Khái niệm sống thử là gì

Xã hội ngày nay đang ngày càng phát triển, vì thế những chủ đề liên quan đến giới tính, liên quan đến tình dục không còn quá xa lạ đối với chúng ta. Hôm nay, chúng tôi sẽ mang đến cho các bạn những kiến thức liên quan đến. khái niệm sống thử là gì. Về mặt pháp lý thì vấn đề này có được coi là phạm pháp hay không, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây

Khái niệm sống thử là gì
Tình trạng sống thử ở giới trẻ hiện nay

Vì pháp luật không điều chỉnh việc sống thử nên cũng không có định nghĩa về mặt pháp lý nào liên quan đến khái niệm “sống thử là gì“. Tuy nhiên chúng ta có thể hiểu rằng sống thử là việc các cặp đôi đang yêu nhau chung sống với nhau như vợ chồng mà không làm đám cưới cũng như không đăng ký kết hôn.

Vậy tại sao các cặp đôi ngày nay lại có xu hướng sống thử nhiều hơn? Có thể nói rằng những cặp đôi yêu nhau đang ở trong tình trạng tìm hiểu nên họ muốn sống thử trong cùng một nhà, hoặc có thể do muốn được thỏa mãn các nhu cầu về tình dục, tình cảm. Tuy nhiên do không tiến hành hôn lễ và cũng không đăng kí kết hôn nên họ sẽ không chịu sự chi phối và ràng buộc của pháp luật cũng như của xã hội đồng thời họ cũng không có trách nhiệm gì với đối phương (bởi vì chỉ chung sống với nhau như vợ chồng). Các cặp đôi sống thử thường chán thì chia tay mà sống hợp nhau sau một thời gian mới tiến đến hôn nhân.

Pháp luật không có quy định về việc sống thử, vì thế có thể thấy rằng sống thử không vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây thì có thể bị xử lí hình sự theo quy định của pháp luật:

  • Một trong hai người là người dưới 16 tuổi thì người còn lại sẽ vi phạm Điều 145 được quy định tại Bộ Luật hình sự số 100/2015/QH13 về tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi.
  • Ép buộc người khác chung sống
  • Một trong hai bên có hành vi bạo hành sẽ bị xử lý theo quy định tại Điều 134 Bộ Luật Hình sự 2015 về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác.
  • Một trong hai hoặc cả hai người là người đã có gia đình thì sẽ xử lý theo quy định tại Điều 182 về tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng. Cụ thể như sau: “1. Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:a) Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn;b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:a) Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát;

    b) Đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó”.

Như vậy có thể thấy rằng trong một số trường hợp nếu chúng ta không hiểu biết về các quy định của luật thì sẽ bị xử lí hình sự đối với các tội danh như trên.

Việc sống thử là để nhằm mục đích thỏa mãn các nhu cầu về tình cảm, về tình dục của các cặp đôi, vì thế nếu các cặp đôi không kiềm chế được cảm xúc của mình thì rất dễ dẫn đến những hậu quả như sau:

  • Dễ dẫn đến mang thai
  • Về mặt sức khỏe thì có nguy cơ mắc phải các căn bệnh lây truyền qua đường tình dục như AIDS, giang mai….
  • Nếu họ có thai và tìm cách phá thai thì có thể mắc các bệnh liên quan đến phá thai như ung thư, vô sinh..
  • Về mặt tâm lý, sau những cú từ những lần sống thử rồi chia tay, họ sẽ cảm thấy mất niềm tin vào tình yêu, hôn nhân.
  • Một số trường hợp thì lại trở nên sống buông thả, họ không còn giữ gìn trinh tiết mà sẵn sàng quan hệ tình dục với bất cứ ai nếu họ muốn.
  • Sống thử không chỉ tăng nguy cơ mắc phải các căn bệnh lây truyền qua đường tình dục mà con gây ra sốc tâm lý rất lớn cho người phụ nữ sau này.

Xem thêm bài viết nếu không đăng kí kết hôn ai được quyền nuôi con

Trên đây là một số thông tin chúng tôi đưa ra, hy vọng có thể giúp các bạn hiểu rõ khái niệm sống thử là gì. Nếu các bạn cần hỗ trợ hay tư vấn trực tiếp, hãy liên hệ với chúng tôi thông qua địa chỉ

  • Hotline:1900.3330
  • Zalo:0846.967.979
  • Gmail:
  • Website: accgroup.vn

Sống thử là một cụm từ chỉ những cặp đôi có quan hệ tình cảm, về chung sống với nhau như vợ chồng.Cùng với sự phát triển của xã hội, sống thử ngày càng trở nên phổ biến và đến nay, lối sống này vẫn còn gây tranh cãi với nhiều ý kiến khác nhau. Dưới góc độ pháp luật, sống thử đem lại nhiều hậu quả pháp lý, nhất là khi đường ai nấy đi, sẽ phát sinh tranh chấp liên quan đến con cái, tài sản...

