Thân em như hạt mưa rào Hạt rơi xuống giếng hạt vào vườn hoa nghĩa là gì

Bài Làm

Show

Trong ca dao dân ca Việt Nam có cả một kho tàng những bài viết về thân phận của người phụ nữ. Phần lớn những bài viết đó viết về số phận hẩm hiu, bất hạnh của người phụ nữ. Chẳng hạn có bài ca dao “Thân em như hạt mưa rào – Hạt rơi xuống giếng hạt vào vườn hoa – Thân em như hạt mưa sa – Hạt vào đài các hạt ra ruộng cày”.

Người phụ nữ trong xã hội xưa không hề có quyền bình đẳng, họ chỉ là phái thứ yếu trong xã hội, họ phải chịu nhiều bất công, đắng cay. Thân phận của người phụ nữ được ví như những hạt mưa rào, có hạt thì rơi xuống giếng tức là rơi vào một bể khổ trầm luân hun hút, không ai biết đấy là đâu, rồi cũng nhanh chóng tan ra hòa chung với nguồn nước sâu dưới giếng. Thế nhưng cũng có hạt mưa lại rơi vào vườn hoa, tô điểm làm đẹp thêm cho từng bông hoa. Nước gặp hoa là một sự kết hợp tinh túy làm cảnh vật sắc hoa thêm tươi tắn, long lanh sắc màu. Hạt mưa chìm xuống lòng giếng sâu hun hút thì bặt tăm không ai biết, hạt mưa mắc vào cánh hoa thì lại tô điểm cho cả khu vườn. Cũng tương tự như vậy, hạt mưa sa khi sa vào đài các có nghĩa người con gái đã may mắn được sinh ra trong gia đình quyền quý trâm anh thế phiệt hoặc được gả vào trong nhà danh gia vọng tộc ăn sung mặc sướng, đài các, cao quý như một nàng công chúa. Cũng có người con gái lại sinh ra trong gia cảnh bần hàn, cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc phải ngày ngày ra đồng làm việc bán mặt cho đất bán lưng cho trời, tối ngày lo miếng cơm manh áo. Cùng là người phụ nữ nhưng số phận của họ vô cùng bấp bênh lệ thuộc. Họ dường như không thể, không có quyền tự quyết định cuộc đời mình mà phải dựa vào may rủi và sự sắp đặt của người khác. Đó cũng chính là nỗi bất hạnh chung của người phụ nữ trong xã hội xưa. Bài ca dao cũng giống với câu tục ngữ: “Thân em như tấm lụa đào – Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”, người con gái chỉ như là đồ vật là một món hàng để người ta lựa chọn mà thôi.

Thân em như hạt mưa rào Hạt rơi xuống giếng hạt vào vườn hoa nghĩa là gì

Thân phận người con gái khi xưa vô cùng bèo bọt. Sinh ra là phụ nữ phải tuân thủ tam tòng tứ đức. Tam tòng ấy là tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử. Lúc ở nhà thì theo cha, lúc lấy chồng thì theo chồng còn khi chồng chết thì theo con. Người phụ nữ sống nhưng mãi vẫn chỉ là người “phụ”, là bước đệm cho nam giới, họ luôn phải đi theo cuộc đời của những người đàn ông. Tứ đức ở đây là công dung ngôn hạnh. Người phụ nữ phải đầy đủ những phẩm chất ấy nhưng cả 4 phẩm chất cũng không một phẩm chất nào cho thấy cái quyền của người phụ nữ, sự chủ động của họ.

Khi xưa thi sỹ Hồ Xuân Hương cũng từng vô cùng xót xa cảm thông cho thân phận người phụ nữ. Bà viết: “Thân em vừa trắng lại vừa tròn – Bảy nổi ba chìm với nước non – Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn – Mà em vẫn giữ tấm lòng son”. Trong lịch sử cũng có không ít người đã từng lên tiếng bênh vực và cảm thông cho số phận người phụ nữ. Đó là đại thi hào Nguyễn Du bày tỏ sự thương xót cho thân phận người con gái thông qua nàng Kiều, đó là ông Tú Xương thương vợ vất vả gánh vác cả gia đình,… Cũng có những người con gái may mắn sinh ra trong quyền quý, cao sang nhưng đó chỉ là con số ít. Người phụ nữ nhìn chung vẫn không có quyền tự lựa chọn cuộc sống cho mình.

