Dịch vụ là gì địa lý 9 năm 2024

Dịch vụ là một trong khu vực kinh tế lớn, gồm các ngành dịch vụ sản xuất, dịch vụ tiêu dùng , dịch vụ công cộng. Các ngành dịch vụ thu hút ngày càng nhiều lao động, tạp việc làm và đem lại nguồn thu nhập lớn cho nền kinh tế. Sau đây, Tech12h sẽ tóm tắt kiến thức trọng tâm bài học cũng như hướng dẫn làm bài tập để các bạn hiểu rõ hơn.

Dịch vụ là gì địa lý 9 năm 2024

A. Kiến thức trọng tâm

  1. Cơ cấu và vai trò của dịch vụ trong nền kinh tế

1. Cơ cấu ngành dịch vụ

  • Dịch vụ là các hoạt động đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của con người.
  • Cơ cấu nước ta rất đa dạng, gồm các nhóm ngành : Dịch vụ tiêu dùng, dịch vụ sản xuất, dịch vụ công cộng…..
  • Khi kinh tế càng phát triển thì cơ cấu dịch vụ càng đa dạng.

2. Vai trò của dịch vụ trong sản xuất và đời sống

  • Đối với sản xuất:
    • Cung ứng nguyên liệu, vật tư cho sản xuất và đưa sản phẩm đến người tiêu dùng.
    • Tạo ra liên hệ giữa các ngành sản xuất, các vùng trong nước và giữa nước ta với nước ngoài.
  • Trong đời sống:
    • Tạo điều kiện việc làm, nâng cao đời sống nhân dân, đem lại nguồn thu nhập lớn cho nền kinh tế.

II. Đặc điểm phát triển và phân bố các ngành dịch vụ ở nước ta

1. Đặc điểm phát triển

  • Dịch vụ phát triển khá nhanh. Năm 2002 chiếm 25% lao động và chiếm 38,55 trong cơ cấu GDP nước ta.
  • Cơ cấu các ngành dịch vụ ngày càng đa dạng hơn.
  • Chủ yếu là dich vụ tiêu dùng (51%) dịch vụ sản xuất còn chiếm tỉ trọng nhỏ (26,8%).

2. Đặc điểm phân bố

  • Sự phân bố dich vụ phụ thuộc chặt chẽ vào phân bố dân cư, sự phát triển của sản xuất.
  • Các hoạt động dịch vụ ở nước ta phân bố không đồng đều chủ yếu tập trung ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
  • Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội là hai trung tâm dịch vụ lớn nhất và đa dạng nhất nước ta…

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Hướng dẫn trả lời câu hỏi giữa bài học

Trang 48 sgk Địa lí 9

Dựa vào hình 13.1, tính tỉ trọng của các nhóm dịch vụ tiêu dùng, dịch vụ sản xuất, dịch vụ công cộng và nêu nhận xét?

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Cơ cấu và vai trò của ngành dịch vụ trong nền kinh tế

1. Cơ cấu ngành dịch vụ

  • Dịch vụ bao gồm một tập hợp các hoạt động kinh tế, rất rộng lớn và phức tạp. Đó là các hoạt động đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của con người, được chia thành:
  • Dịch vụ tiêu dùng
  • Dịch vụ sản xuất
  • Dịch vụ công cộng.

2. Vai trò của dịch vụ trong sản xuất và đời sống

  • Nhờ có các hoạt động vận tải thương mại mà các ngành kinh tế nông, lâm, ngư nghiệp và công nghiệp được cung cấp nguyên liệu, vật tư sản xuất; đồng thời sản phẩm của các ngành này cũng được tiêu thụ.
  • Các hoạt động dịch vụ cũng tạo ra các mối liên hệ giữa các ngành sản xuất, các vùng trong nước và giữa nước ta với nước ngoài.
  • Các ngành dịch vụ thu hút ngày càng nhiều lao động, tạo nhiều việc làm, góp phần quan trọng nâng cao đời sống nhân dân và đem lại nguồn thu nhập lớn cho nền kinh tế.

1.2. Đặc điểm phát triển và phân bố các ngành dịch vụ ở nước ta

1. Đặc điểm phát triển

  • Khu vực dịch vụ ở nước ta mới chiếm khoảng 25% lao động nhưng lại chiếm 38,5 % trong cơ cấu GDP (năm 2002).
  • Trong điều kiện mở của nền kinh tế. chuyển dịch cơ cấu kinh tế, ngành dịch vụ ở nước ta phát triển khá nhanh và ngày càng có nhiều cơ hội để vươn lên ngang tầm khu vực và quốc tế.
  • Việt Nam đang trở thành thị trường thu hút nhiều công ti nước ngoài mở các hoạt động dịch vụ, nhất là trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, y tế, du lịch, giáo dục đại học,… Điều này càng cho thấy rõ khả năng thu lợi nhuận cao của các ngành dịch vụ.
  • Việc nâng cao chất lượng dịch vụ và đa dạng hoá các loại hình dịch vụ phái dựa trên trình độ công nghệ cao, lao động lành nghề, cơ sở hạ tầng kĩ thuật tốt. Đây là một thách thức trong phát triển các hoạt động dịch vụ ở nước ta hiện nay.

2. Đặc điểm phân bố

  • Sự phân bố của các hoạt động dịch vụ phụ thuộc chặt chẽ vào phân bổ của các đối tượng đòi hỏi dịch vụ, trước hết là phân bố dân cư. Vì vậy, ở các thành phố lớn, thị xã, các vùng đồng bằng là nơi tập trung đông dân cư và nhiều ngành sản xuất cũng là nơi tập trung nhiều hoạt động dịch vụ. Ngược lại, ở các vùng núi, dân cư thưa thớt, kinh tế còn nặng tính chất tự cấp, tự túc thì các hoạt động dịch vụ còn nghèo nàn.
  • Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm dịch vụ lớn nhất và đa dạng nhất ở nước ta. Đây là hai đầu mối giao thông vận tải, viễn thông lớn nhất cả nước. Ở hai thành phố này tập trung nhiều trường đại học lớn, các viện nghiên cứu. các bệnh viện chuyên khoa hàng đầu. Đây cũng là hai trung tâm thương mại, tài chính, ngân hàng lớn nhất nước ta. Các dịch vụ khác như quảng cáo, bảo hiểm, tư vấn, văn hoá, nghệ thuật, ăn uống,… đều phát triến mạnh