Không có gì là không thể 1 nothing is impossible

Người Mỹ họ có một cách giáo dục rất hay và thực tế. Không như ở ta vẫn còn lối nể nang sợ sệt hay như ở Bắc Triều Tiên chuyên chế gia đình trị hết cha rồi đến con, đến cháu thay nhau lãnh đạo, tôi nghe nói là ngay từ nhỏ, trẻ em Mỹ đã được cha mẹ giáo dục cho rằng: Con CÓ THỂ trở thành Tổng thống đấy! Phải cố gắng và quyết tâm lên! Cái ý tưởng này luôn ở trong đầu trẻ để chúng nhìn nhận và xác định mục tiêu sau này mà phấn đấu. Mỗi lần học kém, trẻ sẽ được khuyên bảo: Cố lên chứ! Muốn làm Tống thống thì phải học cho giỏi. Mỗi lần phạm lỗi như ăn cắp vặt chẳng hạn, trẻ sẽ được bảo Không được làm thế! Tống thống là phải ngay thẳng và trong sạch, vân vân và vân vân… Như vậy, từ CÓ THỂ ở đây chính cha mẹ không phải nói suông, mà cha mẹ muốn con mình phải tạo dựng một ý nghĩ quả cảm Nothing is impossible ngay từ lúc còn thơ bé, để quyết tâm, để đối diện với thử thách cuộc đời, cho dù hàng chục triệu đứa trẻ hôm nay chỉ có một đứa trẻ làm Tổng thống cho ngày mai. Tôi nghĩ cách giáo dục ấy là rất tốt. Điều chủ yếu muốn giáo dục trẻ ở đây không phải là Tổng Thống, nhưng làm Tổng thống chỉ là một cứu cánh để cho trẻ biết phấn đấu, biết tự lập xây dựng cuộc đời mà không cần phải dựa dẫm hay bợ đỡ ai là vậy.

Nothing is impossible! Thực vậy. Đời tôi lăn lóc nhiều, ngay từ thuở ấu thơ đã bị cái nghèo vùi dập, nhưng được hưởng sự yêu thương của gia đình nên tôi chẳng từ nan điều gì, cho nên tôi chẳng ngán ngại ai hay ngán ngại việc gì khó, thậm chí trong tình yêu cũng vậy, cũng Nothing is impossible luôn chứ chẳng ngán. Hehe… Điều chủ yếu là lòng thành thật và ý chí phấn đấu chứ đâu phải mặc cảm giàu nghèo. Nhưng đường công danh thì khác, tôi không được có điều kiện như các bạn trẻ bây giờ, vì cái thời của tôi nó tăm tối và bạt mạng do rất nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan sau 1975, thế hệ chúng tôi khó mà ngóc đầu lên nổi bằng khả năng của mình vì những định kiến hẹp hòi và bao cấp thời ấy. Nhưng bây giờ nghĩ lại tôi cũng không buồn lắm đâu, vì đâu phải mỗi mình tôi mà còn rất nhiều người khác giỏi hơn tôi hằng trăm lần cũng phải chịu cảnh như vậy, cho nên ngày nay mỗi lần thấy bạn nào nhụt chí là tôi thấy lo buồn và tiếc rẻ lắm, cũng như thấy thằng nào dựa dẫm cha ông mà chen chân lên trên thì tôi căm ghét tột độ, muốn lấy chổi mà quét cho sạch ngay tắp lự. Song nói cho vui thế thôi, tôi có dùng hàng nghìn cái chổi thì cũng không đủ quét, vì không đủ gãi ngứa cho cái cơ thể vốn đã đầy dẫy những điều dở hơi và trái khoáy như thế rồi.

Chỉ biết tâm niệm riêng cho mình: Nothing is impossible! như là một câu khẩu hiệu in màu sơn đỏ chói trên đường đời của mình và của mỗi người, để sau này, biết đâu con ta, cháu ta, nó vẫn dũng cảm bảo rằng: Con muốn làm Tổng thống, con sẽ là Tổng thống! Chứ không phải như ông nội đâu! Lúc ấy tôi sẽ cười khà khà: Thời ông nội làm gì có Tổng thống? Chứ có thì ông nội cũng làm rồi… Hehe… Nói tếu cho vui vậy thôi, chứ bây giờ mình xin một chân quét rác trong phủ tổng thống chưa chắc đã được chứ đừng có lạc quan tếu thế. Vậy đó, đường đời trôi nổi gập ghềnh, việc gì cũng đã làm, cũng đã kinh qua, nhưng còn một thứ chưa có đó là… LÀM THINH! Chà, cái này khó quá! Miệng thì hay nói, lóc liếc thì hay ở ngay trước mặt mà bắt người ta làm thinh coi bộ khó ghê à nghen! Thôi thì đành phải LÀM BIẾNG vậy, có thế thì mới LÀM THINH được! Hihi…

This is a Vietnamese translation of my 29 April 2022 article entitled “Nothing is Impossible” Finds It Impossible to Tell the Truth About Vietnam that originally appeared in CounterPunch. Translation by Nhã Uyên. (Cảm ơn đồng chí!)