Ngày nay xã hội đã phát triển và có những thay đổi tiến bộ hơn rất nhiều. Công cuộc đấu tranh đòi quyền bình đẳng cho phụ nữ, xóa bỏ tư tưởng trọng nam khinh nữ ngày một hiệu quả. Người phụ nữ đang ngày càng được tôn vinh, họ có quyền làm kinh tế, làm chủ gia đình, có thể tự ứng cử, bầu cử các cơ quan đoàn thể, có thể cùng tham gia vào những quyết định quan trọng nhất của gia đình và xã hội. Và điều đáng mừng hơn cả là phụ nữ đã được tôn trọng và cảm phục nhiều hơn, trở thành những người có thân phận bình đẳng trong xã hội.

>> XEM THÊM: 

Phân tích bài ca dao “Thân em như hạt mưa rào, Hạt rơi xuống giếng hạt vào vườn hoa”

Phân tích bài ca dao “Thân em như củ ấu gai, Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen”

Đề bài:

Viết một đoạn văn phân tích bài ca dao:

Thân em như hạt mưa rào, Hạt rợi xuống giếng, hạt vào vườn hoa. Thân em như hạt mưa sa, Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày.

Bài làm:

“Thân em như hạt mưa rào

Hạt rơi xuống đất, hạt vào vườn hoa.

Thân em như hạt mưa sa

Hạt vào đài cát, hạt ra ruộng cày.”

a,

– Bài ca dao trên là lời của một người phụ nữ [ chính xác hơn là lời nói chung của những người phụ nữ xã hội xưa].

– Căn cứ vào từ ” thân em ” mà ta xác định được điều đó.

b,

– Phép so sánh.

`=>` Bằng việc sử dụng thành công phép so sánh trong bài ca dao trên đã làm nổi bật lên được hình ảnh, số phận của những người phụ nữ xã hội xưa. Tác giả lấy hình ảnh của ” hạt mưa sa ” và ” hạt mưa rào ” để so sánh với hình ảnh người phụ nữ. Chính phép tu từ đã làm tăng sức biểu cảm cho bài ca dao. Đồng thời, nó còn giúp ta hình dung ra một cuộc sống, số phận trôi dạt, luôn bấp bênh bởi nhiều người khác và không có quyền làm chủ bản thân của những người phụ nữ trong xã hội xưa.

c,

– Qua bài ca dao trên, ta thấy rõ được số phận đắng cay, khổ cực của những người phụ nữ trong xã hội xưa. Không chỉ thế, họ ở xã hội xưa còn luôn bị dè bỉu, cô lập và luôn bị phụ thuộc vào nam nhi chứ không có quyền lên tiếng. Họ chính là những con người ” thấp cổ bé họng ” trong xã hội xưa.

d,

Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son.

Chọn đáp án đúng nhất [Ngữ văn - Lớp 10]

1 trả lời

Bằng một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi [Ngữ văn - Lớp 9]

1 trả lời

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt của văn bản?

Căn cứ vào các phương thức biểu đạt đã học: tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận, hành chính – công vụ

Thân em như hạt mưa ràoHạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoa.Thân em như hạt mưa saHạt vào đài các, hạt ra ruộng cày.Câu 1 [0.5 điểm]: Xác định phương thức biểu đạt của đoạn văn bản trên.Câu 2 [1.0 điểm]: Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu: “Thân em như hạt mưa rào/ Hạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoa”.Câu 3 [0.75 điểm]: Ca dao than thân xưa, thường bắt đầu bằng cụm từ “Thân em như”. Hãy chép theo trí nhớ 3 câu ca dao được bắt đầu bằng cụm từ này.

Câu 4 [0.75 điểm]: Xác định nhân vật, nội dung, mục đích giao tiếp của bài ca dao trên.

