi là nghi thức chọn nghề tương lai cho bé.

– Cuối cùng, kết thúc nghi lễ gia đình và họ hàng tặng bé lì xì và gửi những lời chúc tốt đẹp nhất đến với bé.

Thôi nôi nghĩa là gì

Nghi lễ chọn nghề là nghi lễ được mọi người mong chờ nhất.

Với những chia sẻ về “Thôi nôi là gì? Hiểu đúng để đừng cúng sai kẻo con bị tội oan” ở trên, các bố mẹ có thể hiểu hơn về lễ cúng thôi nôi quan trọng này. Đây là dịp đặc biệt đánh dấu bước phát triển trọng đại đầu tiên trong những năm đầu đời của bé. Bố mẹ nên lưu ý khi làm lễ nha!

Chúc các bé mạnh khỏe và gia đình có buổi lễ cúng thôi nôi đầy ý nghĩa.