Shalom (שלום), MAA

Không có gì là không thể 1 nothing is impossible

Ngay trước Tết Nguyên đán, tôi cuối cùng đã nhận được bản đánh giá của mình về quyển sách có nhan đề “Không gì là không thể: Hòa giải của Hoa Kỳ với Việt Nam” của Ted Osius, người từng là đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam từ năm 2014 đến năm 2017. Mong Quý đọc giả hãy xem nội dung dưới đây như là một sự ghi chép khiêm tốn những hành động và không hành động của Osius trong thời gian ở Hà Nội và sau khi nghỉ hưu ở Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.

Điều tôi nhanh chóng phát hiện ra khi đang đọc “Không gì là không thể” là anh ta không thể hiểu được bản chất thật sự của một loạt các vấn đề quan trọng. Ngoài ra, những sai sót đáng chú ý đã khiến anh có vị trí sáng sủa hơn và che đi một số điểm yếu trong nhiệm kỳ của chính anh. Theo cách đó, một nhan đề chính xác hơn cho quyển sách nên là “Cuộc đời và Thời đại của Đại sứ Hoa Kỳ xuất sắc nhất tại Việt Nam”. Không dừng ở đó, quyển sách còn được không ngừng nhắc đến người nổi tiếng và lồng ghép với sự sao chép không chuẩn mực.

Với sự tín nhiệm của mình, Osius đi sâu vào một loạt các vấn đề quan trọng, bao gồm biến đổi khí hậu, trao đổi giáo dục, vấn đề Biển Đông, chính sách năng lượng, ô nhiễm môi trường, LGBT, Đồng bằng sông Cửu Long, tôn giáo và di sản chiến tranh. Trên một lưu ý tích cực khác, quyển sách chứa đầy thông tin nội bộ về quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ, một số trong đó đã chọc giận Chính phủ Việt Nam. (Các nhà ngoại giao đã nghỉ hưu vẫn nên hoạt động ngoại giao.)

Bí ẩn McCain

Đối với những người biết Việt Nam và một chút gì đó về lịch sử của họ, câu chuyện tự chúc mừng này đầy rẫy những điều không chính xác và bịa đặt hoàn toàn. Từng trang đều có thể nói rõ điều đó. Một quyển hồi ký hay phải kể lại một cách chân thực về cuộc đời và những quan sát của nhà văn, những góc khuất xấu xa và tất cả, chứ không phải là một sự minh oan hay làm sai lệch lịch sử. Hãy để tôi đề cập đến một vài ví dụ nghiêm trọng hơn. Osius không lãng phí thời gian trong vấn đề này. Anh bắt đầu quyển sách với câu chuyện vặn vẹo về John McCain bị bắt vào tháng 10 năm 1967.

“Những người đàn ông kéo McCain lên khỏi mặt nước đã buộc anh ta phải chịu trách nhiệm về cái chết của những người thân yêu của họ, và họ đã găm một lưỡi lê vào háng anh ta. Anh ta được kéo vào bờ với một chân bị cong một góc 90 độ và phần xương nhô ra khỏi da. Những kẻ bắt giữ McCain đã ném ông vào một xà lim ở Nhà tù Hỏa Lò; có nghĩa là ‘lò lửa.’… Nhiều tuần trôi qua trước khi McCain nhận được bất kỳ sự chăm sóc y tế nào.” Theo phiên bản của Osius, chính những người bạn tù, “cũng phải chịu đựng sự tra tấn dưới bàn tay của người Việt Nam,” đã giữ McCain sống sót. (tr. 1-2)

Trên thực tế, một người đàn ông tên là Mai Văn Ổn và người hàng xóm đã bơi ra cứu McCain vào ngày 26 tháng 10 năm 1967 sau khi chiếc A-4E Skyhawk của anh ta trúng đạn từ một tên lửa phòng không, một sự kiện đáng mừng cho người Việt Nam và một sự kiện đáng tiếc cho phi công. McCain bị gãy cả hai tay và một chân khi anh ta bị đẩy ra khỏi máy bay. Anh bị thương và vướng vào chiếc dù của mình, anh có thể đã chết đuối nếu không có sự trợ giúp của họ. Phiên bản của Osius về các sự kiện là “Những người lính Việt Nam đang bơi về phía anh ta muốn anh ta chết.”

Hai người đàn ông đó đã cứu sống McCain lần thứ hai bằng cách che chắn cho anh ấy khỏi một đám đông đang giận dữ tụ tập bên bờ hồ Trúc Bạch. Nếu không có hai người đàn ông này, cuộc đời không có gì nổi bật của McCain có lẽ đã kết thúc vào ngày hôm đó ở tuổi 31 sau phi vụ ném bom thứ 23 của anh ta.

