Bác học Trường Quốc học Huế năm nào

Bác học Trường Quốc học Huế năm nào

Trường Quốc Học Huế là địa danh không thể bỏ lỡ trong hành trình khám phá du lịch Huế. Nơi đây sở hữu vẻ đẹp trầm mặc, thơ mộng đặc trưng của mảnh đất cố đô. Ngôi trường đã tồn tại hơn 100 năm và là chứng nhân chứng kiến bao thăng trầm trong lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam.

1. Trường Quốc Học Huế ở đâu?

  • Địa chỉ: số 12 đường Lê Lợi, phường Vĩnh Ninh, TP. Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế

Trường Quốc Học còn được biết đến với tên khác là trường Trung học Phổ thông Chuyên Quốc Học. Ngôi trường nằm bên dòng sông Hương thơ mộng và ở ngay giữa trung tâm thành phố Huế cổ kính. Trường Quốc Học Huế nổi bật với cánh cổng sơn màu đỏ rực rỡ trên trục đường chính nhộn nhịp.

Bác học Trường Quốc học Huế năm nào

>>> Bỏ túi kinh nghiệm khám phá trường Quốc Tử Giám - địa điểm du lịch hấp dẫn bậc nhất xứ kinh kỳ.

2. Tìm hiểu lịch sử trường Quốc Học Huế

Ngôi trường đã trải qua hơn 120 năm lịch sử và là một trong 3 ngôi trường lâu đời nhất ở Việt Nam. Trường Quốc Học Huế là nơi “sản sinh” ra rất nhiều nhân tài Việt Nam như chủ tịch Hồ Chí Minh, tổng bí thư Phạm Văn Đồng, nhà sử học Đào Duy Anh, đại tướng Võ Nguyên Giáp, bác sĩ Đặng Văn Ngữ…

Bác học Trường Quốc học Huế năm nào

Lịch sử hình thành trường Quốc Học:

  • Ngày 23 tháng 10 năm 1896, trường Quốc Học Huế được xây dựng theo yêu cầu của vua Thành Thái. Tên gọi ban đầu là Pháp tự Quốc học đường và là nơi chuyên dạy tiếng Pháp cho học sinh tiểu học. Sau đó, trường còn dạy cả chữ Nho và chữ Quốc ngữ.
  • Từ năm 1896 - 1936, trường đổi tên thành trường Quốc Học.
  • Từ năm 1936 - 1954, trường đổi tên thành trường Trung học Khải Định.
  • Từ năm 1955 - 1956, trường đổi tên thành trường Trung học Ngô Đình Diệm.
  • Đến năm 1956, nhân kỷ niệm 60 năm thành lập, trường đã đổi về tên trường Quốc học.
  • Sau đó ngôi trường được tu sửa theo kiến trúc Pháp thế kỉ XX và được gìn giữ đến tận bây giờ.
Bác học Trường Quốc học Huế năm nào

>>> Ghé ngay đến cung An Định Huế - nơi tồn tại hơn 100 năm và từng xuất hiện trong nhiều bộ phim, MV ca nhạc vô cùng nổi tiếng.

3. Khám phá kiến trúc Pháp độc đáo tại trường Quốc Học Huế

Trường Quốc Học là di sản kiến trúc mang đậm dấu ấn của đất nước Pháp vào đầu thế kỉ XX. Nơi đây là một trong những ngôi trường đẹp nhất Việt Nam và là công trình đẹp bậc nhất tại Huế.

Ghé thăm trường, bạn sẽ cực ấn tượng với chiếc cổng và hàng rào màu đỏ sẫm - nét đặc trưng của âm hưởng Á Đông. Trường Quốc Học Huế nằm trên một khuôn viên vô cùng rộng rãi giữa bốn con phố tấp nập. Các tòa nhà được xây dựng đan xen với các vườn cây xanh râm mát. 

Bác học Trường Quốc học Huế năm nào

Nét đặc trưng của kiến trúc tại trường Quốc Học Huế là sự pha trộn hài hòa giữa kiến trúc cổ kính của Pháp và những đường nét trang trí mang vẻ đẹp Á Đông. Các tòa nhà đều có hiên rộng, mái ngói, tường dày và cửa sổ chớp - kính. Nằm giữa trung tâm là nhà hội trường với bố cục đăng đối đẹp mặt. 

