Lam the nao eô nhiễm môi trường là gì

Ô nhiễm môi trường là gì? Biểu hiện ô nhiễm môi trường? Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường? Các biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường?

Môi trường sống bị tác động tiêu cực, kèm theo những tính chất vật lý, sinh học, hóa học của môi trường bị thay đổi gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con người. Đây là hiện tượng ô nhiễm môi trường – đang là vấn đề cấp thiết của mọi quốc gia hiện nay.

Mục lục bài viết

Hiện nay, vấn đề ô nhiễm mỗi trường đang là vấn đề nhức nhối đồi với mỗi quốc gia. Không riêng gì Việt Nam, mỗi quốc gia, mỗi nước, mỗi địa điểm đều xảy ra tình trang ô nhiễm. Không ít thì nhiều, không ô nhiễm không khí thì ô nhiễm nguồn nước. Không ô nhiễm nguồn đất thì ô nhiễm tiếng ồn,…

Ô nhiễm môi trường là 1 hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn, cùng với nó là các tính chất vật lý, sinh học, hóa học của môi trường bị thay đổi gây tác hại tới sức khỏe của con người và các sinh vật khác trong tự nhiên. Ô nhiễm môi trường chủ yếu do hoạt động xả thải từ đời sống, sinh hoạt, sản xuất của con người gây ra. Ngoài ra, ô nhiễm còn do một số hoạt động từ tự nhiên khác có các tác động tới môi trường theo hướng tiêu cực. Vấn đề nguyên nhân biến đổi khí hậu ở việt nam đang rất được quan tâm.

Trong cuộc sống không ngừng phát triển hiện nay, vấn đề ô nhiễm mỗi trường đang là vấn đề nhức nhối đối với nhà nha, người người. Không riêng gì tại Việt Nam, tại mỗi quốc gia, mỗi nước, mỗi địa phương đều xảy ra tình trang ô nhiễm.Có thể là ô nhiễm không khí, ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm môi trường nước, ô nhiễm biển…

Để đưa ra bàn luận về vấn đề ô nhiễm môi trường, chúng ta nhắc tới rất nhiều, rất nhiều nguyên nhân, từ chủ quan tới khách quan, từ con người tới thiên nhiên, từ ý thức tới chính sách luật pháp xã hội là điều mang theo nhiều trăn trở.

Sự nghiêm trọng của tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng thấy rõ hơn và mạnh hơn bao giờ hết. Nó không chỉ ảnh hưởng gián tiếp tới thiên nhiên mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng cuộc sống và gây biến đổi khí hậu nghiêm trọng.

Tác hại của ô nhiễm môi trường ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tới chất lượng cuộc sống, để lại rất nặng nề, rất nhiều hệ lụy. Chúng làm biến đổi khí hậu, biến đổi hệ sinh thái chúng ta đang sinh sống, làm băng tan chảy, làm nước biển dâng, làm đất bị xâm nhập mặn…đó là minh chứng cho sự biến đổi khí hậu toàn cầu (hiệu ứng nhà kính) bắt nguồn từ sự ôi nhiễm môi trường mà ra.

Ô nhiễm môi trường trong tiếng Anh là Environmental pollution.

Cùng lên tiếng về vấn đề ô nhiễm môi trường trong học đường: Bài nghị luận xã hội về vấn đề ô nhiễm môi trường siêu hay.

2. Biểu hiện ô nhiễm môi trường:

Hiện nay vấn đề ô nhiễm ở nước ta đang ở tình trang báo động. Dường như nó xảy ra ở hầu hết các tỉnh thành. Nhất là ô nhiễm nguồn nước và ô nhiễm không khí.

Mới đây thôi, chỉ số đo được từ AQI (chỉ số chất lượng không khí)cho thấy nước ta đang ở mức độ trung bình đến có hại và có khi lại báo rất hại(từ màu cam đến màu đỏ đậm). Nguy hiểm nhất là khi có báo hiệu màu tím(rất có hại) hay là màu nâu(nguy hiểm).

Điều đó cho thấy, các nhà máy xí nghiệm mọc lên ngày càng nhiều mà chưa giám sát chặt chẽ trong khâu xử lý rác thải thải ra và lượng khói bụi thải ra ngoài môi trường chưa được xử lý.