Thay vì bị áp giải trực tiếp từ hồ này sang nhà tù khác, McCain đã phải trải qua hai tuần tại Bệnh viện Việt Đức ở Hà Nội để điều trị vết thương đang lòi ra trước khi được đưa đến phòng giam tại nhà tù Hỏa Lò, nơi mà các tù binh Mỹ gọi là Hanoi Hilton.

Nhận xét của Osius về đề nghị tha bổng sớm và sự từ chối được cho là danh dự của McCain và mong muốn “tuân thủ quy tắc” là phi lý. Là một tù binh, anh ta không có tư cách gì để đàm phán. Những kẻ bắt giữ anh ta chỉ cần đưa anh ta lên một chuyến bay đến Bangkok hoặc Hồng Kông, và thông báo cho các nhà chức trách Hoa Kỳ đến đón anh ta khi máy bay hạ cánh.

Sự hy sinh mà McCain đã viết trong quyển hồi ký “Niềm tin của những người cha của tôi” “vì một điều gì đó lớn hơn lợi ích của chúng ta”, nhưng điều đó không vì ai và cũng vô nghĩa. Chính những người Việt Nam dũng cảm đã bắn rơi anh ta và hàng triệu đồng bào đang bảo vệ quê hương khỏi sự xâm lược và chiếm đóng của Hòa Kỳ đã hy sinh thật sự mới là vì một điều gì đó lớn hơn lợi ích của tất cả họ.

Trước hồ Trúc Bạch có một tượng đài. Nhiều chức sắc Hoa Kỳ đến bày tỏ sự kính trọng của họ, đã sai lầm khi cho rằng đó là vì McCain chứ không phải người Việt Nam đang bảo vệ quê hương của họ khỏi các cuộc ném bom của Hoa Kỳ. Năm ngoái, trong những dịp riêng biệt, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin và Phó Tổng thống Kamala Harris đã đứng trước tượng đài, một tác phẩm điêu khắc bằng xi măng có hình một người đàn ông đội mũ bảo hiểm với cánh tay giơ lên và đầu cúi thấp. (Đoán xem là ai nào?) Họ đã để lại hoa và một lá cờ Hoa Kỳ.

Trong bài phát biểu của Harris, được phát sóng trên C-SPAN, cô ấy nói, “Anh ấy là một người Mỹ phi thường. Một anh hùng… anh ấy yêu đất nước của chúng ta. Anh ấy rất can đảm và thực sự sống cuộc sống của một anh hùng… luôn chiến đấu vì những gì tốt nhất của chúng ta. Dưới đây là nhận xét tại chỗ của Juliet Huang khi trả lời video C-SPAN: Hãy tưởng tượng nếu Phó Thủ tướng Nhật Bản đến thăm Trân Châu Cảng, sau đó đặt hoa cho tất cả các phi công Nhật Bản thiệt mạng vào năm 1941. Tưởng tượng mà xem, bạn nghĩ đúng rồi đó.

Vì lợi ích ngoại giao, người Việt Nam nuông chiều các quan chức người Mỹ khăng khăng muốn bày tỏ lòng kính trọng đối với một người đã ném bom vào thủ đô của họ và cư dân của thủ đô trong ngày hôm đó. Một phó tổng thống Hòa Kỳ và Bộ trưởng Quốc phòng tưởng nhớ một người có nhiệm vụ ném bom giết chết vô số người Việt Nam ư? Quá là ngoan cố. Xấu hổ cho Ted Osius vì đã tiếp tục duy trì chủ nghĩa xét lại lịch sử này.

Những tù binh Mỹ và lính Mỹ mất tích trong chiến tranh

Một vài trang sau, Osius khai thác vấn đề tìm kiếm tù binh Mỹ và lính Mỹ mất tích trong chiến tranh đã cũ mèm và thật sự mệt mỏi, đem đến nhiều cảm xúc giận dữ, đau khổ và tuyệt vọng cho nhiều độc giả của mình, bằng cách mô tả công việc của Ann Mills Griffiths, người thành lập Liên đoàn Quốc gia của các gia đình Tù nhân và Người mất tích người Mỹ ở Đông Nam Á năm 1970. (Động lực cho việc này là việc anh trai của cô Ann được đưa vào danh sách lính Mỹ mất tích năm 1966.)

