Hãy sắp xếp các nội dung dưới đây theo thứ tự đúng với quy trình chế biến món hấp

Đề kiểm tra môn Công nghệ

TRƯỜNG THCS HOÀNG ĐỒNG
THÀNH PHỐ LẠNG SƠN
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
MÔN CÔNG NGHỆ, LỚP 9

Thời gian làm bài: 45 phút

Đề số 1. Modun: Nấu ăn

I. Trắc nghiệm khách quan (4 điểm)

Câu 1. Hãy chọn từ hoặc cụm từ đã cho điền vào chỗ trống (...) ở các câu sau để được câu trả lời đúng.

thực phẩm; bánh phồng tôm; hơi nước; vàng nâu; lò nướng; nóng già; ăn kèm; chín đều; thơm ngon

1. Chả đùm được làm chín bằng sức nóng của ..........................và được ăn nóng kèm với.....................................

2. Khi chế biến món rán, cần cho ...........................vào chất béo đang .....................; trở hai mặt thực phẩm để ngoài có lớp.....................................,giòn và .........................

3. Món chả nướng có thể ................................với bánh đa và chấm tương.

4. Có thể dùng................................để làm chín bánh bông lan

Câu 2. Hãy sắp xếp các nội dung dưới đây theo thứ tự đúng với quy trình chế biến món hấp.

Cho món hấp vào đĩa và trang trí thích hợp (1).

Làm sạch, tẩm ướp gia vị nếu cần (2).

Cho nước vào nồi hấp, cho nguyên liệu đã sơ chế vào nồi hấp (3).

Đun sôi với lửa to, đậy kín nắp đến khi thực phẩm chín (4).

II. Tự luận (6 điểm)

Câu 3.So sánh món xào và món rán. Kể tên những món xào và món rán mà em biết.

Câu 4. Trình bày đẩy đủ, chi tiết các bước thực hiện món xôi vò (từ khâu chuẩn bị đến khâu hoàn tất).

Câu 5. Trình bày yêu cầu kĩ thuật của món hấp.

Download tài liệu để xem thêm chi tiết

Giải vở bài tập công nghệ 6 – Bài 22: Quy trình tổ chức bữa ăn giúp HS giải bài tập, lĩnh hội các kiến thức, kĩ năng kĩ thuật và vận dụng được vào thực tế cần khơi dậy và phát huy triệt để tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập:

  • Sách Giáo Khoa Công Nghệ Lớp 6

  • Sách Giáo Viên Công Nghệ Lớp 6

Để tổ chức tốt bữa ăn, cần thực hiện theo quy trình gồm các công việc:

– Xây dựng thực đơn.

– Chọn lựa thực phẩm cho thực đơn.

– Chế biến món ăn.

– Trình bày và thu dọn sau khi ăn.

Tại sao những công việc này phải thực hiện theo quy trình?

Lời giải:

Để muốn có bữa ăn hợp lí hơn.

1. Thực đơn là gì?

Thực đơn là bảng ghi lại tất cả những món ăn dự định sẽ phục vụ trong bữa tiệc, cỗ, liên hoan hay bữa ăn thường ngày.

Trình tự sắp xếp trong thực đơn phản ánh phần nào phong tục về ăn uống của từng vùng, miền và thể hiện sự phong phú, dồi dào về thực phẩm.

2. Nguyên tắc xây dựng thực đơn

Em hãy điền thêm nội dung vào khoảng trống (…) trong bảng sau:

Lời giải:

NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG (1) TÍNH CHẤT BỮA ĂN
Thường ngày (2) Cỗ, tiệc (2)
a) Thực đơn có số lượng và chất lượng món ăn phù hợp với tính chất của bữa ăn.

– 3 đến 4 món ăn

– Thực phẩm thông dụng, chế biến đơn giản.

– 4 đến 5 món ăn trở lên

– Thực phẩm cao cấp, chế biến công phu.

b) Thực đơn phải đủ các loại món ăn chính theo cơ cấu của bữa ăn Canh – mặn – xào (hoặc luộc) và dùng với nước chấm.

– Canh (hoặc súp)

– Rau, củ, quả tươi hoặc trộn hỗn hợp hay muối chua

c) Thực đơn phải đảm bảo yêu cầu về mặt dinh dưỡng của bữa ăn và hiệu quả về mặt kinh tế.

– Thay đổi thức ăn trong cùng một nhóm

– Cân bằng chất dinh dưỡng giữa các nhóm thức ăn

– Chọn thức ăn phù hợp với điều kiện kinh tế của gia đình

– Thay đổi nhiều loại thức ăn khác nhau.

Để thực hiện các món ăn ghi trong thực đơn cần lưu ý những vấn đề gì?

Lời giải:

Chất lượng thực phẩm: tươi ngon.

Số lượng thực phẩm: vừa đủ dùng (kể cả gia vị)

1. Đối với thực đơn cho các bữa ăn thường ngày

Hãy điền dấu (x) vào ô trống đầu câu trả lời đúng.

Lời giải:

Chọn nhiều thực phẩm giàu chất đạm
Chọn đủ các loại thực phẩm ở 4 nhóm thức ăn cần thiết cho cơ thể trong 1 ngày
Cần chọn nhiều rau và nhiều chất bột cho no đủ
x Thực phẩm được lựa chọn phải đầy đủ chất dinh dưỡng, vệ sinh nhưng không chi tiêu nhiều hơn số tiền dự định cho việc ăn uống
x Quan tâm đến tuổi tác, sức khoẻ, sở thích, công việc của các thành viên trong gia đình

2. Đối với thực đơn dùng cho các bữa liên hoan, chiêu đãi

Hãy điền dấu (x) vào ô trống đầu câu trả lời đúng.