Thân em như hạt mưa rào, Hạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoa. Thân em như hạt mưa sa, Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày. Thực hiện các yêu cầu: Câu 1 [0,5 điểm]. Xác định phương thức biểu đạt của văn bản. Câu 2 [1,0 điểm]. Nhân vật trữ tình trong văn bản trên là ai? Nhân vật ấy giao tiếp với người đọc về điều gì? Câu 3 [1,0 điểm]. Chỉ ra 02 biện pháp tu từ trong văn bản và nêu hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp tu từ đó. Câu 4 [1,5 điểm]. Hãy viết một đoạn văn ngắn [từ 5 đến 7 câu] trình bày suy nghĩ của anh/chị về vấn đề được đề cập đến trong văn bản.

I. Đọc - hiểu:

Đọc và trả lời các câu hỏi sau:

[1]

Thân em như hạt mưa rào, Hạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoa. Thân em như hạt mưa sa,

Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày.

[2]

Thân em như trái bần trôi

Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu

[3] Thân em như con hạt đầu đình Muốn bay không cất nổi mình mà bay. [4] Một thương tóc bỏ đuôi gà Hai thương ăn nói mặn mà có duyên Ba thương má lúm đồng tiền Bốn thương răng nhánh hạt huyền kém thua Năm thương cổ yếm đeo bùa Sáu thương nón thượng quai tua dịu dàng Bảy thương nết ở khôn ngoan Tám thương ăn nói lại càng thêm xinh Chín thương cô ở một mình

Mười thương con mắt đưa tình với ai Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của bài ca dao trên? Câu 2: Tìm biện pháp tu từ trong bài ca dao số [4] và nêu tác dụng của nó? Câu 3: Qua mỗi bài ca dao [1], [2], [3], em cảm nhận như thế nào về thân phận của người phụ nữ ngày xưa?

Hình ảnh hạt mưa sa lại gợi lên một sắc thái khác. Người phụ nữ cảm thấy thân phận mình quá nhỏ bé, gần như vô nghĩa. Có bao nhiêu hạt mưa từ trời cao rơi xuống trong một cơn mưa?! Mọi hạt mưa đều trong trẻo, mát lành như nhau nhưng chỗ rơi xuống – tức số phận của từng hạt mưa lại không giống nhau.

Sự rủi may của hoàn cảnh không thể nào đoán định trước được. Nó có thể dẫn đến những điều trái ngược hoàn toàn trong cảnh ngộ. Giữa muôn ngàn hạt mưa, một số hạt may mắn không rơi xuống giếng, không mất hút vào luống cày mà lại rơi vào vườn hoa, vào chốn lầu son gác tía đài các. Bài ca dao này quả là một bức tranh sinh động về thân phận bấp bênh của người phụ nữ xưa kia

"Thân em như hạt mưa rào

Hạt rơi xuống đất, hạt vào vườn hoa.

Thân em như hạt mưa sa

Hạt vào đài cát, hạt ra ruộng cày."

a,

- Bài ca dao trên là lời của một người phụ nữ [ chính xác hơn là lời nói chung của những người phụ nữ xã hội xưa].

- Căn cứ vào từ " thân em " mà ta xác định được điều đó.

b,

- Phép so sánh.

`=>` Bằng việc sử dụng thành công phép so sánh trong bài ca dao trên đã làm nổi bật lên được hình ảnh, số phận của những người phụ nữ xã hội xưa. Tác giả lấy hình ảnh của " hạt mưa sa " và " hạt mưa rào " để so sánh với hình ảnh người phụ nữ. Chính phép tu từ đã làm tăng sức biểu cảm cho bài ca dao. Đồng thời, nó còn giúp ta hình dung ra một cuộc sống, số phận trôi dạt, luôn bấp bênh bởi nhiều người khác và không có quyền làm chủ bản thân của những người phụ nữ trong xã hội xưa.

c,

- Qua bài ca dao trên, ta thấy rõ được số phận đắng cay, khổ cực của những người phụ nữ trong xã hội xưa. Không chỉ thế, họ ở xã hội xưa còn luôn bị dè bỉu, cô lập và luôn bị phụ thuộc vào nam nhi chứ không có quyền lên tiếng. Họ chính là những con người " thấp cổ bé họng " trong xã hội xưa.

d,

Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son.