Anh ta thảo luận quan điểm viển vông rằng Việt Nam vẫn giam giữ tù binh Mỹ rất lâu sau khi chiến tranh kết thúc, nhấn mạnh rằng “không có vấn đề nào quan trọng hơn đối với Hoa Kỳ ngoài việc tính toán đầy đủ nhất có thể những người đã mất”, điều mà đã trở thành nỗi ám ảnh quốc gia. Osius viết rằng, “Lệnh cấm vận làm kinh tế tê liệt của Hoa Kỳ đối với Việt Nam sau khi Cộng sản tiếp quản, cùng với nền nông nghiệp tập thể hóa và hai cuộc chiến tranh ở Campuchia và ở biên giới Trung Quốc, đã dẫn đến sự tàn phá nền kinh tế và gây ra nạn đói ở Việt Nam.” (Điều chỉnh quan trọng: Lệnh cấm vận được áp dụng đối với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, hay “Bắc Việt Nam”, vào năm 1964, không phải năm 1975, sử dụng Đạo luật Giao dịch Với Kẻ thù, được tạo ra vào năm 1917 như một công cụ chống Đức.)

Đây không phải là bất kỳ lời chỉ trích nào về tác động tàn phá của lệnh cấm vận này, kể cả đối với những người tôi biết và yêu quý, tôi chỉ nhấn mạnh “khả năng chấm dứt lệnh cấm vận khuyến khích người Việt Nam hợp tác trong nỗ lực tìm kiếm tù binh Mỹ và lính Mỹ mất tích trong chiến tranh” (trang 7-8) là áp lực chính trị làm đòn bẩy. Osius vẫn không thừa nhận rằng 300.000 người lính Việt Nam mất tích trong khi lính Mỹ chỉ có ít hơn một nghìn người mất tích, một vấn đề mà tôi đã đề cập trong một bài viết năm 2021 về “Những chiếc nhẫn tốt nghiệp, những mảnh xương và ao cá: Cuộc tìm kiếm vô tận đối với lính Mỹ mất tích trong chiến tranh của Hoa Kỳ ở Việt Nam.”

Một triệu người?

Mũi của Osius dài ra thêm một chút khi anh ấy hồi tưởng lại chuyến thăm năm 2016 của Tổng thống Obama đến Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM). Trong một bài báo vào tháng 4 năm 2018, “Sự tôn trọng, sự tin cậy và mối quan hệ đối tác: Giữ cho ngoại giao đi đúng hướng trong những thời điểm rắc rối”, mà anh ta đã viết cho Hiệp hội Dịch vụ Ngoại giao Hoa Kỳ (AFSA), Osius chia sẻ rằng “chuyến du lịch ba năm với tư cách đại sứ tại Hà Nội là điểm tuyệt vời của sự nghiệp 30 năm của tôi trong ngành Ngoại giao và vinh dự của một đời người. Dấu ấn cao đẹp của chuyến công du đó là đón Tổng thống Barack Obama trong chuyến thăm lịch sử tới Việt Nam. Tại Thành phố Hồ Chí Minh, một triệu người đã ra đường chào đón Tổng thống, và tôi biết chúng tôi đã làm điều gì đó đúng đắn”.

Con số một triệu được phóng đại quá mức, mà anh ta nhắc lại trong quyển hồi ký của mình (trang 206), gợi nhớ đến những ước tính của Chính quyền ông Trump về sự tham dự lễ nhậm chức của cựu Tổng thống này, người mắc bệnh “tự ái ác tính”, gợi lên hình ảnh Sean Spicer nói dối trắng trợn trong các cuộc họp báo chí tại Nhà Trắng. Ước tính của đám đông về chuyến thăm của Obama tới TP HCM trong các báo cáo truyền thông quốc tế dao động từ “hàng nghìn” đến “hàng chục nghìn”, khác xa so với con số một triệu.

Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)

Cách đối xử của ông đối với TPP, mà một nhà quan sát gọi đó là “con ngựa thành Troy níu kéo được cả nghìn nhà vận động hành lang, các CEO, và cả thành viên của Hội đồng Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ của Ginny Foote”, là xu nịnh và hời hợt. Osius không cung cấp được thông tin cơ bản về tác động của hiệp định thương mại này.

Cũng như ở các quốc gia khác, Việt Nam buộc phải tuân thủ các giải quyết tranh chấp thương mại ràng buộc Việt Nam, trong đó các công ty Hoa Kỳ có thể đã vi phạm và vi phạm luật pháp Việt Nam nếu không phù hợp với các quy định của TPP, về cơ bản đó là từ bỏ quyền tự chủ của mình.

Thương vụ Kerrey

“Đỉnh cao” và “danh dự cả đời” của Osius đã bị ô uế và ô nhục bởi sự thất bại mang tên Kerrey năm 2016. Trong chuyến công du của Tổng thống Obama đến Việt Nam vào tháng 5 năm 2016, Ngoại trưởng John Kerry đã tuyên bố bổ nhiệm Bob Kerrey làm Chủ tịch hội đồng quản trị của Đại học Fulbright Việt Nam hay còn gọi là trưởng nhóm gây quỹ. Thông báo siêu thực đó đã mở ra một mùa ngoại giao bất mãn và căng thẳng.

