Công tác an toàn giao thông trong trường học

Xác định công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông (TTATGT) là nhiệm vụ quan trọng, thời gian qua lực lượng Cảnh sát giao thông Công an Hà Tĩnh đã triển khai thực hiện có hiệu quả nhiều giải pháp, trong đó đặc biệt quan tâm đến công tác tuyên truyền pháp luật tại các trường học nhằm nâng cao nhận thức cho học sinh, sinh viên trong việc đảm bảo TTATGT. Từng bước kiểm soát và đẩy lùi các hành vi vi phạm TTATGT, hạn chế tới mức thấp nhất những thiệt hại do tai nạn giao thông gây ra.

Thời gian qua, trên địa bàn Hà Tĩnh liên tiếp xảy ra những vụ tai nạn thương tâm nhất là đối với học sinh khi tham gia điều khiển phương tiện giao thông, hậu quả đó có thể bắt nguồn từ những sự bất cẩn của người điều khiển phương tiện giao thông, nhưng họ đã phải trả giá, thậm chí là bằng cả tính mạng của mình, để lại những đau thương mất mát cho người ở lại và gánh nặng cho toàn xã hội. Nhằm hạn chế tình trạng trên, đồng thời tích cực xây dựng văn hóa giao thông trong học đường, lực lượng Cảnh sát giao thông Công an Hà Tĩnh thời gian qua đã chủ động phối hợp với Ngành giáo dục đào tạo xây dựng, tổ chức thực hiện các chương trình ngoại khóa, lồng ghép tuyên truyền giáo dục ATGT cho học sinh, sinh viên.
Luôn xác định việc giáo dục pháp luật nói chung, Luật ATGT nói riêng cho học sinh và nhân dân là việc làm cần thiết, với chức năng nhiệm vụ của mình, lực lượng CSGT Công an tỉnh đã chủ động tham mưu cho Ban Giám đốc Công an tỉnh chỉ đạo lực lượng Cảnh sát giao thông các cấp đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về trật tự ATGT, thường xuyên đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền cho phù hợp với trình độ, đối tượng và tình hình trật tự ATGT trên địa bàn. Đặc biệt phối hợp với các trường học đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm cho học sinh trong việc chấp hành Luật ATGT, khi mà đây là bộ phận hiện nay sử dụng phổ biến lượng phương tiện giao thông là xe đạp điện, xe máy điện - tiềm ẩn nhiều nguy cơ khó lường. Theo đó trong năm 2021, Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh và Đội Cảnh sát giao thông Công an các huyện, thành phố, thị xã đã xây dựng nhiều kế hoạch tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, trong đó đã tổ chức hơn 100 buổi tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, ký cam kết và đảm bảo trật tự ATGT - TTXH cho hơn 30.000 lượt học sinh của 98 trường học trên địa bàn tỉnh.

Công tác an toàn giao thông trong trường học

Phòng Cảnh sát Giao thông Công an Hà Tĩnh tổ chức tuyên truyền pháp luật tại trường học (Hình ảnh trước tháng 3/2021)

Theo đó, mỗi tháng 1 lần, tại các Đội Cảnh sát giao thông - trật tự, Công an các huyện, thành phố, thị xã trên địa bàn tỉnh đều đặn tổ chức các hoạt động tuyên truyền Luật giao thông đường bộ cho giáo viên và học sinh tại các trường học trên địa bàn đóng chân. Tại buổi tuyên truyền các cán bộ chiến sỹ Cảnh sát giao thông đã tập trung phổ biến các nội dung cơ bản của Luật giao thông đường bộ, những nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông và giới thiệu với các em học sinh về các biển báo và tín hiệu đèn giao thông, hướng dẫn kỹ năng tham gia giao thông an toàn và các hành vi ứng xử có văn hóa khi tham gia giao thông. Đồng thời các em được giao lưu, trả lời các câu hỏi liên quan đến lĩnh vực giao thông đường bộ và được hướng dẫn kĩ năng tham gia giao thông an toàn, sử dụng mũ bảo hiểm đúng cách…. Thông qua các buổi tuyên truyền, các em học sinh đã được cung cấp nhiều thông tin bổ ích mang tính thời sự cấp thiết xảy ra trên địa bàn tỉnh như: tình hình tai, tệ nạn, ATGT; kỹ năng và các hành vi ứng xử có văn hóa khi tham gia giao thôn. Qua đó, các em sẽ được trau dồi thêm kiến thức pháp luật về an toàn giao thông đường bộ, cách xử lý các tình huống khi có tai nạn giao thông xảy ra và góp phần nâng cao ý thức tự giác chấp hành nghiêm các quy tắc giao thông đường bộ để tham gia giao thông an toàn, giảm thiểu tai nạn giao thông liên quan đến học sinh trên địa bàn. 

