Bài tập môn ngữ âm học đại học đà nẵng năm 2024

Có một quan niệm phổ biến rằng những môn chuyên ngành ngoại ngữ thường khó và lý thuyết khá nặng nề. Điều này thực sự ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lí của hầu hết các sinh viên, điển hình là sinh viên năm 2 chuyên ngành tiếng Anh, Đại học Ngoại Ngữ - Đại học Đà Nẵng trong quá trình tiếp cận môn “Dẫn nhập ngữ âm – Âm vị học”. Vì vậy, trong bài viết này, chúng tôi sẽ tập trung làm rõ những khó khăn mà sinh viên thường gặp khi học môn học đồng thời đề xuất cách khắc phục vấn đề. Chúng tôi dùng phương pháp khảo sát trên 100 sinh viên năm 2 khoa Tiếng Anh về những vấn đề liên quan tới quá trình học môn “Dẫn nhập ngữ âm - âm vị học, kết quả cho thấy còn khá nhiều sinh viên học yếu môn này. Đề xuất của chúng tôi là nên giao cho sinh viên lượng bài tập nhiều hơn. Hi vọng những giải pháp được chúng tôi tổng hợp trong quá trình nghiên cứu sẽ giúp sinh viên hứng khởi trong học tập và đạt kết quả cao hơn.

Tài liệu tham khảo

[1] Nguyễn Thị Thanh Thanh lớp 02SPA01, Khoa tiếng Anh, “ Tìm hiểu những khó khăn trong việc học kỹ năng nói tiếng Anh của sinh viên năm 1 trường Đại học Ngoại Ngữ - Đại học Đà Nẵng”, Kỷ yếu “Hội nghị sinh viên Nghiên cứu khoa học”, 2005, tr. 123-134. [2] Nguyễn Huy Kỷ, “Những vấn đề cốt yếu của Ngữ âm học và Âm vị học”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN “Ngoại ngữ 24”, 2008, tr.59-68. [3] Claire-A. Forel & Genoveva Puskás, Phonetics and Phonology - Reader for First Year English Linguistics - University of Geneva, 2005, pp. 3. [4] Nguyễn Thị Thanh Hương, Khoa tiếng Anh cử nhân, “Nhìn nhận lại việc sử dụng tiếng Việt trong lớp học Ngoại Ngữ”, Đào tạo ngoại ngữ để hội nhập quốc tế: Cơ hội và thách thức, Kỷ yếu “Hội nghị khoa học lần thứ 3”, 05/2007, tr. 106-11. [5] English Phonetics and Phonology – for in service classes, textbook of College of Foreign Languages, Danang University, 2014, pp. 1-3, 46-47, 63-68.

Xem thêm

plugins.themes.academic_pro.article.sidebar##

Bài tập môn ngữ âm học đại học đà nẵng năm 2024

Cách trích dẫn

Vo Le Ha Giang*, Nguyen Thi Dieu Thu, Nguyen Thi Tinh Truc, Nguyen Thi Thanh Thanh. “Những Khó khăn Khi học môn ‘DẪN NHẬP NGỮ ÂM – ÂM VỊ HỌC’ của Sinh Viên năm 2 Khoa TIẾNG ANH, Trường Đại học Ngoại ngữ- Đại học Đà Nẵng”. Tạp Chí Khoa học Và Công nghệ - Đại học Đà Nẵng, vol 10, số p.h 107, Tháng Mười 2016, tr 13-15, https://jst-ud.vn/jst-ud/article/view/730.

Trong học phần Tiếng Việt, nội dung “Ngữ âm tiếng Việt” chính là chương 1 - nội dung đầu tiên của môn học. Ngữ âm tiếng Việt cung cấp cho người học những hiểu biết về ngữ âm và ngữ âm học tiếng Việt. Kiến thức ngữ âm tuy không phải là kiến thức mới nhưng lại chưa được hệ thống một cách khoa học ở các cấp học trước. Do đó, khi học kiến thức ngữ âm, nhiều sinh viên gặp khó khăn như những kiến thức mới. Bài viết này sẽ giới thiệu một số câu hỏi và bài tập hướng dẫn tự học nội dung về ngữ âm tiếng Việt nhằm giúp sinh viên học tập lí thuyết và thực hành dễ dàng hơn với các đơn vị và hiện tượng ngữ âm tiếng Việt.

II.NỘI DUNG

  1. Câu hỏi

1). Nêu khái niệm nguyên âm, phụ âm. Lấy ví dụ cụ thể

2). Nêu đặc điểm âm tiết tiếng Việt và chứng minh các đặc điểm đó qua ví dụ cụ thể.

3). Chính âm là gì? Nêu các chuẩn phát âm theo các vùng miền phương ngữ.

  1. Bài tập

1). Phát âm và miêu tả các âm vị sau:

  1. nguyên âm /u, a/
  1. phụ âm /l, n/

2). Phân tích cấu tạo của các dãy âm tiết sau:

  1. ô, ạ, á, uá, ứa.
  1. oa, uể, uy, oe.
  1. thì, nga, tí, nghỉ.
  1. uyển, oán, oen.
  1. quý, huy, huê.
  1. chua, cua, chưa, chia.
  1. quang, huyện, thuyền.