2. Có cấm sống thử mà không đăng ký kết hôn?

Hiện nay, Luật Hôn nhân và Gia đình (Luật HN&GĐ) năm 2014 và các văn bản pháp luật không có định nghĩa và quy định về việc sống thử giữa nam và nữ.

Trong Luật HN&GĐ có đề cập đến việc chung sống như vợ chồng là nam, nữ tổ chức cuộc sống chung và coi nhau như vợ chồng.

Đồng thời, theo Điều 14 Luật này, nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ, chồng.

Đặc biệt, Điều 5 Luật HN&GĐ quy định, cấm người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ.

Như vậy, nếu hai người độc thân sống thử thì không bị pháp luật cấm nhưng nếu một trong hai hoặc cả hai bên đang có vợ, có chồng thì sẽ là hành vi vi phạm pháp luật.

Xem thêm: Trường hợp nào không đăng ký kết hôn vẫn là vợ chồng hợp pháp?

3. Chán “sống thử”, hậu quả khó lường

Mặc dù pháp luật không cấm nhưng cũng không khuyến khích hai người nam, nữ sống thử. Bởi sống thử có thể phát sinh một số hậu quả không mong muốn như:

- Quan hệ vợ chồng chỉ được pháp luật công nhận và bảo vệ nếu hai bên nam, nữ đăng ký kết hôn theo quy định tại cơ quan có thẩm quyền sau khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện kết hôn. Do đó, nếu sống thử, nam, nữ không được công nhận là vợ chồng hợp pháp;

- Nam, nữ sống thử không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng nên nếu có người thứ ba xuất hiện thì người còn lại không được pháp luật bảo vệ, đồng thời người ngoại tình cũng không phải chịu trách nhiệm pháp lý nào;

- Nếu hai người có con thì khi đăng ký khai sinh mà cha, mẹ không đăng ký kết hôn, con sinh ra trong thời kỳ sống thử sẽ được khai sinh theo diện chưa xác định được cha hoặc mẹ.

Do đó, để con có đủ tên cha, mẹ trong giấy khai sinh thì phải thực hiện thủ tục khai sinh kết hợp nhận cha, mẹ, con. Có thể thấy, thủ tục này phức tạp, rắc rối, tốn kém thời gian và tiền bạc hơn so với khi cha mẹ đăng ký kết hôn.

- Khó phân chia tài sản trong thời kỳ sống thử (nếu có). Theo Điều 16 Luật HN&GĐ, khi nam, nữ sống chung thì tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng được giải quyết theo thỏa thuận của hai bên. Đồng nghĩa, nếu có tranh chấp thì việc chứng minh tài sản chung là rất khó khăn, rắc rối…

- Yêu cầu cấp dưỡng cho con khi sống thử cũng gặp khá nhiều khó khăn bởi không có căn cứ để yêu cầu người còn lại phải cấp dưỡng cho con do trên giấy khai sinh chỉ có tên của một người cha hoặc mẹ…

Xem thêm…

Khái niệm sống thử là gì

Sống thử có phạm luật không? (Ảnh minh họa)

4. Sống thử khi đang có vợ/chồng bị phạt thế nào?

Người đang có vợ hoặc có chồng mà sống chung với người khác thì tùy vào mức độ, hành vi, tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ có thể bị xử phạt hành chính hoặc xử lý hình sự.

4.1 Xử phạt hành chính

Căn cứ khoản 1 Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP, mức phạt tiền trong trường hợp sống thử khi đang có vợ hoặc đang có chồng là:

Phạt tiền từ 03 - 05 triệu đồng

- Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;

- Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;

 - Chung sống như vợ chồng giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;

Phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng

- Chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ hoặc giữa những người có họ trong phạm vi ba đời;

- Chung sống như vợ chồng giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi.

Ngoài ra, trong một số trường hợp phải đăng ký tạm trú khi sống thử mà nam, nữ không thực hiện thì sẽ bị phạt tiền từ 100.000 - 300.000 đồng nếu không thực hiện đúng quy định về đăng ký tạm trú (theo khoản 1 Điều 8 Nghị định 167/2013/NĐ-CP).

4.2 Chịu trách nhiệm hình sự

Người đang có vợ, có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ/chồng nhưng chung sống như chồng vợ với người mình biết rõ đang có chồng/vợ thì có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng tại Điều 182 Bộ luật Hình sự 2015:

Phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm:

- Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn;

- Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

Phạt tù từ 06 tháng - 03 năm

- Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát;

- Đã có quyết định của Tòa án buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó.

Trên đây là quy định về việc sống thử có phạm luật không. Nếu còn thắc mắc khác liên quan đến hôn nhân và gia đình, độc giả có thể liên hệ 1900 6192 để được hỗ trợ.

>> Thủ tục đăng ký kết hôn mới nhất: 6 điều cần biết