Công tác an toàn giao thông trong trường học

Công tác an toàn giao thông trong trường học

Công an huyện Thạch Hà tuyên truyền pháp luật bằng các hình thức trực quan, hấp dẫn (Hình ảnh Tư liệu)

Bằng sự linh hoạt, phương pháp truyền đạt hấp dẫn, trực quan sinh động khéo léo trong lồng ghép giữa các nội dung tuyên truyền với các hình ảnh minh họa, tờ rơi, buổi tuyên truyền đã nhận được sự quan tâm, tham gia sôi nổi của các em học tham gia. “Hoạt động này đã góp phần nâng cao hiểu biết, ý thức trách nhiệm trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông và xây dựng văn hóa giao thông trong trường học. Qua đó, mỗi em học sinh sẽ trở thành tuyên truyền viên tích cực tới gia đình và cộng đồng trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về đảm bảo trật tự an toàn giao thông, góp phần phòng ngừa tai nạn giao thông, chung tay cùng cộng đồng xây dựng văn hóa giao thông”, Đại uý Trần Hoàng Hiệp - Đội trưởng đội Cảnh sát giao thông – trật tự, Công an huyện Thạch Hà, chia sẽ.

Công tác an toàn giao thông trong trường học

Công an thị xã Kỳ Anh tổ chức phổ biến pháp luật tại trường học

Thấy được hiệu quả tích cực từ hoạt động tuyên tuyền trên, trong thời gian gần đây, trước ảnh hưởng kéo dài và diễn biến phức tạp của dịch bệnh, nhiều đơn vị trong Công an Hà Tĩnh đã triển khai hoạt động tuyên tuyền pháp luật ATGT dưới hình thức trực tuyến, lồng ghép vào chương trình học, xây dựng các phóng sự tuyên truyền phát trước giờ học tại các lớp học online trên địa bàn toàn tỉnh…Tất cả những việc làm đó đã tạo được sự chuyển biến tích cực về nhận thức cho học sinh trong tham gia giao thông.

Công tác an toàn giao thông trong trường học

Công an Thành phố Hà Tĩnh tổ chức tuyên truyền trực tuyến về Luật ATGT

Bên cạnh đó, trước bối cảnh đại dịch Covid 19 có những diễn biến khó lường, nhận thấy tầm quan trọng của vấn đề dịch bệnh mà toàn xã hội đang quan tâm hiện nay nên bên cạnh việc phổ biến, tuyên truyền pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ thì lực lượng Cảnh sát giao thông trên địa bàn tỉnh đã lồng ghép việc tuyên truyền để các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 để thích ứng trong trạng thái “ bình thường mới ” một cách an toàn, hiệu quả.
Với sự chủ động phối hợp giữa lực lượng Công an và ngành giáo dục trong việc tổ chức tuyên truyền về Luật an toàn giao thông cho các em học sinh, hoạt động này đã tạo được sự chuyển biến tích cực trong toàn xã hội, theo đó học sinh đã dần hình thành ý thức tự giác tuân thủ chấp hành pháp luật khi tham gia giao thông; tạo môi trường giao thông trật tự, an toàn, văn minh, thân thiện, làm cơ sở để từng bước hình thành “văn hoá giao thông" trong học đường.

Nga Nguyễn

Ủy ban An toàn giao thông quốc gia cho biết, trong thời gian qua, tai nạn giao thông ở nước ta đã giảm mạnh cả 3 tiêu chí về số vụ, số người chết và số người bị thương; công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ đã đạt được những kết quả quan trọng. Tuy nhiên, tai nạn giao thông vẫn là vấn đề nhức nhối của toàn xã hội, hàng năm cả nước có gần 8.000 người tử vong, hàng ngàn người bị thương tật vĩnh viễn do tai nạn giao thông, không ít trong số đó là trẻ em, HSSV, để lại hậu quả đau xót cho bản thân, gia đình và xã hội, ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước.