Đối với một người luôn chọn đứng về phía những người bị áp bức hơn những kẻ áp bức và nạn nhân hơn kẻ sát nhân, tôi sẽ mô tả hành động này là điểm yếu trong sự nghiệp của Osius, không chỉ là nhiệm kỳ đại sứ của anh ấy. Tôi nhớ khi các nhà báo Việt Nam liên hệ với tôi để hỏi phản ứng của tôi. Tôi đang bận tham dự một hội nghị ở Hoa Kỳ, nhưng tôi đã có thời gian đêm muộn để gửi email cho họ biết rằng tôi nghĩ việc Kerrey được bổ nhiệm, nói một cách khác, là đáng hổ thẹn.

Một tháng sau, tôi viết một bài báo có tiêu đề “Bob Kerrey và Đại học Fulbright – Họ đang nghĩ gì?” Đã được nhiều người đọc và dịch sang tiếng Việt theo nghĩa đen chỉ trong một đêm. Mặc dù tên của anh ấy không xuất hiện trong bài viết của tôi, Ted Osius, người đóng vai trò quan trọng trong việc bổ nhiệm Kerrey, là một trong số “họ” mà tôi đã nhắc đến.

Tôi đã viết rằng, “Trong khi trọng tâm nên tập trung vào Đại học Fullbright Việt Nam và những thách thức phía trước, bao gồm cả việc gây quỹ, thì tâm điểm chú ý là sự lựa chọn gây tranh cãi mang tên Kerrey và đêm bi thảm đó ở Thanh Phong, Đồng bằng sông Cửu Long.”

Bạn có thể nhớ lại rằng Kerrey đã dẫn đầu một biệt đội thuộc Lực lượng đột kích SEALS của Hải quân Hoa Kỳ tàn sát 21 dân thường bằng vũ khí tự động và dao trong một chiến dịch của chương trình Phoenix tại làng Thanh Phong ở Đồng bằng sông Cửu Long vào tháng 2 năm 1969, một vụ thảm sát mà ông đã được trao huy chương Đồng. Và đây là cách Kerrey nhớ lại tội ác chiến tranh trong quyển hồi ký của ông ấy, “Khi tôi là một người đàn ông trẻ tuổi” (Harcourt Books 2002): “Tôi nhìn thấy phụ nữ và trẻ em trước mặt chúng tôi bị đánh và bị cắt thành từng mảnh. Tôi nghe thấy tiếng khóc của họ và những giọng nói khác trong bóng tối khi chúng tôi rút lui đến kênh đào.” Chính Kerrey đã ra lệnh nổ súng và chặt phụ nữ và trẻ em thành nhiều mảnh.

Trong một cuộc phỏng vấn với CBS 60 Minutes năm 2001, Gerhard Klann, một trong bảy lính SEALS dưới quyền chỉ huy của Kerrey, nói rằng Kerrey quỳ trên ngực một cụ ông 65 tuổi, người đang “gây gổ” trong khi Klann kéo ngửa đầu cụ ông ra sau và rạch cổ họng cụ ông.

Đó thực sự là trọng tâm của vấn đề. Bob Kerrey, một tội phạm chiến tranh tự thú, làm chủ tịch hội đồng quản trị của một trường đại học do Hoa Kỳ hỗ trợ tại Việt Nam được đặt theo tên của Thượng nghị sĩ J William Fulbright? Những người như Osius đang sống ở vũ trụ song song nào? Họ hoặc không hiểu ý nghĩa của việc lựa chọn một nhân vật đối lập như vậy cho một vị trí quan trọng như thế, hoặc không quan tâm gì cả. Có thể nào cảm giác vượt trội và chủ nghĩa ngoại lệ đã phân biệt những người theo chủ nghĩa dân tộc với những người yêu nước, những gì Fulbright đã viết về một cách hùng hồn và say mê trong quyển “Sự Kiêu ngạo của Quyền lực?”

Trong trường hợp này, Ted Osius đã ở cùng ai? Đó có phải là những nạn nhân bị sát hại trong sự máu lạnh bằng vũ khí tự động và dao, cùng những tiếng kêu cứu mà Kerrey và những người của ông ta nghe thấy trong bóng tối khi họ rút lui đến con kênh, hay những kẻ sát nhân đó?

Osius có coi quyết định nhẫn tâm và thiếu nhạy cảm khi bổ nhiệm một người có thành tích nhuốm máu nổi tiếng xấu như Kerrey vào một vị trí nổi bật trong một trường đại học được xây dựng bởi hai quốc gia như một kiểu đánh đổi không? Nhà ngoại giao dày dạn kinh nghiệm đã xem xét tất cả các quan điểm, đặc biệt là góc nhìn của quốc gia sở tại mà ông tuyên bố là yêu mến và tôn trọng, đi đâu rồi? Người biết rằng đó không phải là vấn đề dành riêng cho chúng ta (Hoa Kỳ)?

