Đâu là đặc trưng chủ yếu của kinh tế thị trường

Mục đích của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là phát triển lực lượng sản xuất hiện đại, gắn liền với xây dựng quan hệ sản xuất mới phù hợp trên cả ba mặt. Sở hữu, quản lý và phân phối nhằm thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Về sở hữu

Sẽ phát triển theo hướng còn tồn tại các hình thức sở hữu khác nhau. Nhiều thành phần kinh tế khác nhau trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ  đạo.  Tiêu  chuẩn  căn  bản  để  đánh  giá  hiệu  quả  xây  dựng  quan  hệ  sản  xuất theo định hướng xã hội chủ nghĩa là thúc đẩy phát triển lực lượng sản xuất, cải thiện đời sống nhân dân và thực hiện công bằng xã hội nên phải từng bước xác lập và phát triển chế độ sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất chủ yếu một cách vững chắc, tránh nóng vội xây dựng ồ ạt mà không tính đến hiệu quả như trước đây. 

Về quản lý

trong kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phải có sự quản lý của Nhà nước xã hội chủ nghĩa. Nhà nước xã hội chủ nghĩa quản lý nền kinh tế bằng pháp luật, chiến lược, kế hoạch, chính sách đồng thời sử dụng cơ  chế  thị  trường,  các  hình  thức  kinh  tế  và  phương  pháp  quản  lý  kinh  tế  thị trường để kích thích sản xuất, giải phóng sức sản xuất, phát huy tính tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực, khuyết tật của cơ chế thị trường, bảo vệ lợi ích của nhân dân lao động của toàn thể nhân dân. 

Về phân phối

Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thực hiện đa dạng hoá các hình thức phân phối. “Thực hiện chế độ phân phối chủ yếu theo kết quả lao động, hiệu quả kinh tế, đồng thời theo mức đóng góp vốn cùng các nguồn lực khác và thông qua phúc lợi xã hội”1. Cơ chế phân phối này vừa tạo động lực kích thích các chủ thể kinh tế nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng  thời  hạn  chế  những  bất  công  trong  xã  hội.  Thực  hiện  tăng  trưởng  kinh  tế gắn liền với tiến bộ, công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển. 

Tính định hướng xã hội chủ nghĩa

Tính định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường nước ta còn thể  hiện  ở chỗ  tăng  trưởng  kinh  tế  phải  đi  đôi  với  phát  triển  văn  hóa,  giáo  dục, xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, làm cho chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần của nhân dân, nâng cao dân trí, giáo dục và đào tạo con người, xây dựng và phát triển nguồn nhân lực của đất nước. 

Chủ  trương  xây  dựng  và  phát  triển  nền  kinh  tế  thị  trường

Chủ trương xây dựng và phát triển kinh tế thị trường  định  hướng  xã hội chủ nghĩa thể hiện trình độ tư duy, và vận dụng của Đảng ta về quy luật về sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Đây là mô hình kinh tế tổng quát của nước ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. 

Đặc điểm của nền kinh tế thị trường là gì? Mời quý khách hàng cùng theo dõi bài viết dưới đây của công ty Luật ACC để biết thông tin cụ thể về các thắc mắc trên.

Đâu là đặc trưng chủ yếu của kinh tế thị trường
Đặc điểm của nền kinh tế thị trường

Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thực chất là kiểu tổ chức nền kinh tế – xã hội vừa dựa trên những nguyên tắc và quy luật của kinh tế thị trường, vừa dựa trên những nguyên tắc và bản chất của chủ nghĩa xã hội.

Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là tên gọi mà Đảng Cộng sản Việt Nam đặt ra cho mô hình kinh tế hiện tại của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được mô tả là một nền kinh tế thị trường nhiều thành phần, trong đó khu vực kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, với mục tiêu dài hạn là xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Tùy thuộc vào chế độ chính trị và điều kiện phát triển của quốc gia hay vùng lãnh thổ thì kinh tế thị trường có rất nhiều hình thức khác nhau như: tự do, xã hội, nhà nước, xã hội chủ nghĩa…

– Nhà nước quản lý nền kinh tế thị trường bằng luật pháp, tạo ra các điều kiện tốt nhất cho thị trường hoạt động, điều tiết toàn bộ nền kinh tế bằng các công cụ kinh tế hợp pháp và khắc phục những thất bại của thị trường.

