Hội thảo đánh giá dòng tài chính trong cảnh quan năm 2024

Tham dự Hội thảo còn có sự tham gia của các Bộ ngành, cơ quan làm công tác theo dõi, tổng hợp báo cáo, công khai các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH), chỉ tiêu giám sát vĩ mô.

Mục tiêu của Hội thảo hướng đến các cơ quan sẽ xây dựng được một đội ngũ cán bộ, nắm vững về nghiệp vụ và thông lệ của thị trường vốn quốc tế, chủ động trong việc tiếp cận thị trường và có thể tiến hành các giao dịch ngay vào các thời điểm thuận lợi nhất.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, ông Trương Hùng Long cho biết, Hội thảo diễn ra trong bối cảnh Chính phủ Việt Nam đang xây dựng các văn kiện quan trọng, báo cáo Quốc hội phê duyệt định hướng phát triển KT-XH, quản lý tài khóa, nợ công, đầu tư công... cho giai đoạn 2021-2025.

Đồng thời, vai trò, vị thế của Việt Nam ở "cửa ngõ" của giai đoạn 2021-2025 có nhiều biến chuyển tích cực. Việt Nam "tốt nghiệp ODA", gia nhập nhóm quốc gia thu nhập trung bình là dấu mốc quan trọng, mở ra nhiều khả năng mới để quản lý nợ chủ động, hiệu quả. Để bù vào phần vốn ODA đang thu hẹp dần, Việt Nam sẽ có cơ hội tiếp cận với thị trường vốn thương mại rộng lớn, cho phép chủ động, linh hoạt hơn về huy động và sử dụng vốn, chi phí vay dự kiến cũng sẽ phù hợp hơn khi Việt Nam vươn lên phát triển kinh tế.

Việc tiếp cận với thị trường vốn hoạt động theo các chuẩn mực quốc tế đòi hỏi phải trang bị các kỹ năng, kiến thức phù hợp, đảm bảo huy động được nguồn vốn với chi phí và rủi ro hợp lý trong khuôn khổ các kế hoạch, chỉ tiêu an toàn được phê duyệt.

Cùng với đó, việc tiếp cận với thị trường vốn hoạt động theo các chuẩn mực quốc tế đòi hỏi phải trang bị các kỹ năng, kiến thức phù hợp, đảm bảo huy động được nguồn vốn với chi phí và rủi ro hợp lý trong khuôn khổ các kế hoạch, chỉ tiêu an toàn được phê duyệt.

“Việc tăng cường tiếp xúc và duy trì mối liên hệ với nhà đầu tư là một nhiệm vụ quan trọng để đảm bảo chuyển tải kịp thời, chuẩn xác các thông tin vĩ mô, tình hình phát triển KT-XH của đất nước và quyết sách của Chính phủ đến với cộng đồng nhà đầu tư. Thiếu thông tin hoặc thông tin không chuẩn xác có thể làm nhà đầu tư, các bên cho vay hiểu biết sai lệch, dẫn tới đánh giá tiêu cực về mức rủi ro khi cho vay, đầu tư, thậm chí có thể dẫn tới việc rút vốn hàng loạt khỏi quốc gia đó ông Long nhấn mạnh.

Tại hội thảo, ông Bill Northfield, chuyên gia IMF điểm cầu tại Mỹ đã trình bày tham luận về mục tiêu nguyên tắc quan hệ nhà đầu tư, cụ thể: Minh bạch các thông tin dữ liệu và quyết định; Khả năng tiếp cận với chính phủ để làm rõ thêm các thông tin công khai; Khả năng dự đoán được mức độ công khai thông tin và hành vi nhất quán của chính phủ và Tính chính xác của thông tin dữ liệu với sự hỗ trợ của quy trình và thủ tục để đảm bảo chất lượng...

Tại cuộc họp, Cơ quan soạn thảo - Bộ Tài nguyên và Môi trường, cho biết, so với Luật Bảo vệ môi trường 2014, dự án Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) có 13 nhóm chính sách được sửa đổi, bổ sung, bao gồm: Tiêu chí sàng lọc dự án đầu tư; Đánh giá tác động môi trường; Giấy phép môi trường, Quản lý chất thải và công nghệ xử lý chất thải; Quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn môi trường; Nội dung, trách nhiệm quản lý nhà nước và việc phân công, phân cấp thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường; Công cụ kinh tế và nguồn lực tài chính cho bảo vệ môi trường; Quản lý cảnh quan thiên nhiên và bảo vệ môi trường trong khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên; Ứng phó với biến đổi khí hậu; Quản lý chất lượng môi trường; Quan trắc, thông tin, cơ sở dữ liệu và bảo cho môi trường; Hội nhập, hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường; Bồi thường thiệt hại về môi trường.

Đối với chính sách về quản lý chất thải và công nghệ xử lý chất thải, Bộ đã xác định được vấn đề bất cập là: Việc quản lý chất thải rắn sinh soạt hiện đang tồn tại nhiều bất cập như chưa được áp dụng theo phương thức quản lý tổng hợp, chưa chú trọng đến các giải pháp giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và thu hồi năng lượng từ chất thải dẫn đến khối lượng chất thải rắn phải chôn lấp cao, chưa tiết kiệm quỹ đất, chưa đáp ứng đầy đủ các yêu cầu bảo vệ môi trường, đã và đang là nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.