Các dạng ô nhiễm chính đó là: Ô nhiễm nguồn nước, Ô nhiễm không khí, Ô nhiễm đất, Ô nhiễm không khí…Các dạng ô nhiễm này chúng ta sẽ tìm hiểu phân tích sau ở phần bên dưới.

Quá trình ô nhiễm môi trường dẫn tới nhiều hiện tượng xảy ra quanh chúng ta. Một số chúng ta có thể nhận biết được, một số khác thì phải qua quá trình biến đổi theo thời gian mới có thể nhận biết chính xác. Những biểu hiện của ô nhiễm môi trường như sau:

– Trái đất nóng lên

– Băng tan ở hai cực

– Nước biên dâng

– Đất liền bị xâm nhập

– Tình trạng sạc lỡ diễn ra nhiều hơn ở ven sông ven suối

– Mưa nắng thất thường, khi quá nóng, khi quá lạnh. Thời gian nắng mưa không biết trước được.

– Sâu bệnh hại ngày càng khó điều trị

– Nguồn nước ngày càng mất dần

– Con người ngày càng nhiều bệnh tật

– Thủng tần ô zôn

– Lũ lụt, hạn hán

– Trái đất nóng lên, tăng nhiệt độ bề mặt;

– Nước biển dâng, tình trạng xâm nhập mặn xảy ra thường xuyên;

– Sạt lở xảy ra ở ven biển, ven sông, ven suối;

– Sâu bệnh ngày càng khó điều trị;

– Nguồn nước cạn kiệt;

– Đất đai khô cằn;

– Nhiều loại dịch bệnh xảy ra, khó có cách thức điều trị triệt để.

3. Có mấy loại ô nhiễm môi trường?

Ở Việt Nam và nhiều nước trên thế giới đang phải đối mặt với 7 loại ô nhiễm môi trường dưới đây:

Ô nhiễm môi trường đất: Là hiện tượng mà một khu vực đất bị nhiễm bẩn do các hóa chất cũng như các chất thải xả ra bên ngoài, là khu vực đất có chất ô nhiễm vượt mức cho phép theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường, ngấm vào trong lòng đất và gây ô nhiễm. Khu vực ô nhiễm môi trường đất được phân loại theo tiêu chí nguồn gây ô nhiễm, khả năng lan truyền, đối tượng chịu tác động.

Ô nhiễm môi trường nước: Đây là tình trạng các rác thải, hóa chất độc hại thải trực tiếp ra sông, suối, ao, hồ không kiểm soát mà không được xử lý nghiêm ngặt, từ đó khiến cho nguồn nước bị nhiễm bẩn, bốc mùi và vô cùng độc hại. Ô nhiễm môi trường đã khiến cho nhiều loài cả sinh vật và động vật (nước ngọt, nước mặn, nước lợ) bị suy giảm, mất cân bằng tự nhiên, kéo theo đó là vấn đề sức khỏe của con người bị ảnh hưởng trầm trọng.

Ô nhiễm không khí: Khi khói thải từ các nhà máy sản xuất, khu công nghiệp, phương tiện giao thông xả ra bên ngoài môi trường với một tần suất lớn và dày đặc thì sẽ khiến cho không khí bị ô nhiễm, nhiều nơi ở múc báo động đỏ.

Ô nhiễm tiếng ồn: Là một dạng ô nhiễm gây ra khá nhiều phiền phức cho cuộc sống của con người. Ô nhiễm tiếng ồn có thể đến từ tiếng còi xe inh ỏi của các phương tiện giao thông, đến từ các công trình xây dựng, các hoạt động sửa chữa và khai thác, thậm chí đến từ chính hoạt động cuộc sống hàng ngày của con người (Karaoke, ca múa nhạc,…)

Ô nhiễm tầm nhìn: Đây là hiện tượng mà cuộc sống của chúng ta bị cản trở tầm nhìn bởi các yếu tố từ các công trình, tòa nhà cao tầng, sương mù dày đặc, bụi mịn,…. tạo ra cảm giác khó chịu cho con người.