– Hàng hóa, lao động, dịch vụ phải được tự do trao đổi trên thị trường, các công cụ điều tiết thụ trường như tỷ giá ngoại tệ, tiền lương, giá cả, lãi suất ngần hàng…phải được hình thành trên cơ sở thị trường.

– Cá nhân, doanh nghiệp tham gia vào hoạt động của thị trường dưới sự điều tiết của quy luật kinh tế thị trường như cung cầu, giá cả và cạnh tranh. Thị trường hoạt động phải đảm bảo bình đẳng và tự chủ của các thành phần kinh tế tham gia thị trường, quyền lợi như nhau trong việc tham gia, rút khỏi, tự do kinh doanh.

– Thị trường là cơ sở cho việc phân bố hiệu quả các nguồn lực kinh tế, khác biệ hẳn với nền kinh tế hiến vật hay kế hoạch hóa tập trung.

– Sản phẩm và dịch vụ do lao động tạo ra là hàng hóa được trao đổi dựa trên nguyên tắc thị trường và theo giá cả thị trường.

Có rất nhiều loại kinh tế thị trường cơ bản sau:

– Kinh tế thị trường xã hội (Social market economy)

– Kinh tế thị trường tự do (Liberal market economy)

– Kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa (Trung Quốc).

– Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (Việt Nam)

– Kinh tế thị trường tư bản nhà nước.

Đại hội XII đã có bước phát triển mới rất rõ nét, xác định đặc trưng cơ bản của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam như sau: “Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nền kinh tế vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường, đồng thời bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước. Đó là nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế; có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, nhằm mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

5 đặc trưng cơ bản của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam cụ thể là:

– Thứ nhất là mục tiêu của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

+ Để có thể phân biệt nền kinh tế thị trường của nước ta so với nền kinh tế thị trường khác phải nói đến mục đích chính trị mục tiêu kinh tế xã hội mà Đảng và nhân dân đã chọn. Mục tiêu của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là nhằm thực hiện dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

+ Làm cho dân giàu: Nội dung căn bản của dân giàu là mức bình quân GDP đầu người tăng nhanh trong một thời gian ngắn và khoảng cách giàu, nghèo trong xã hội ngày càng được thu hẹp.

+ Làm cho nước mạnh: Thể hiện ở mức đóng góp to lớn của nền kinh tế thị trường cho ngân sách quốc gia; ở sự gia tăng ngành kinh tế mũi nhọn; ở sự sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả các nguồn tài nguyên quốc gia; ở sự bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ các bí mật quốc gia về tiềm lực kinh tế, khoa học, công nghệ và an ninh, quốc phòng.

+ Làm cho xã hội công bằng, văn minh: Thể hiện ở việc xử lý các quan hệ lợi ích ngay trong nội bộ nền kinh tế thị trường, ở đó việc góp phần to lớn vào giải quyết các vấn đề xã hội, ở việc cung ứng các hàng hóa và dịch vụ có giá trị không chỉ về kinh tế mà còn có giá trị cao về văn hóa, xã hội.

+ Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam lấy lợi ích và phúc lợi toàn dân làm mục tiêu. Phát triển kinh tế thị trường để phát triển lực lượng sản xuất, giải phóng mạnh mẽ lực lượng sản xuất; xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội nâng cao đời sống nhân dân bằng việc đẩy mạnh xóa đói, giảm nghèo, khuyến khích mọi người vươn lên làm giàu chính đáng, giúp đỡ người khác thoát nghèo và từng bước khá giả hơn. Kinh tế thị trường bản thân nó là nội lực thúc đẩy tiến trình kinh tế – xã hội. Mục tiêu này thể hiện rõ mục đích phát triển kinh tế thị trường là vì con người, nâng cao đời sống nhân dân, mọi người điều được hưởng thụ thành quả của sự phát triển.

