Tại sao không dùng bút chì trong vũ trụ

Cây bút không gian này là một câu chuyện xuất hiện nhiều năm trước, và nó bắt đầu như thế này:

Các nhà khoa học NASA nhận ra rằng bút bi không hoạt động trong không gian. Các phi hành gia cần phải khám phá ra một cách mới để giúp họ có thể viết. Đó là lý do tại sao, sau nhiều năm và hàng triệu đô la, họ đã phát triển một chiếc bút có thể hoạt động mà không cần trọng lực. Nhưng trong khi đó, những người bạn Liên Xô tài năng của ông đã tìm ra giải pháp cho một điều đơn giản hơn nhiều: tặng bút chì cho các phi hành gia của họ.

Tất nhiên, đây là câu chuyện được đồn đại, sự thật hơi khác một chút. Bất cứ khi nào bạn nghe một câu chuyện như vậy, cần phải thiết lập thái độ hoài nghi này ngay lập tức. Có thể nào một nhóm đã thực sự đạt được điều chưa từng có bằng cách tạo ra những đột phá công nghệ lớn nhất trên thế giới lại không thấy một giải pháp đơn giản như vậy?

Chúng tôi thấy rằng việc không thể đặt câu hỏi đơn giản này cũng dẫn đến nhiều niềm tin vào khoa học giả. Ngày nay, nhiều người, thậm chí không có kiến ​​thức vật lý cơ bản, có thể lầm tưởng rằng họ có thể giải được bài toán mà hàng nghìn người rất tài năng và thông minh đã cống hiến cả cuộc đời cho công việc này không thể giải được bằng một vài nét vẽ nguệch ngoạc trên một tờ giấy. . Thật không may, khoa học không phải là một điều đơn giản như vậy, nếu có, những câu hỏi này đã được giải quyết bởi chính những con người tài năng. Vì vậy, bất cứ khi nào chúng ta nghe một câu chuyện như vậy, cần phải thực hiện truy vấn này.

Bối cảnh lịch sử của cây bút trong không gian

Theo các nhà sử học NASA, cả phi hành gia NASA và phi hành gia Liên Xô đều đã từng sử dụng bút chì trong quá khứ. NASA thậm chí còn đặt hàng 34 chiếc bút chì cơ khí từ một công ty kỹ thuật (Tycam Engineering Manufacturing, Inc.) ở Houston vào năm 1965 và trả cho họ 4.382,50 USD hoặc 128,89 USD cho mỗi món. Tất nhiên, khi những cái giá này được công chúng nghe thấy, họ đã vấp phải sự dữ dội. Bởi vì ở Mỹ, mọi người có thái độ nghiêm khắc đối với những khoản tiền thuế của họ được sử dụng vào việc gì. Đương nhiên, điều này đã thúc đẩy NASA tìm ra một con đường rẻ hơn cho các phi hành gia.

Vấn đề với bút chì là khi đầu bút bị gãy hoặc bị nghiền nát, các hạt này sẽ phân tán ra xung quanh trong môi trường không trọng lực, gây nguy hiểm cho cả phi hành gia và thiết bị. Ngoài ra, bút chì là vật liệu dễ cháy. Đặc biệt là sau vụ cháy Apollo 1, NASA muốn tránh xa những vật thể như vậy càng nhiều càng tốt.

Tại sao không dùng bút chì trong vũ trụ

Sự phát triển và các tính năng của Space Pen

Paul C. Fisher và công ty của ông (Công ty Bút Fisher) đã đầu tư 1 triệu đô la vào việc phát triển chiếc bút mà ngày nay chúng ta gọi là bút không gian. NASA hoàn toàn không tham gia vào khoản đầu tư này, trên thực tế NASA chỉ tham gia sau khi cây bút được phát triển. Năm 1965, Fisher được cấp bằng sáng chế cho một chiếc bút có thể hoạt động lộn ngược và ở nhiệt độ khắc nghiệt (-45 ° C đến 200 ° C), thậm chí có thể viết dưới nước hoặc trong các chất lỏng khác. Nếu môi trường quá nóng, mực sẽ chuyển sang màu xanh lục thay vì màu xanh lam bình thường.

Tin liên quan:   Các bước để trở thành cộng tác viên viết bài chuyên nghiệp

Cùng năm đó, Fisher đã tặng NASA chiếc bút không gian AG-7 (AG: xuất phát từ từ Anti-Gravity). Ban đầu NASA hơi do dự vì sự cố bút chì cơ khí trước đó. Nhưng sau khi thử nghiệm chiếc bút này trong nhiều tình huống khác nhau , NASA đã quyết định sử dụng chiếc bút không gian này cho các chuyến bay vào không gian bắt đầu từ năm 1967.