Lời giải:

Chọn thực phẩm đủ cho các loại món ăn theo cấu trúc của thực đơn (kể cả gia vị)
x Chọn nhiều thực phẩm quý hiếm, trái mùa cho món ăn đặc sản mặc dù giá tương đối đắt
Số lượng thực phẩm đủ cho số người dự bữa, không mua quá thừa gây lãng phí

Kĩ thuật chế biến món ăn được thực hiện qua các khâu nào?

– Sơ chế thực phẩm

– Chế biến món ăn

– Trình bày món ăn.

Hãy nhớ lại những kiến thức đã học ở các bài trước và ghi nội dung vào chỗ trống (…) các đoạn viết sau:

1. Sơ chế thực phẩm

Là khâu chuẩn bị thực phẩm trước khi chế biến.

2. Chế biến món ăn

a) Các phương pháp chế biến thực phẩm

– Sử dụng nhiệt: rán, nướng, hấp, …

– Không sử dụng nhiệt: trộn giấm, ngâm muối.

b) Hiệu quả: Làm thực phẩm chín, thơm ngon, thay đổi hương vị so với ban đầu (giảm mùi hăng).

c) Chọn và thực hiện đúng kĩ thuật phương pháp chế biến đối với từng loại món ăn của thực đơn

Ví dụ:

– Món nộm: trộn thực phẩm động vật và động vật với gia vị phù hợp.

– Món gà luộc: luộc nguyên con vào nồi nước sôi rồi vặn nhỏ lửa.

– Món cá rán: sơ chế rồi rán nguyên con (nếu vừa với chảo) với dầu nóng.

– Món đậu cô ve xào thịt nạc: xào trước cho chín thực phẩm động vật, thực vật rồi xào chung 1 – 2 phút.

3. Trình bày món ăn?

Tại sao phải trình bày món ăn?

Lời giải:

Để tăng phần sinh động cho món ăn, tạo cảm giác ngon miệng cho người dùng.

Món ăn phải được bày vào bát, đĩa phù hợp.

Ví dụ: Món cá hấp (cả con) thường sử dụng đĩa hình tròn, màu trắng, món nấu thường được múc vào bát to.

Món ăn phải được trình bày có tính thẩm mĩ, sáng tạo, kết hợp các mẫu rau củ, quả tỉa hoa trang trí

Hình thức trình bày bàn ăn phụ thuộc vào yếu tố nào?

Căn cứ vào tính chất của bữa ăn để từ đó đưa ra cách trình bày phù hợp.

Lời giải:

Ví dụ:

– Bữa cơm thường: đơn giản, nhẹ nhàng do là bữa ăn hàng ngày.

– Bữa cỗ, tiệc: trang trí công phu, tinh xảo kết hợp nhiều loại hoa, rau củ quả.

Những công việc cần làm để trình bày bàn ăn và thu dọn sau khi ăn:

1. Chuẩn bị dụng cụ

– Căn cứ vào thực đơn và số người dự bữa để tính số bàn ăn phù hợp và các loại bát (chén), đĩa, thìa (muỗng, … cho đầy đủ và phù hợp.

– Cần chọn dụng cụ đẹp, phù hợp tính chất bữa ăn.

2. Bày bàn ăn

– Bàn ăn cần được trang trí lịch sự, đẹp mắt.

– Món ăn đưa ra theo thực đơn, được trình bày đẹp, hài hoà về màu sắc và hương vị.

– Cách bày bàn, bố trí chỗ ngồi, cách phục vụ phụ thuộc vào tính chất của bữa ăn.

3. Cách phục vụ và thu dọn sau khi ăn

a) Cách phục vụ

Phục vụ lịch sự, nhã nhặn, tôn trọng với người đang ăn.

b) Cách dọn bàn

– Xếp dụng cụ ăn uống theo từng loại (bát, đĩa, cốc, …)

– Không thu dọn dụng cụ ăn uống khi còn người đang ăn.

Câu 2 (Trang 77 – vbt Công nghệ 6): Những điểm cần lưu ý khi xây dựng thực đơn là:

a) Số lượng và chất lượng món ăn

b) Loại món ăn chính theo cơ cấu bữa ăn

c) Đảm bảo yêu cầu về mặt dinh dưỡng và hiệu quả kinh tế

Lời giải:

a) Phù hợp với tính chất của bữa ăn.

b) Đủ món ăn chính.

c) Đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng, thay đổi trong cùng một nhóm, phù hợp với kinh tế gia đình.

Câu 3 (Trang 77 – vbt Công nghệ 6): Cách sắp xếp bàn ăn và cách phục vụ trong các bữa tiệc, liên hoan:

Lời giải:

* Tiệc, liên hoan tự chọn (tự phục vụ): xếp dãy các bàn và đặt các món ăn lên cho khách tự chọn.

* Tiệc, liên hoan có người phục vụ: dọn đồ ra bàn ăn cho khách, sắp xếp hợp lí cho các món ăn nhìn đẹp mắt.

Luyện tập 4 trang 40 Công nghệ lớp 6 - Chân trời sáng tạo: Em hãy sắp xếp các hình ảnh dưới đây theo thứ tự của quy trình chế biến món hành ngâm giấm cho phù hợp.

Hãy sắp xếp các nội dung dưới đây theo thứ tự đúng với quy trình chế biến món hấp

Lời giải:

Sắp xếp các hình ảnh trên theo thứ tự của quy trình chế biến món hành ngâm:

Tiến trình

Hình

Bước 1

d

Bước 2

c

Bước 3

a

Bước 4

b