Ô nhiễm nhiệt: Đây là hiện tượng nhiệt độ của nước bị thay đổi và giảm sút chất lượng. Trái đất ngày một nóng lên, khi mực nước dâng cao và tiếp xúc gần với ánh sáng mặt trời sẽ làm thay đổi nhiệt độ.

Khi các nhà máy đưa nước vào làm chất làm mát, khiến cho nhiệt độ bị thay đổi đột ngột. Các hoạt động như xây dựng, sản xuất, giao thông,… của con người làm biến đổi khí hậu và sự nóng lên của Trái Đất cũng làm cho ô nhiễm nhiệt xảy ra.

Ô nhiễm ánh sáng: Vấn đề ô nhiễm này thường xảy ra ở các quốc gia và thành phố lớn, ở nơi mà các tòa nhà cao tầng, trung tâm thương mại, siêu thị có nhiều ánh đèn màu đan xen vào nhau với số lượng lớn, chiếu liên tục trong thời gian dài. Điều này đã khiến cho chúng ta bị lóa mắt, ảnh hưởng lớn đến mắt nhìn của người tham gia giao thông.

4. Chất gây ô nhiễm môi trường là gì? Phân loại thế nào?

Theo khoản 15 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, chất ô nhiễm môi trường là những chất hóa học hoặc các tác nhân vật lý, sinh học mà khi xuất hiện trong môi trường vượt mức cho phép sẽ gây ô nhiễm.

Trong đó, chất ô nhiễm được chia thành chất ô nhiêm khó phân hủy và chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy.

– Chất ô nhiễm khó phân hủy: Chất ô nhiễm có độc tính cao và khó phân hủy. Chất này có khả năng tích lũy sinh học và lan truyền trong môi trường, tác động xấu đến môi trường và sức khỏe con người.

– Chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy: Chất ô nhiễm khó phân hủy là chất được quy định trong Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy.

5. Nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường:

Một, Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường do các yếu tố tự nhiên

  • Sạt lở đất đồi núi, bờ sông cuốn vào dòng nước bùn, đất, mùn,… làm giảm chất lượng của nước.
  • Khói bụi từ sự phun trào núi lửa theo nước mưa rơi xuống.
  • Ô nhiễm môi trường nước cũng là do sự hòa tan nhiều chất muối khoáng có nồng độ quá cao, trong đó có chất gây ung thư như Asen, Fluor và các chất kim loại nặng…
  • Sự phân hủy xác các sinh vật sống thành chất hữu cơ bị ngấm xuống đất, lâu dần ngấm tới mạch nước ngầm, hoặc xác chết các sinh vật trôi nổi cũng khiến nguồn nước bị ô nhiễm trực tiếp. Đặc biệt, với một hệ thống nối liền của các dòng chảy ao hồ, kênh rạch,…khi các thiên tai, thảm họa thiên nhiên xảy ra như lũ lụt, mưa bão,…rác thải sẽ dễ dàng bị cuốn trôi và phát tán nhanh chóng, khó khống chế.

Hai, Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường do tác nhân con người

– Từ sinh hoạt hàng ngày gây ra ô nhiễm môi trường

  • Hàng ngày, con người sử dụng nước cho rất nhiều hoạt động khác nhau, từ các cá nhân đến các cơ quan, khách sạn, nhà hàng, bệnh viện.
  • Nước từ các hoạt động này đều chứa các chất thải với thành phần dễ phân hủy, dầu mỡ, chất rắn, vi khuẩn thường không được xử lý mà thải trực tiếp ra các ao, hồ, sông,…

– Chất thải nông nghiệp góp phần gây ra ô nhiễm môi trường lớn

Các chất thải từ phân, nước tiểu gia súc, phân bón, hóa chất,… thường không được thu gom, xử lý. Những chất này có thể gây ô nhiễm nguồn nước mặt và nước ngầm.

– Chất thải công nghiệp gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa từ lâu đã trở thành xu hướng phát triển chung của mỗi quốc gia. Lượng chất thải từ các hoạt động này là vô cùng lớn thành phần có sự khác biệt với mỗi ngành nghề sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên mức độ gây nguy hiểm thì tất cả đều có.