Một trong những nguyên nhân chỉ ra là chúng ta chưa thực hiện được việc phân loại tại nguồn và chưa có công nghệ xử lý phù hợp với các loại chất thải đã được phân loại. Việt Nam đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm do rác thải nhựa ngày càng gia tăng. Việc lạm dụng sử dụng túi ni lông khó phân huỷ và các sản phẩm nhựa, đặc biệt là đổ nhựa dùng một lần đã và đang để lại những hậu quả khôn lường đối với môi trường. Ước tính, mỗi năm có hơn 1,8 triệu tấn rác thải nhựa được thải ra tại Việt Nam nhưng chỉ 27% trong số đó được tái chế, Việt Nam cũng đang đối mặt với nguy cơ trở thành bãi tập kết rác toàn cầu với lượng rác thải nhựa tăng đến 200% trong năm qua. Lượng tiêu thụ nhựa tính trên đầu người ở Việt Nam qua mỗi năm đã tăng mạnh từ 3,8 kg lên mức 41,3 kg/người trong giai đoạn từ 1990- 2018.

Để giải quyết vấn đề trên, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã đưa ra phương án như sau: Sửa đổi quy định yêu cầu các hộ gia đình tự phân loại theo quy định. Tăng cường cơ chế khuyến khích hoạt động phân loại, thu gom, tái chế chất thải. Đồng thời, quy định hạn chế sử dụng túi nilon khó phân hủy và đổ nhựa sử dụng một lần.

Đối với tác động xã hội và tác động về giới của chính sách, Bộ cho biết: Khi rác thải được phân loại và thu gom, xử lý triệt để thì sẽ hạn chế được ô nhiễm, cải thiện chất lượng môi trường qua đó, sẽ giảm rủi ro gánh nặng bệnh tật do ô nhiễm môi trường gây ra…Việc phân loại rác tại nguồn và cơ chế chính sách tái chế rác thải sẽ giúp người dân có thể tận dụng, tái sử dụng lại các chất thải có thể tái chế, tái sử dụng sẽ làm giảm chi phí để mua đồ dùng mới. Chuyển đổi sang sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường góp phần hạn chế những ảnh hưởng tới sức khỏe do các sản phẩm nhựa dùng một lần, túi nilon khó phân hủy không đảm bảo chất lượng gây ra. Chính sách không ảnh hưởng đến cơ hội, điều kiện, năng lực thực hiện và thụ hưởng các quyền, lợi ích của mỗi giới do các quy định chung, không phân biệt giới. Tuy vậy, việc thực hiện phân loại rác tại nguồn lại chủ yếu được thực hiện bởi nữ giới, do vậy, khi thực hiện chính sách này, nữ giới sẽ phải bố trí thêm thời gian để thực hiện phân loại chất thải sinh hoạt tại nguồn, thay đổi thói quen khi đi chợ, mua sắm sản phẩm.

Hội thảo đánh giá dòng tài chính trong cảnh quan năm 2024

Toàn cảnh cuộc họp

Đối với chính sách về quản lý cảnh quan thiên nhiên và bảo vệ môi trường trong khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên, Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng chỉ ra vấn đề bất cập: Hiện nay, nhiều vụ việc xảy ra các hoạt động phá hủy phá vỡ toàn bộ hay một hợp phần của cảnh quan. Các hoạt động này có thể đạt được ích lợi kinh tế và xã hội trước mắt, nhưng đã và đang để lại hoặc dẫn đến hậu quả xấu về lâu dài. Ở nhiều địa phương, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội phá vỡ hay xâm hại các cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử - văn hóa; ít quan tâm đến các cảnh quan có tầm quan trọng về môi trường, sinh thái như: khu đất ngập nước có tầm quan trọng, các khu vực có đa dạng sinh học cao, hành lang đa dạng sinh học (nằm ngoài các khu bảo tồn thiên nhiên theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp và đa dạng sinh học), đồi, núi, công viên, không gian xanh lớn, vành đai xanh, rừng, sông, suối, dòng chảy quan trọng tại các khu vực đô thị và nông thôn; chưa chú trọng đến tính tổng thể về hình thái, cầu trúc, chức năng và mối liên hệ chặt chẽ giữa các hợp phần của cảnh quan.

Để giải quyết vấn đề, Bộ Tài nguyên và Môi trường đưa ra phương án: Cần có các giải pháp bù đắp, cải tạo đa dạng sinh học đã bị mất đi khi thực hiện hoạt động phát triển kinh tế, xã hội.

Về tác động xã hội, tác động giới của chính sách, Bộ nhận định, người dân tại khu vực được bồi hoãn đa dạng sinh học có cơ hội khai thác đa dạng sinh học sử dụng cho nhu cầu cuộc sống của mình. Các khu vực có giá trị đa dạng sinh học cao sẽ giúp điều hòa khí hậu, bảo đảm môi trường sống tốt lành cho người dân, giúp giảm chi phí về bệnh tật do ô nhiễm môi trường. Người dân tại khu vực có cảnh quan thiên nhiên sẽ có cơ hội khai thác cảnh quan thông qua các hoạt động văn hóa, lâm linh và du lịch. Chính sách không tạo sự bất bình đẳng đến cơ hội, điều kiện, năng lực thực hiện và thụ hưởng các quyền, lợi ích của mỗi giới; tuy nhiên, với các chính sách này, phụ nữ với sự hỗ trợ của các tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội sẽ phát huy vai trò của mình để bảo đảm ổn định và tăng cường chất lượng cuộc sống.

Ghi nhận những nỗ lực của Cơ quan soạn thảo đã tiến hành đánh giá tác động xã hội và tác động về giới đối với những chính sách mới trong Dự án Luật; tuy nhiên Thường trực Ủy ban Về các vấn đề xã hội đề nghị cần tiếp tục rà soát, nghiên cứu kỹ lưỡng để có những đánh giá cụ thể hơn nữa về các tác động tích cực và tiêu cực của chính sách; bảo đảm Luật có tính khả thi cao khi đi vào cuộc sống./.