Không giống như hầu hết các loại bút bi, bút của Fisher không cần trọng lực để mực chảy. Thay vào đó, nó sử dụng áp lực từ hộp mực chứa đầy nitơ để đẩy mực lên đầu bút.

Đồng thời, chất mực khác hẳn so với các loại bút khác. Mực, thường ở dạng đặc sệt giống như gel, trở thành một chất lỏng lỏng với chuyển động quay của viên bi ở đầu bút khi bút được sử dụng. Đồng thời, nitơ được điều áp ngăn không cho không khí tiếp xúc với mực, ngăn không cho mực bay hơi hoặc oxy hóa.

Theo báo cáo của Associated Press (AP) vào tháng 2 năm 1968, NASA đang đặt hàng 400 chiếc bút không gian của Fisher cho chương trình Apollo. Một năm sau, Liên Xô cũng đang đặt hàng 100 bút và 1.000 hộp mực cho các chương trình vũ trụ Soyuz, United Press International cho biết. Theo các tuyên bố sau đó của AP, cả NASA và Liên Xô đều đang trả 2,39 đô la cho mỗi mặt hàng, với mức chiết khấu 40% thay vì 3,98 đô la cho bút không gian.

Tin liên quan:   Hướng dẫn chơi game Adorable Home đơn giản, chi tiết

Từ cuối những năm 1960, các phi hành gia Mỹ và các nhà du hành vũ trụ Nga đã sử dụng bút của Fisher. Trên thực tế, Fisher đã phát triển không chỉ một cây bút, mà còn nhiều loại bút. Chiếc bút mới, được gọi là bút con thoi, đã được sử dụng trong các vụ phóng của NASA và trên trạm vũ trụ Mir của Nga.

Tất nhiên, bạn không cần phải đi ra ngoài không gian để nhặt chiếc bút này lên và sử dụng nó. Bạn có thể mua và sử dụng cây bút này với giá khoảng 50 đô la.

X

This site uses cookies. By continuing, you agree to their use. Learn more, including how to control cookies.

Lâu lâu Code Dạo viết một bài hơi “sâu sắc” về công nghệ để bạn đọc cùng ngẫm nghĩ nhé.

Hôm nay, chúng ta cùng nghe một mẩu chuyện cười vì cây bút chì trị giá triệu đô của NASA, đến chuyện Netflix làm web, cũng như chuyện công nghệ của web developer nhé.

Chuyện cây bút bi triệu đô của NASA

Ngày xưa ngày xưa, có một câu chuyện cười về chuyện Mĩ và Nga lên vũ trụ như thế này:

Trong những năm 1960, khi mà cuộc đua gay gắt bay vào không gian của các nước đang diễn ra, các nhà khoa học NASA nhận ra một vấn đề: cấu tạo bút máy hay cấu tạo bút bi thường đều không thể viết được ở ngoài vũ trụ. Họ cần phải tìm ra cách khác để các phi hành gia có thể viết được. Vì vậy, họ đã dành hàng năm và hàng triệu đô la đóng thuế để phát triển cấu tạo cây bút bi có thể viết được ra giấy trong môi trường không trọng lực. Về phía đối lập, Liên Xô giải quyết được vấn đề chỉ với một biện pháp đơn giản: Họ đưa bút chì cho các phi hành gia!
Tại sao không dùng bút chì trong vũ trụ
Cây bút không gian “thần thánh” của NASA

Các bạn thấy đấy, có những vấn đề vốn có thể giải quyết vô cùng đơn giản, nhưng lại bị phức tạp hóa lên rất nhiều lần.

Từ chuyện bút chì vũ trụ đến chuyện lập trình

Dân lập trình tụi mình như vậy bác bên NASA vậy, đôi khi thích over-engineering, thích phức tạp hóa vấn đề lên và tìm cách giải quyết.

Bạn nào đọc series về lược sử lập trình front-end của mình cũng biết gần đây front-end web rất phát triển. Hiện các công ty to bự đang trào lưu sử dụng Client Side Rendering thay cho Server Side Rendering.

Chuyện đáng buồn … cười ở đây là, nhiều team sử dụng công nghệ vô tội vạ chỉ vì nó… mới, nó cool mà không biết rằng mình đang over-engineering.

Tại sao không dùng bút chì trong vũ trụ
Sử dụng Client Side Rendering sẽ mang lại nhiều vấn đề hơn bạn tưởng

Đôi khi, thứ họ cần build chỉ một website nho nhỏ như 1 landing page, một trang web tin tức, web bán hàng. Khi sử dụng Client Side Rendering, họ sẽ gặp những vấn đề sau:

  • Initial load sẽ chậm hơn nếu không biết optimize.
  • Đòi hỏi project phải chia làm 2 phần riêng là back-end (REST api) và front-end nên khó code hơn
  • Không chạy được nếu JavaScript bị disable, hoặc ở các trình duyệt cũ không nhận JavaScript ES6
  • SEO không tốt bằng Server Side Rendering (Do bot crawl không đọc được dữ liệu)

Tất cả những vấn đề này có thể giải quyết một phần bằng cách optimize code kĩ, bundle code, render riêng cho bot như chợ tốt đã làm.