– Thứ hai là vấn đề sở hữu trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

+ Vấn đề sở hữu trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tồn tại nhiều hình thức sở hữu với nhiều thành phần kinh tế khác nhau. Theo quan điểm tại đại hội XII của Đảng cộng sản Việt Nam hiện nay có bốn thành phần kinh tế gồm: thành phần kinh tế nhà nước, thành phần kinh tế tập thể, thành phần kinh tế tư nhân và thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

+ Các thành phần kinh tế độc lập với nhau bình đẳng với nhau trước pháp luật. Nhà nước khuyến khích mọi thành phần kinh tế phát triển.

+ Ngoài ra mỗi thành phần kinh tế chịu sự tác động của các quy luật kinh tế riêng bên cạnh tính thống nhất giữa các thành phần kinh tế cũng có sự khác nhau thậm chí có thể có mẫu thuẫn khiến cho nền kinh tế thị trường ở nước ta có khả năng phát triển theo những hướng khác nhau. Các thành phần kinh tế khác nhau dựa trên các quan hệ sở hữu khác nhau và thường đại diện cho những giai cấp, tầng lớp xã hội khác nhau. Do đó trong quá trình cùng phát triển chúng đan xen đấu tranh mâu thuẫn và phát triển theo những khuynh hướng khác nhau. Vì vậy kinh tế nhà nước phải giữ vai trò chủ đạo là để giữ vững định hướng xả hội chủ nghĩa trong phát triển kinh tế

– Thứ ba là hoạt động quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa:

+ Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đại diện cho đa số nhân dân trong xã hội và phải bảo vệ quyền lợi, lợi ích của nhân dân.

+ Quản lý nền kinh tế bằng pháp luật, bằng chiến lược, kế hoạch, chính sách đồng thời sự dụng cơ chế thị trường, các hình thức kinh tế và phương pháp quản lý kinh tế thị trường để kích thích sản xuất, giải phóng sức sản xuất, phát huy tính tích cực và khắc phục những tiêu cực, hạn chế do cơ chế thị trường mang lại, bảo vệ lợi ích của nhân dân và xã hội.

– Thứ tư kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thực hiện đa dạng hóa các hình thức phân phối.

+ Mỗi chế độ xã hội lại có hình thức phân phối đặc trưng. Các hình thức phân phối là một bộ phận của quan hệ sản xuất và do quan hệ sở hữu quyết định. Nhưng ngược lại quan hệ phân phối là hình thức thực hiện về mặt kinh tế của quan hệ sở hữu.

+ Tại Việt Nam hiện đang thực hiện chế độ phân phối chủ yếu theo kết quả lao động, hiệu quả kinh tế, đồng thời theo mức đóng góp vốn cùng các nguồn lực khác và thông qua phúc lợi xã hội. Cơ chế phân phối này tạo động lực để kích thích các chủ thể kinh tế nâng cao hiệu quả hoạt động, sản xuất, kinh doanh, đồng thời hạn chế những bất công trong xã hội.

+ Do trình độ của lực lượng sản xuất còn chưa đồng đều nên tồn tại nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, do đó tất yếu cần có sự tồn tại đa dạng về quan hệ phân phối.

– Thứ năm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đồng thời với bảo đảm công bằng xã hội nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

+ Nền kinh tế luôn gắn tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa, giáo dục, xây dựng con người và thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội.

+ Nền kinh tế đó luôn có sự gắn kết chặt chẽ chính sách kinh tế với chính sách xã hội, phát triển kinh tế với nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, mọi người đều có cơ hội và điều kiện phát triển toàn diện. Đây cũng là một trong những mục tiêu của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thể hiện sự khác biệt so với kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa về việc phân cực giàu nghèo, phân hóa xã hội.

Ngoài ra nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nền kinh tế độc lập, tự chủ đi đôi với chủ động hội nhập quốc tế, kết hợp nội lực với ngoại lực thành nguồn lực tổng hợp để phát triển đất nước.

Trên đây là toàn bộ nội dung trả lời cho câu hỏi Đặc điểm của nền kinh tế thị trường mà chúng tôi cung cấp đến cho quý khách hàng. Nếu có bất kỳ vấn đề vướng mắc cần giải đáp cụ thể, hãy liên hệ với Công ty luật ACC để được hỗ trợ:

Hotline: 1900.3330Zalo: 0846967979Gmail:

Website: accgroup.vn