Phương pháp chế biến sản phẩm thủy sản gồm

Phương pháp chế biến sản phẩm thủy sản gồm
Phương pháp chế biến sản phẩm thủy sản gồm

Chế biến thủy sản là một ngành công nghiệp quan trọng trong nền kinh tế của đất nước. Ngày nay, với việc ứng dụng công nghệ cao và khoa học kỹ thuật vào chuỗi quá trình khai thác và chế biến thủy sản, giá trị chế biến thủy sản đang được nâng cao lên gấp nhiều lần so với trước đây.

Để hiểu được phương pháp nâng cao giá trị chế biến thủy sản nhờ ứng dụng công nghệ cao, mời quý bạn đọc theo dõi hết bài viết này của chúng tôi!

Nâng cao giá trị chế biến thủy sản nhờ ứng dụng công nghệ cao là gì?

Đây là hoạt động nhằm áp dụng những kỹ thuật tiên tiến nhất, ứng dụng công nghệ cao để thực hiện các hoạt động: khai thác, bảo quản, chế biến, đóng gói sản phẩm thủy sản. Từ đó đảm bảo được độ tươi ngon, chất lượng và khả năng bảo quản lâu dài.

Trong chế biến thủy sản, các doanh nghiệp đã định hướng chuyển đổi từ các phương pháp thủ công sang sử dụng dây chuyền tự động hóa. Trong đó bao gồm: Hệ thống điều khiển, hệ thống giám sát, robot tự động hóa, băng chuyền,… thành tố quan trọng nhất đóng vai trò chủ đạo là hệ thống điều khiển được thiết lập bởi các máy tính công nghiệp.

Phương pháp ứng dụng công nghệ cao vào chế biến thủy sản

Hiện nay, các cơ sở chế biến thủy sản đã ứng dụng công nghệ cao theo phương pháp chế biến, bảo quản và đóng gói theo quy trình kín.

Chế biến thủy sản ứng dụng công nghệ cao

Trong bước này, các sản phẩm thủy sản được đưa lên băng chuyền để xử lý tự động hóa, theo đó sẽ có một số công đoạn nhất định cần có nhân công, những công đoạn còn lại như: bóc tách, lọc, phân loại,… hoàn toàn được sử dụng máy móc, robot tự động hóa được điều khiển hoạt động bởi hệ thống máy tính công nghiệp.

Bảo quản thủy sản ứng dụng công nghệ cao

Bảo quản là yếu tố quan trọng đối với chất lượng của thủy sản, với bước này, hệ thống máy móc công nghệ cao sẽ tham gia vào các công đoạn bảo quản thủy sản xuyên suốt trong quá trình chế biến.

Phương pháp chế biến sản phẩm thủy sản gồm
Ứng dụng công nghệ cao 4.0 do công ty Quyết Thắng phân phối tại Việt Nam. Liên hệ chúng tôi để biết thêm chi tiết

Các thiết bị máy móc tự động hóa được đưa vào sử dụng để đóng gói sản phẩm, các máy đóng hộp, đóng gói, hút chân không, khử khuẩn được tuần tự áp dụng trong dây chuyền tự động đã được điều khiển mới máy tính công nghiệp.

>> Xem thêm : Ứng dụng máy tính công nghiệp trong lĩnh vực thủy sản

Lợi ích của việc ứng dụng công nghệ cao vào chế biến thủy sản

Phương pháp chế biến sản phẩm thủy sản gồm
Ứng dụng công nghệ cao 4.0 với máy tính công nghiệp Cincoze do công ty Quyết Thắng phân phối tại Việt Nam. Liên hệ chúng tôi để biết thêm chi tiết

Ứng dụng công nghệ cao trong chế biến thủy sản đã và đang mang lại nhiều lợi ích về kinh tế, sức khỏe và sinh thái môi trường. Cụ thể, việc ứng dụng công nghệ cao trong chế biến thủy sản mang lại những lợi ích sau:

  • Tiết kiệm thời gian: Thời gian được rút ngắn đáng kể trong một quy trình ứng dụng công nghệ cao, từ khâu đầu vào đến khâu thành phẩm, việc sử dụng toàn bộ máy móc mang lại hiệu quả cao và tiết kiệm được rất nhiều thời gian. Cùng với đó, máy móc có thể chạy trong thời gian dài. Đặc biệt là hoạt động của máy tính công nghiệp điều khiển hệ thống tự động hóa, nó có thể chạy 24/7 và trong điều kiện khắc nghiệt vô cùng.
  • Tiết kiệm nhân công: Chắc chắn việc ứng dụng công nghệ cao vào chế biến sản phẩm thủy sản tiết kiệm được rất nhiều nhân công, điều này cũng đồng nghĩa với việc tiết kiệm chi phí sản xuất, chế biến cho doanh nghiệp.
  • Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm: Hệ thống máy móc tự động hóa ứng dụng công nghệ cao hoạt động có khả năng vô khuẩn, điều làm giúp sản phẩm thủy sản được bảo vệ đến mức tối ưu nhất.
  • Nâng cao chất lượng và tiếp cận thị trường: Với việc áp dụng công nghệ cao vào chế biến thủy sản, chất lượng sản phẩm được tăng lên, số lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu của thị trường được đảm bảo, vì vậy doanh nghiệp sẽ có lợi nhuận tốt hơn.

Việc áp dụng công nghệ cao vào chế biến thủy sản là một yếu tố mang tính sống còn đối với các doanh nghiệp trong việc chạy đua thị phần. Đáp ứng nhu cầu đó, tại Quyet Thang HTD Co.,Ltd phân phối những dòng máy tính công nghiệp chất lượng cao phục vụ nhu cầu tự động hóa sản xuất của doanh nghiệp. Kính mời quý khách tham khảo và trải nghiệm dịch vụ tại QTCo chúng tôi!

VnDoc xin giới thiệu bài lý thuyết môn Công nghệ lớp 7: Thu hoạch, bảo quản và chế biến sản phẩm thuỷ sản được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp nhằm giúp các bạn học tập tốt môn Công nghệ 7 hiệu quả hơn. Mời các bạn tham khảo.

Bài: Thu hoạch, bảo quản và chế biến sản phẩm thuỷ sản

  • A. Lý thuyết & Nội dung bài học
    • I. Thu hoạch
    • II. Bảo quản
    • III. Chế biến
  • B. Câu hỏi trắc nghiệm

A. Lý thuyết & Nội dung bài học

I. Thu hoạch

1. Đánh tỉa thả bù: thu hoạch những cá thể đạt chuẩn thực phẩm, sau đó bổ sung để đảm bảo mật độ. Áp dụng phương pháp này thực phẩm tươi sống được cung cấp thường xuyên và tăng năng suất nuôi.

2. Thu hoạch toàn bộ tôm, cá trong ao: Cách thu hoạch triệt để

a) Đối với cá:

- Tháo bớt nước.

- Kéo đến 2 – 3 mẻ lưới.

- Tháo cạn nước để bắt cá đạt chuẩn, chưa đạt thì chuyển sang ao khác nuôi tiếp.

b) Đối với tôm

Tháo bớt nước, khi chỉ còn ngập 1/3 đồng chà, dùng lưới vây quanh rồi dỡ chà bắt tôm.

Thu hoạch toàn bộ có thể cho sản phẩm tập trung, chi phí đánh bắt không lớn, năng suất tôm cá bị hạn chế.

II. Bảo quản

1. Mục đích

Hạn chế hao hụt về chất lượng sản phẩm, đảm bảo nguyên liệu trong chế biến và xuất khẩu.

2. Các phương pháp bảo quản

a) Ướp muối: cá sau khi mổ bỏ ruột, móc mang, đánh vẩy, rửa sạch rồi xếp 1 lớp cá 1 lớp muối, bảo quản được 1 ngày đêm, tăng tỉ lệ muối thì bảo quản lâu hơn.

b) Làm khô: tách nước khỏi cơ thể bằng cách phơi khô, sấy khô.

c) Làm lạnh: hạ nhiệt độ để vi sinh vật không hoạt động được.

Muốn bảo quản sản phẩm tốt cần chú ý:

- Đảm bảo chất lượng: tươi, không bị bệnh.

- Đảm bảo yêu cầu kĩ thuật: nhiệt độ, độ ẩm, …

III. Chế biến

1. Mục đích:

Tăng giá trị sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm.

2. Các phương pháp chế biến

Phương pháp thủ công: nước mắm, mắm tôm, …

Phương pháp công nghiệp: đồ hộp.

B. Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1: Tôm, cá sau khi nuôi bao lâu thì có thể thu hoạch?

A. 4 – 6 tháng. B. 6 – 8 tháng. C. 3 – 7 tháng. D. 2 – 4 tháng.

Đáp án: A. 4 – 6 tháng.

Giải thích: (Tôm, cá sau khi nuôi 4 – 6 tháng thì có thể thu hoạch – SGK trang 149)

Câu 2: Có mấy phương pháp thu hoạch tôm, cá?