Tôi đã đưa ra vấn đề này trong một cuộc trao đổi email năm 2018 với Osius:

“Bạn nghĩ gì về việc Kerrey được bổ nhiệm vào vị trí đó? Với tư cách là Đại sứ vào thời điểm đó, tôi cho rằng bạn đã được hỏi ý kiến, nếu không trực tiếp tham gia vào cuộc thảo luận đó. Bạn đã ủng hộ nó? Bạn đã bày tỏ sự lo lắng? Nếu đó đã là chuyện cũ, thì tại sao lại như vậy? Những gì tôi đã khám phá ra trong tất cả những điều này là nạn nhân của cuộc thảm sát đó, cả người chết và người sống đều vô hình như thế nào. Thành thật mà nói, đó là động lực chính của tôi, không phải “gắn bó” với bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào. Hầu hết những người liên quan đến vấn đề này đều có khuynh hướng hoàn toàn phớt lờ, họ vừa vô tâm vừa đáng trách về mặt đạo đức. Bạn đã nghĩ gì?”

Câu trả lời mà tôi nhận được là … sự im lặng. Tôi đoán là ông ấy đã gật đầu tán thành hoặc nhìn theo hướng khác trong khi việc bổ nhiệm của Kerrey đang được thảo luận, hoàn thiện và đề xuất với Ngoại trưởng Kerry và Tổng thống Obama. Không có dấu hiệu phản đối nào. Trong cả hai trường hợp, Osius đồng lõa với sai lầm đạo đức và việc giao tế điên rồ đó.

Đại sứ đồng tính công khai được xem là tấm gương sáng

Địa vị mới lạ của Osius trong danh sách ngắn các đại sứ Hoa Kỳ đồng tính công khai hóa ra lại là một trong những điểm mạnh của ông. Trong khi các vấn đề LGBT đang được thảo luận với tần suất ngày càng nhiều ở Việt Nam, kể cả trên mạng xã hội, thì cách đây không lâu, trong thời kỳ bảo thủ hơn, các vấn đề đó là điều cấm kỵ. Mặt khác, Việt Nam vẫn là một quốc gia mà nhiều người đồng tính nam không chịu nổi áp lực của xã hội để kết hôn và cuối cùng phải sống giả dối, tương tự như những người đồng tính nam ở thế hệ cha mẹ tôi.

Trong một đoạn văn cảm động, Osius viết về một thanh niên Việt Nam đến thăm nơi ở của anh ấy và hỏi anh ta có chụp ảnh selfie với thanh niên ấy không. “Sau đó, anh ấy đã viết thư để nói với tôi rằng anh ấy đã trở về quê hương nông thôn bảo thủ của mình và chia sẻ bức ảnh với bố. Khi anh ấy nói với bố rằng tôi là người đồng tính, bố anh ấy trả lời, “Điều đó không thể. Đại sứ Hòa Kỳ không thể là người đồng tính.” Chàng trai trẻ sau đó cho bố xem bức ảnh gia đình tôi với Tổng thống Obama. Vào thời điểm đó, chàng trai trẻ đã viết, bố của anh ấy đã bắt đầu cuộc hành trình hướng tới việc chấp nhận đứa con trai đồng tính của chính mình.” (tr. 208)

Ted điêu ngoa

Trong “Tin Mừng” của Ted, lập trường của anh ta chống lại chính sách nhập cư tàn nhẫn và vô nhân đạo của Tổng thống Donald Trump đã khiến anh ta mất việc, một vấn đề mà anh ấy nhấn mạnh trong “Không gì là không thể”. Ngay trước chuyến thăm của cựu Tổng thống Donald Trump đến Việt Nam vào tháng 11 năm 2017, Nhà Trắng đã yêu cầu Osius rời nhiệm sở của mình và về nước trong vòng sáu ngày.

Osius sẽ bị sa thải vì kiên định phản đối Donald Trump? Câu trả lời là có hoặc không. Các đại sứ Hoa Kỳ thường phục vụ nhiệm kỳ ba năm. Anh ta được bổ nhiệm vào ngày 10 tháng 12 năm 2014, xuất trình giấy chứng nhận của mình tại Hà Nội sáu ngày sau đó và lên đường vào ngày 4 tháng 11 năm 2017. Osius từ chức ở Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vào ngày 9 tháng 11 năm 2017, và tuyên bố trong quyển sách của mình rằng “vào mùa hè năm 2017, tôi đã kết luận rằng tôi không thể làm việc cho Chính quyền Trump nữa”. (tr. 217)

Điều đó có nghĩa là dù sao thì nhiệm kỳ của anh ấy cũng đã kết thúc trong một tháng. Câu hỏi rõ ràng là tại sao anh ấy không từ chức sớm hơn nếu anh ta quá lo lắng về việc bị trục xuất. Nó không phải là một vấn đề đột nhiên diễn biến theo chiều hướng xấu trong những ngày suy tàn của nhiệm kỳ của chính mình.