Công tác an toàn giao thông trong trường học

Phát biểu khai mạc buổi lễ, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ nhấn mạnh: "Ngành Giáo dục với gần 23 triệu HSSV là thế hệ tương lai, nhân tố quan trọng trong sự phát triển bền vững của đất nước. Vì vậy, giáo dục đào tạo thế hệ trẻ trở thành những công dân phát triển toàn diện về sức khỏe, trí tuệ, ý thức tuân thủ pháp luật là mục tiêu chủ yếu của các cơ sở giáo dục.

Trong đó, công tác giáo dục an toàn giao thông trong trường học là một trong những nhiệm vụ trọng tâm để bảo vệ các em trước hiểm họa tai nạn giao thông (TNGT). HSSV vừa là nạn nhân, vừa là nguyên nhân gây ra TNGT do một số HSSV có ý thức và kĩ năng khi tham gia giao thông hạn chế, vi phạm pháp luật an toàn giao thông (ATGT) như: Không đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe gắn máy, xe đạp điện, đi hàng đôi hàng ba, đèo quá số người quy định, chạy quá tốc độ, vượt ẩu, lạng lách, đánh võng, uống rượu bia khi tham gia giao thông…",

Để làm tốt hơn nữa công tác giáo dục kiến thức ATGT trong trường học, Bộ GD&ĐT đề nghị các sở GD&ĐT, các nhà trường tập trung thực hiện tốt đợt cao điểm hướng ứng Tháng hành động an toàn giao thông (tháng 9-2020) và cả năm học 2020 - 2021.

Tăng cường, đổi mới công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật về ATGT theo hướng tăng tính chủ động, sáng tạo của HSSV, lồng ghép hiệu quả với các phong trào, các hoạt động của nhà trường.

Phối hợp đồng bộ giữa ngành Giáo dục và các cơ quan liên quan, đặc biệt là cơ quan Công an để xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm và tạo tác động từ nhiều phía đối với công tác giáo dục an toàn giao thông cho HSSV.

Các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng sư phạm, trung cấp sư phạm quán triệt tới cán bộ, nhà giáo và HSSV nghiêm túc thực hiện quy định về nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông; quy định về đội mũ bảo hiểm; thực hiện các hành vi văn hóa ứng xử khi tham gia giao thông; tự giác chấp hành pháp luật về ATGT.

Các cơ sở giáo dục phổ thông tổ chức cho cha mẹ HS ký cam kết trong việc không giao xe máy cho HS khi chưa đủ tuổi, chưa có giấy phép lái xe; đội mũ bảo hiểm cho HS khi ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy và phương tiện xe hai bánh chạy bằng điện tham gia giao thông; mặc áo phao khi đi đò…

Cũng tại buổi lễ, ông Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch chuyên trách Uỷ ban an toàn giao thông quốc gia chia sẻ, nếu như những năm 2010 trở về trước, mỗi năm cả nước có khoảng 12.000 người tử vong vì tai nạn giao thông, thì tới năm 2019 giảm còn khoảng 7.5000 người.

Đây là nỗ lực lớn của cả hệ thống chính trị, toàn xã hội; là nỗ lực và quyết tâm đồng hành của ngành GDĐT, của thầy trò trong cả nước, đóng góp quan trọng trong kết quả chung về công tác đảm bảo trật tự ATGT.

Ông Khuất Việt Hùng tin tưởng, trong thời gian tới, Bộ GD&ĐT tiếp tục đẩy mạnh các giải pháp, cụ thể hoá các kế hoạch, nhân rộng các mô hình hiệu quả để tuyên truyền, giáo dục cho HSSV tuân thủ pháp luật về ATGT, nhằm bảo đảm trật tự ATGT và lan toả rộng ra toàn xã hội. 

Trong khuôn khổ buổi lễ phát động, 5 Sở GD&ĐT (TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Bà Rịa-Vũng Tàu) và 5 trường ĐH (Trường ĐH Sư phạm Kĩ thuật TP.HCM, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, Trường ĐH Lạc Hồng, Trường ĐH Bình Dương, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM) đã ký cam kết với Bộ GD&ĐT, Uỷ ban ATGT quốc gia về tăng cường công tác giáo dục ATGT trong trường học năm học 2020-2021.

Nguồn: PL&XH