Ba, Do các chất thải từ phương tiện giao thông

Trong tổng lượng chất thải gây ô nhiễm môi trường, khí thải từ các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ chiếm vị trí hàng đầu hiện nay. Trong các loại phương tiện tham gia giao thông, xe mô tô, xe gắn máy chiếm tỷ lệ lớn nhất và cũng là nguồn chất thải gây ô nhiễm lớn nhất.

Bởi theo các chuyên gia thì các phương tiện giao thông sử dụng loại xăng và dầu diesel làm nhiên liệu, quá trình rò rỉ, bốc hơi cũng như đốt cháy nhiên liệu dẫn tới phát sinh nhiều các loại khí độc như: VOC, Benzen, Toluen…

Bốn, Ô nhiễm môi trường do chất thải ở các xí nghiệp nhà máy

Do chi phí đầu tư các trang thiết bị, ứng dụng xử lý chất thải, khí thải không hề nhỏ nên rất ít công ty có biện pháp xử lý, hoặc thậm chí họ có xây dựng các khu vực xử lý thì vẫn có một phần nào đó được xả trực tiếp ra môi trường do lượng chất thải quá lớn, không xử lý hết được.

Năm, Ô nhiễm môi trường do chất độc hóa học, chất bảo vê thực vật

Đặc biệt, các loại thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng rộng rãi. Chai lọ, bao, bao bì để chứa các loại thuốc này sau khi sử dụng hay được người dùng vất lung tung, thậm chí vất trực tiếp xuống nước. Lượng hoá chất tồn dư sẽ ảnh hưởng đến chất lượng nước khi nó ngấm vào nước ngầm cũng như đất ở nơi đó.

Sáu, Sử dụng các nguyên liệu hóa thạch để đun nấu

CO2 chính là nguyên nhân chính gây nên hiệu ứng nhà kính hàng đầu, được mô tả như là ô nhiễm khí hậu tồi tệ nhất. Và hiện nay hàng tỷ tấn CO2 được thải ra hàng năm tới môi trường bằng việc đốt các nhiên liệu hóa thạch. Hiện nay nồng độ CO2 trong khí quyển của trái đất ngày một tăng, vì thế cần có những biện pháp để giảm thiểu khí này ra ngoài môi trường sống.

Bảy, Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường do phóng xạ

Chất phóng xạ cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường, chúng được tạo ra bởi các vụ nổ hạt nhân, chiến tranh và các quá trình tự nhiên như phân rã phóng xạ của radon.

6. Hậu quả của ô nhiễm môi trường gây ra:

Ô nhiễm môi trường dẫn đến rất nhiều hệ lụy nghiêm trọng. Tùy vào mức độ ô nhiễm môi trường mà nó sẽ gây ra hậu quả tiêu cực đến sức khỏe của con người, môi trường sống và các vấn đề về kinh tế – xã hội.

Về vấn đề sức khỏe của con người: Ô nhiễm môi trường tác động trực tiếp qua con đường ăn uống và tiếp xúc với các hạt mịn trong không khí bị ô nhiễm. Các hạt mịn này thâm nhập sâu vào phổi và hệ thống tim mạch, gây ra các bệnh đột quỵ, bệnh tim, ung thư phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp và nhiều bệnh lý nguy hiểm như tiêu chảy, viêm gan, dịch tả, thiếu máu,….

Về môi trường sống: Các ngành công nghiệp, giao thông vận tải và nhà máy nhiệt điện chạy than cùng với việc sử dụng nhiên liệu rắn là các nguồn chủ yếu gây ra ô nhiễm không khí. Ô nhiễm không khí tiếp tục gia tăng với tốc độ đáng báo động và ảnh hưởng tới các nền kinh tế và chất lượng cuộc sống của con người. Ô nhiễm môi trường có thể dẫn tới các hiện tượng mưa axit, khiến cho các loài động – thực vật không thể sinh sôi và phát triển.

Về nền kinh tế-xã hội: Ô nhiễm môi trường gây ra những tiêu cực đến vấn đề kinh tế – xã hội. Môi trường bị ô nhiễm sẽ khiến cho vấn đề cảnh quan của đất nước đó bị ảnh hưởng, từ đó có thể khiến cho sự phát triển của ngành du lịch bị cản trở. Đồng thời, các chi phí về xử lý ô nhiễm môi trường cũng trở nên tốn kém, làm ảnh hưởng đến ngân sách quốc gia. Điển hình như việc làm sạch sông Tô Lịch ở Hà Nội là một điều vô cùng khó khăn và đến nay đã trải qua nhiều biện pháp nhưng vẫn chưa thực hiện được.