Điều gì đã xảy ra với Đại học Fulbright Việt Nam?

Với mối quan hệ với Việt Nam và các cơ hội việc làm phi chính phủ béo bở đang chờ đợi, Osius đã thực hiện một bước hợp lý là từ chức vì sự đổ vỡ và nỗi nhục. Chắc chắn, Đại học Fulbright Việt Nam (FUV) đã đưa ra một thông cáo báo chí vào cuối tháng 11 năm 2017 cho biết Osius đã được bổ nhiệm làm phó hiệu trưởng với ngày bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 năm 2018.

Ông từ chức 6 tháng sau đó.

Osius có lẽ đã được yêu cầu một thỏa thuận không tiết lộ khi rút lui khỏi đó, do đó mà mọi thứ dần yên ắng và bị lãng quên. Những ai trong chúng ta, những người quen thuộc với hoạt động bên trong của FUV, bao gồm cả vụ bê bối Bob Kerrey, có thể đoán được lý do tại sao anh ấy từ chức chỉ sau sáu tháng, nhưng vẫn còn nguyên nhân khác.

Những ngôi nhà kính và những hòn đá

“Không gì là không thể” sẽ ra sao nếu không có sự tham chiếu nghiêm ngặt và những gợi nhớ đến hiện thực lạc hậu về quyền con người? Đây là vấn đề cốt lõi mà quan chức Hoa Kỳ thích ra vẻ đồng ý nhưng không đứng ra ủng hộ, vì chính họ đã và đang vi phạm trên quy mô lớn, cả trong nước và quốc tế, trong suốt lịch sử ngắn ngủi của mình. Dưới đây là đoạn trích về chuyến thăm năm 1997 của sếp cũ của anh ấy, cố Madeleine Albright đến Việt Nam khi anh ấy vẫn còn là nhân viên chính trị của Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội.

Tuy nhiên, chuyến thăm của Bộ trưởng không phải là tất cả các lễ kỷ niệm. Bà đã gặp Đỗ Mười, Tổng bí thư tám mươi tuổi của Đảng Cộng sản tại Dinh Độc Lập, nơi từng là nhà của các tổng thống miền Nam Việt Nam. Với tư cách là người ghi chú, tôi đánh giá cao thái độ rạch ròi và thẳng thắn của Madeleine khi bà ấy ép nhà lãnh đạo trong cuộc chiến tranh cũ về hồ sơ nhân quyền khốn khổ của đất nước ông ta. Đỗ Mười không quen với việc bị thử thách theo cách này, nhưng ông biết mình phải tham gia với bà nếu Việt Nam hy vọng có quan hệ với Hoa Kỳ. (tr. 34)

Đây là “chó chê mèo lắm lông”. Trong khi Việt Nam có những vấn đề của riêng họ thì không thể chống lại chính phủ mà Albright và Osius đại diện, một trong những người vi phạm nhân quyền nghiêm trọng và nhiều nhất thế giới và là “kẻ gây ra bạo lực lớn nhất trên thế giới hiện nay” khi Martin Luther King Jr thốt ra những lời đó và 55 năm sau. Toàn bộ cuộc chiến, trong đó sinh mạng của 3.8 triệu người Việt Nam bị cướp đi, vô số người khác bị tra tấn, sang chấn và phải di tản, là một sự vi phạm nhân quyền ở mức độ không thể tính được.

Osius viết ở nơi khác, có lẽ không có xúc cảm gì, “Từ ngày đầu tiên đến đại sứ quán, tôi đã nói với chín trăm nhân viên của chúng tôi,“tất cả chúng ta đều là nhân viên nhân quyền.” Tôi muốn mọi thành viên trong nhóm của chúng tôi biết rằng nhân quyền của Hoa Kỳ yêu cầu đối với Việt Nam đã được ghi trên thẻ luôn ở trong túi áo của tôi.” (p. 170) Thế còn “yêu cầu nhân quyền” của quân đoàn Hoa Kỳ liên quan đến các nạn nhân, trong quá khứ và hiện tại, cả người sống và người chết?