A. 2 B. 3 C. 4 D. 5

Đáp án: A. 2

Giải thích: (Có 2 phương pháp thu hoạch tôm, cá là:

- Đánh tỉa thả bù

- Thu hoạch toàn bộ tôm, cá trong ao – SGK trang 149)

Câu 3: Cá rô phi đạt chuẩn thực phẩm nặng:

A. 0,2 kg/con. B. 0,1 kg/con. C. 0,8 – 1,5 kg/con. D. 0,03 – 0,075 kg/con.

Đáp án: B. 0,1 kg/con.

Giải thích: (Cá rô phi đạt chuẩn thực phẩm nặng: 0,1 kg/con – SGK trang 149)

Câu 4: Tôm sú, tôm càng xanh đạt chuẩn thực phẩm nặng:

A. 0,2 kg/con. B. 0,1 kg/con. C. 0,8 – 1,5 kg/con. D. 0,03 – 0,075 kg/con.

Đáp án: D. 0,03 – 0,075 kg/con.

Giải thích: (Tôm sú, tôm càng xanh đạt chuẩn thực phẩm nặng: 0,03 – 0,075 kg/con – SGK trang 149)

Câu 5: Phương pháp đánh tỉa thả bù có những ưu điểm gì?

A. Cung cấp thực phẩm tươi sống thường xuyên.

B. Tăng năng suất cá nuôi.

C. Dễ cải tạo tu bổ ao.

D. Cả A và B đều đúng.

Đáp án: D. Cả A và B đều đúng.

Giải thích: (Phương pháp đánh tỉa thả bù có những ưu điểm gì?

- Cung cấp thực phẩm tươi sống thường xuyên.

- Tăng năng suất cá nuôi – SGK trang 149)

Câu 6: Nhược điểm của phương pháp thu hoạch toàn bộ tôm, cá trong áo là:

A. Cho sản phẩm tập trung.

B. Chi phí đánh bắt cao.

C. Năng suất bị hạn chế.

D. Khó cải tạo, tu bổ ao.

Đáp án: C. Năng suất bị hạn chế.

Giải thích: (Nhược điểm của phương pháp thu hoạch toàn bộ tôm, cá trong áo là: Năng suất bị hạn chế – SGK trang 149)

Câu 7: Mục đích của việc bảo quản sản phẩm tôm, cá là:

A. Hạn chế hao hụt về chất và lượng của sản phẩm.

B. Đảm bảo nguyên liệu cho chế biến phục vụ trong nước và xuất khẩu.

C. Đảm bảo mật độ nuôi.

D. Cả A và B đều đúng.

Đáp án: D. Cả A và B đều đúng.

Giải thích: (Mục đích của việc bảo quản sản phẩm tôm, cá là:

- Hạn chế hao hụt về chất và lượng của sản phẩm.

- Đảm bảo nguyên liệu cho chế biến phục vụ trong nước và xuất khẩu – SGK trang 149)

Câu 8: Cá để ở nhiệt độ từ 2 – 8 ⁰C có thể giữ được trong:

A. 5 – 7 ngày. B. 3 ngày. C. 4 – 5 ngày. D. 10 ngày.

Đáp án: B. 3 ngày.

Giải thích : (Cá để ở nhiệt độ từ 2 – 8 ⁰C có thể giữ được trong 3 ngày – SGK trang 150)

Câu 9: Có mấy phương pháp bảo quản sản phẩm tôm, cá?

A. 3 B. 4 C. 5 D. 6

Đáp án: A. 3

Giải thích: (Có 3 phương pháp bảo quản sản phẩm tôm, cá gồm:

- Ướp muối

- Làm khô

- Làm lạnh – SGK trang 150)

Câu 10: Sản phẩm nào dưới đây được chế biến bằng phương pháp công nghiệp?

A. Nước mắm. B. Mắm tôm. C. Cá hộp. D. Tôm chua.

Đáp án: C. Cá hộp.

Giải thích: (Sản phẩm được chế biến bằng phương pháp công nghiệp là: Cá hộp – SGK trang 151)

Bài: Thu hoạch, bảo quản và chế biến sản phẩm thuỷ sản trên đây với các nội dung kiến thức các bạn học sinh cần nắm vững về cách thu hoạch và bảo quản thủy sản khi trưởng thành...

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn lý thuyết Công nghệ 7: Thu hoạch, bảo quản và chế biến sản phẩm thuỷ sản. Chúng tôi xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Lý thuyết môn Công nghệ lớp 7, Giải bài tập Công nghệ 7, Giải Vở bài tập Công Nghệ 7 Tài liệu học tập lớp 7