Tuy nhiên, chúng lẽ ra có thể được giải quyết một cách đơn giản nếu ngay từ đầu họ sử dụng Server Side Rendering. Nói đâu xa, ngay cả trang web bán hàng lớn như Amazon cũng sử dụng Server Side Rendering + AJAX đấy thôi.

Đỉnh cao của trò over-engineering này là Netflix từng đăng một twitter: Bỏ React ở client, performance tăng đc 50%!

Tại sao không dùng bút chì trong vũ trụ
Dòng twitter khiến mấy anh Engineer bên Netflix bị ăn “gạch đá”

Những tưởng được khen, ai ngờ lại bị dân tình đồng loạt nhảy vào ném gạch: Ơ đm, có mỗi cái landing page đơn giản mà chúng mày dùng React để làm clgt!

(Thật ra cũng hơi oan cho Netflix, các bạn có thể xem chuyện full ở đây: https://news.ycombinator.com/item?id=15567657).

Chuyện về sau, khi cây bút chì là không đủ

Tuy nhiên, nói đi cũng phải nói lại, có nhiều bạn chỉ biết phần 1 mà chưa biết phần 2 của câu chuyện cây bút chì NASA:

Ban đầu, các phi hành gia NASA cũng giống như các phi hành gia Liên Xô, đã sử dụng bút chì, theo các sử gia của NASA. Trong thực tế, NASA đã đặt hàng 34 bút chì bấm từ Tycam Engineering Manufacturing, Inc ở Houston, vào năm 1965. Thế nhưng, bút chì có thể không phải là lựa chọn tốt nhất. Những mảnh vụn đầu bút chì có thể bị bong tróc và vỡ ra cực nhỏ, trôi dạt trong môi trường không trọng lực, nơi chúng có khả năng gây hại cho một phi hành gia hoặc thiết bị. Và bút chì rất dễ cháy – điều mà NASA muốn tránh trong các vật thể trên tàu sau vụ hỏa hoạn Apollo 1 .

Bạn sẽ nhận ra rằng, đôi khi có những vấn đề thực sự phức tạp, không thể dùng các biện pháp đơn giản để giải quyết.

Tương tự với việc lập trình. Với một số trang web có flow phức tạp, cần interactive với người dùng nhiều, hoặc cần hiển thị thông tin theo kiểu realtime; lúc này Client Side Rendering là lựa chọn tốt nhất, hoặc có thể là duy nhất.

Hồi xưa, mình cũng có lấy ví dụ về chuyện over-engineering, viết Hello World mà dùng đủ thứ design pattern từ Factory, Strategy cho đến Dependency Injection.

Ở các dự án nhỏ, việc này là hoàn toàn dư thừa, lãng phí. Tuy nhiên, ở những dự án lớn đến siêu lớn, những pattern này sẽ đảm bảo code viết ra có cấu trúc tốt, dễ thay đổi cũng như bảo trì, sửa chữa!

Tại sao không dùng bút chì trong vũ trụ

Kết – Bài học rút ra là gì?

Thông thường, đa số vấn đề đều có thể dùng những cách rất đơn giản để giải quyết. Hãy cố gắng sử dụng cách đơn giản nhất có thể trước khi bỏ công sức đi theo cách phức tạp.

Trong trường hợp bất khả kháng, khi không còn cách đơn giản nào khác, ta bắt buộc phải dùng cách phức tạp để giải quyết nó.

Tại sao không dùng bút chì trong vũ trụ

Làm sao biết vấn đề nào có thể giải quyết đơn giản, vấn đề nào cần phức tạp?

Câu hỏi này khó đấy! Điều này còn phụ thuộc vào khả năng và kinh nghiệm của mỗi chúng ta thôi. Một người engineer giỏi sẽ biết khi nào cần tìm giải pháp đơn giản, khi nào cần giải quyết vấn đề theo cách phức tạp nhé.

Bạn đọc nào có kinh nghiệm gì về chuyện giải quyết vấn đề này thì cứ đăng chia sẻ trong phần comment nhé :D.

P/S: Để theo dõi bài viết trên Tôi Đi Code Dạo, nhớ Subscribe Chat Bot của tụi mình nha. Bot của Code Dạo sẽ gửi bạn những bài viết cực kì hay ho về kĩ năng mềm và cứng, kinh nghiệm trong ngành vào thứ 4 hàng tuần nhé!

Tại sao không dùng bút chì trong vũ trụ