7. Các giải pháp khắc phục ô nhiễm môi trường:

Những dạng ô nhiễm môi trường khác nhau sẽ có những biện pháp khắc phục đặc phục đặc thù bao gồm:

Ô nhiễm môi trường đất

Hiện tượng ô nhiễm môi trường đất xảy ra là hậu quả của các hoạt động do con người làm thay đổi các nhân tố sinh thái vượt qua giới hạn sinh thái.

Môi trường đất là nơi cư trú của con người và những sinh vật khác. Do đó, khi môi trường đất bị ô nhiễm là rất đáng lo ngại và dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.

Nguyên nhân gây môi trường đất bị ô nhiễm bao gồm:

  • Tro than
  • Nước thải không qua xử lý
  • Thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ
  • Ô nhiễm đất tự nhiên có thể kể đến như đất bị nhiễm phèn, nhiễm mặn

Hậu quả nguy hiểm khi môi trường đất bị ô nhiễm bao gồm:

  • Ảnh hưởng đến sức khoẻ
  • Ảnh hưởng đến sinh thái

Cách khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường đất:

  • Nghiêm cấm xả nước thải, chất thải và các chất độc hại ra môi trường đất
  • Giảm thiểu việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
  • Giảm sử dụng phân khoáng
  • Áp dụng nông lâm kết hợp, lâm ngư kết hợp
  • Tuyên truyền, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của người dân
  • Dùng nhiệt để khiến các chất độc bốc hơi khỏi môi trường đất

Ô nhiễm môi trường nước

Hiện tượng ô nhiễm môi trường nước là sự biến đổi các tính chất vật lý, hóa học, sinh học của nước theo chiều hướng tiêu cực. Những vật thể lạ xuất hiện ở trong nước ở thể lỏng hoặc rắn có thể dẫn đến ô nhiễm môi trường nước gây độc hại với con người và sinh vật, giảm độ đa dạng các sinh vật trong nước.

Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước có thể là:

  • Sự cố tràn dầu
  • Các loại hóa chất
  • Chất thải từ các nhà máy, xí nghiệp thải ra sông, ra biển mà chưa qua xử lý
  • Các loại phân bón hoá học và thuốc trừ sâu dư thừa trên đồng ruộng ngấm vào nguồn nước ngầm và nước ao hồ
  • Nước thải sinh hoạt được thải ra từ các khu dân cư ven sông

Hậu quả nguy hiểm xảy ra khi môi trường nước bị ô nhiễm bao gồm:

  • Suy giảm hệ miễn dịch. Trong nước chưa qua xử lí có chứa các chất như Asen, Flo và phèn. Những chất này tích tự nhiều trong cơ thể có thể gây thần kinh, sắc tố da, tim mạch, đường ruột, thậm chí là ung thư.
  • Đói nghèo. Môi trường nước bị ô nhiễm sẽ dẫn đến nguồn nước bị bẩn gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Người dân tại vùng ven biển miền Tây và Nam Trung thường phải xây bể để chứa nước sinh hoạt vào mùa khô hoặc nước bị ngập mặn với số tiền khá tốn kém.

Cách khắc phục tình trạng môi trường nước bị ô nhiễm:

  • Truyền thông để bảo vệ môi trường
  • Các luật về môi trường cũng được đưa ra
  • Cơ quan chức năng cần thường xuyên đôn đốc kiểm tra các công ty để tránh tình trạng các công ty vì lợi nhuận mà không chấp hành luật
  • Sử dụng hệ thống lọc có thể loại bỏ mọi chất cặn bẩn, chất độc hại

Ô nhiễm môi trường không khí

Hiện tượng ô nhiễm môi trường không khí là sự biến đổi lớn trong thành phần không khí hoặc do sự có mặt của chất lạ dẫn đến không khí không sạch hoặc gây mùi khó chịu, giảm thị lực khi nhìn xa.

Tình trạng môi trường không khí bị ô nhiễm đang là vấn đề thời sự được quan tâm nhiều nhất trên toàn thế giới.