3). Phân tích cấu tạo của các âm tiết tiếng Việt có trong đoạn thơ sau:

Những ngôi sao trên trời

Như cánh đồng mùa gặt

Vàng như những hạt thóc

Phơi trên sân nhà em.

( Nguyễn Hưng Hải)

4). Chỉ ra các âm tiết có âm đệm và các âm tiết có chứa nguyên âm đôi trong các đoạn văn sau:

  1. Mùa hè,mặt trời rắc những sợi nắng vàng rực rỡ xuống không gian. Tia nắng nhỏ cùng các ban nắng vàng vô cùng thích thú chạy nhảy khắp nơi. Nắng tràn vào vườn hoa. Muôn hoa bừng nở. Nắng nhuộm cho những cánh hoa thành muôn màu rực rỡ. Những bông hoa rung rinh vẫy nắng.

(Nguyễn Hải Vân)

b.Bé Hoa ghét nhất trên đời là bóng đêm. Mỗi khi mẹ hôn lên má bé Hoa trước lúc ngủ, đèn tắt và bóng đêm tràn vào. Tất cả xung quanh bỗng trở nên lạ lẫm và huyền bí. Bé Hoa thầm nghĩ: “Mình muốn mặt trời chiếu sáng cả ngày lẫn đêm. Ngày vui vẻ còn bóng đêm thì đáng sợ làm sao”.

- Tại sao tôi lại đáng sợ chứ? – Giọng của ai đó bất ngờ vang lên trong bóng tối. Bé Hoa ngạc nhiên nhìn xung quanh. Bé thấy bên cửa sổ một người phụ nữ, gương mặt trắng hồng và tỏa sáng như ánh trăng trên bầu trời. Cô ta khoác một chiếc áo choàng lấp lánh như những vì sao bạc.

(Vi Tiểu Thanh)

5). Thống kê lỗi sai khi phát âm theo vùng thổ ngữ nơi bạn sinh sống.

6). Điền phụ âm cuối vào chỗ trống dưới đây:

- t hay – c?

độc á…, phá… triển, bá… học, bá… sứ, hoạ… động, tá… dụng, nhạ… điệu, nhạ… nhẽo, ngạ… nhiên, ngạ… mũi, khá… nhau, lạ… đường, lạ… luộc, buộ… dây, chuộ… cống, vuố… ve, uống thuố…, lòng ruộ…, nuố… cơm, biệ… li, tập viế…, công việ…, liệ…sĩ, thiế… bị, phương bắ…, bắ… giữ, chặ… chẽ, chắ… chắn, mặ… mũi, mặ… áo, sắ… mặt, sắ… son, nhắ… nhở, chuộ… nhắt, réo rắ…, rắ… rối, gắ… gỏng.

7). Điền phụ âm đầu vào các chỗ trống dưới đây:

  1. s hay x

…inh vật, …áng tác, …ứng đáng, họa …ĩ, …ơ xuất, …a lưới, …ác định, …ắc mặt, …ốc dậy, cửa …ổ, vô …ong, …ác minh, …ác thực, cọ …át, màu …ắc, …ong toàn, …ao động, …ốc vác, biến …ắc, …ông đất, …ôi nổi, …uất hành, giả …ử, …ử trí, công …uất, …ử học, …uất kho, diễn …uất, …ơ bộ, áp …uất, năng …uất, …ử dụng, cư …ử, …ông hơi, phán …ử.

  1. ch hay tr

…a con, …ải nghiệm, động …ạm, bươn …ải, …ân phương, nam …âm, …í nhớ, thủy …iều, cây …ông, …í hướng, …iều đình, ý …í, …âu báu, mẹ …a, …iều vua, bún …ả, …ướng bụng, …í khí, …ở mặt, …ân dung, bức …anh, …anh ảnh, …ở về, …í dũng, …e đậy, …ạm khắc, …í óc, …ai lọ, …ân giò, …ống đồng, gà …ống, …ở gót, vương …iều.

  1. l hay n

…ệt bệt, …ạc đà, …ạc hậu, …ạc quan, …ão thành, …inh ứng, mầm …on, …ưu lạc, …y biệt, …ước hoa, …ước cốt, …ữ công, …ữ quyền, …õm bõm, …o …ê, …o …ắng, …ưu …uyến, …ô …ức, …ão …ùng, …óng …ảy, …ăn …óc, …ong …anh, …ành …ặn, …anh …ợi, …òe …oẹt.

  1. Hướng dẫn tự học
    1. Tài liệu học tập và tham khảo cần thiết

[1]. Nhiều tác giả ,Tài liệu học tập một số học phần đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng ngành Mầm non: Tiếng Việt, Văn học, PP làm quen với văn học, PP phát triển ngôn ngữ, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016 .

[2]. Lê A (chủ biên), Tiếng Việt, NXB ĐH Sư phạm và NXBGD, 2007.

[3] Nhiều tác giả ,Một số học phần đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng ngành giáo dục tiểu học, Tiếng Việt 1, Tiếng Việt 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016 .