Osius cho thấy rằng, giống như hầu hết các đồng bào của mình, ông cũng mắc phải một bệnh “đạo đức giả mạn tính”. Anh ta viết rằng, “Sự can dự của Hòa Kỳ vào Việt Nam đã gây ra đau khổ khủng khiếp cho tất cả các bên”, điều này làm cho việc đau khổ của những nạn nhân chiến tranh tầm thường và tương xứng với những đau khổ mà kẻ gây ra chiến tranh phải chịu. Hàng triệu người Việt Nam đã thiệt mạng do hậu quả trực tiếp của chiến tranh và hàng triệu người khác tiếp tục đau khổ vì di sản chiến tranh. (tr. 254)

Thước đo nhân cách

Sự quen thuộc của Ted Osius với văn hóa Việt Nam và trình độ tiếng Việt của ông ấy đã giúp anh ta kết nối với nhiều người từ các tầng lớp xã hội khác nhau. Tuy nhiên, như quyển sách tiết lộ, thời gian ở Việt Nam của anh ấy chủ yếu dành cho nhóm bạn bè người nước ngoài và một số ít người Việt Nam. Là một người đã từng làm việc với hai người và đã sống qua bốn đại sứ khác của Hoa Kỳ, bao gồm Michael Marine, Michael Michalak, David Shear và Daniel Kritenbrink, rõ ràng Osius ưa chuộng phong cách hơn là thực chất.

Một nhà quan sát Việt Nam tỏ ra ngạc nhiên về văn phong hời hợt của quyển sách. Cô đã mong đợi “nội dung chính trị và chính sách, chiều sâu và bối cảnh hơn, cụ thể là những gì người Việt Nam phải gánh chịu dưới tay Hòa Kỳ, hậu quả của chiến tranh, những khó khăn thực sự và trở ngại trong việc hòa giải phần lớn dựa trên sự thiếu trung thực của Hòa Kỳ và việc không chịu đối mặt với sự thật khắc nghiệt; nhưng gần như tất cả điều này đều vắng bóng, trong nội dung truyền tải khuyến khích “đặt quá khứ sau lưng chúng ta”, điều này đã tuyên án người Mỹ vô tội, xóa đi trách nhiệm thực tế của họ hoặc miễn cho họ nhiệm vụ hiểu được những gì đã xảy ra”.

Mặc dù sự hòa giải của Hòa Kỳ với Việt Nam không phải là không thể, nhưng khả năng giải mã sự thật khách quan về lịch sử của đất nước Hoa Kỳ và vai trò của quốc gia này trên thế giới cũng như quan tâm đến những tác động, dường như nằm ngoài khả năng nắm bắt của Ted Osius. Để diễn giải một trích dẫn từ một Tweet năm 2020 về Chủ nghĩa Trump, Ted và tôi không có sự khác biệt về quan điểm; chúng tôi có sự khác biệt về đạo đức.

Một người khác mô tả Osius theo cách này: “Anh ấy là một chàng trai tốt. Anh ấy trông ổn với tư cách là đại sứ khi nhiệm vụ chủ yếu là giữ ấm chỗ ngồi. Anh ấy và Clayton (chồng của anh ấy) rất ăn ảnh và thu hút sự chú ý vào đúng thời điểm lịch sử chính trị và văn hóa để trở thành những ngôi sao Facebook địa phương. Nhưng tôi không thấy nhiều dấu ấn mà anh ấy để lại ngoại trừ nụ cười đẹp và không có bê bối hay bẽ mặt nào”.

Một nhân viên đại sứ quán lưu ý rằng có những đại sứ khác giỏi hơn nhiều, chẳng hạn như David Shear, người được coi là hiểu biết và có năng lực hơn Osius nông cạn và không có chiều sâu. Vẻ bề ngoài bóng bẩy có thể che lấp rất nhiều thiếu sót bên trong.

Một người Mỹ gốc Việt tôi quen đã gửi email cho tôi để nói rằng bản thân anh ấy đồng ý với tôi “sâu sắc về sự thiếu chính trực trong quyển sách của Osius. Tôi thấy Ted và Clayton hấp dẫn như một gia đình và là những người đồng tính tiên phong trong công tác nước ngoài. Họ và con cái của họ đều là những tấm áp phích bắt mắt. Tuy nhiên, trong tâm khảm tôi vẫn là đức tin và sự tuân tuân theo Madeleine Albright đáng sợ đó.”

Di sản ngôn từ và hành động

Như tôi đã đề cập trong một bài viết vào tháng 11 năm 2021 tiêu đề “Cựu Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam luôn lựa chọn sự thiết thực hơn là lòng chính trực”, trong khi Ted Osius có thể là một trong những đại sứ Hoa Kỳ tốt nhất tại Việt Nam kể từ khi bình thường hóa quan hệ ngoại giao năm 1995, hồ sơ của ông còn thiếu sót và tồi nhất là hồi ký của ông ấy. Tôi nhớ lại điều cuối cùng trong Năm kỷ niệm về Đức Phật: “Hành động của tôi là hành trang chân chính duy nhất của tôi. Tôi không thể thoát khỏi hậu quả của hành động của mình. Hành động của tôi là nền tảng mà tôi đứng trên đó.” Osius không thể thoát khỏi hậu quả của những hành động hoặc không hành động của chính mình. Chúng là một phần nền tảng mà ông sẽ luôn đứng vững, một khía cạnh trong di sản của ông mãi về sau.