Bác học Trường Quốc học Huế năm nào

4. Check-in trường Quốc Học Huế đẹp tựa trời Tây

Trường Quốc Học là một trong các địa điểm chụp ảnh đẹp ở Huế được nhiều người yêu thích. Bạn sẽ dễ dàng lựa chọn được background cực đẹp để có một bộ ảnh siêu xinh tại trường.

Từ sân trường, mái ngói, tường đỏ đến các dãy lớp học đều vô cùng hài hòa và thơ mộng. Khung cảnh như mang bạn trở về những năm đầu của thế kỉ XX. Đứng ở bất kì một vị trí nào thì bạn cũng sẽ có được bức ảnh ấn tượng.

Bác học Trường Quốc học Huế năm nào

5. Những lưu ý khi tham quan trường Quốc Học ở Huế

Một số lưu ý đặc biệt quan trọng khi ghé thăm trường:

  • Không phải bất cứ khi nào bạn cũng có thể ghé thăm trường vì ngoài là điểm check-in, nơi đây vẫn phục vụ mục đích giảng dạy. Nếu vào ngày trong tuần, trường chỉ mở cửa cho du khách vào buổi chiều. Nếu vào ngày chủ nhật, trường mở cửa cả ngày để du khách tham quan. 
  • Trang phục để vào trường cần lịch sự, tránh hở hang để hợp với sự lành mạnh của môi trường sư phạm.
  • Các góc chụp được yêu thích nhất là hàng cây, bờ tường gạch, cổng trường, hàng lang, ghế đá và cầu thang.
Bác học Trường Quốc học Huế năm nào

Ngoài trường Quốc Học, tại Huế còn vô vàn địa danh hấp dẫn khác mà bạn không thể không ghé thăm. Nổi bật phải kể đến như chùa Thiên Mụ, Đại Nội Huế, cầu Tràng Tiền, lăng Khải Định… Đừng quên thưởng thức nền ẩm thực tuyệt đỉnh với các món đặc sản Huế ngon ngất ngây như: bánh nậm Huế, bún bò Huế, cơm hến, bánh bột lọc Huế

Để hành trình khám phá mảnh đất cố đô thêm phần trọn vẹn, bạn hãy đặt phòng tại Vinpearl Hotel Huế. Đây là khách sạn có vị trí vô cùng đắc địa khi “hướng sông Hương, tựa núi Ngự”. 

Vinpearl Hotel Huế sở hữu thiết kế hiện đại, không gian lãng mạn cùng các dịch vụ đẳng cấp bậc nhất Việt Nam. Nơi đây chắc chắn sẽ là thiên đường nghỉ dưỡng tuyệt vời để bạn tận hưởng những giây phút thư giãn tại miền di sản.

Bác học Trường Quốc học Huế năm nào

>>> Đặt phòng Vinpearl Hotel Huế để trải nghiệm ngay phòng nghỉ sang trọng, tiện ích đạt chuẩn 5 sao quốc tế.

Trường Quốc Học Huế là địa điểm du lịch vô cùng hấp dẫn với du khách cả trong và ngoài nước, đặc biệt là với các tín đồ đam mê chụp ảnh. Với khung cảnh cổ kính, thơ mộng, nơi đây chắc chắn sẽ đem đến cho bạn những bộ ảnh cực chất. Còn chần chờ gì mà không xách ba lô và ghé thăm ngôi trường danh giá lâu đời bậc nhất tại mảnh đất cố đô ngay thôi nào!

Nguyễn Tất Thành học tại ở trường Quốc học Huế năm học nào?
A. 1905-1906
B. Năm học 1906-1907
C. Năm học 1907-1908
D. Năm học 1911-1912

Spoiler: Hướng dẫn

Chọn C là đáp án đúng

Bác học Trường Quốc học Huế năm nào

Cổng Trường Quốc Học đầu thế kỷ XX, nguồn: baothuathienhue.vn

Đối diện với Cửa Ngọ Môn bên kia sông Hương là Trường Quốc Học Huế. Ngôi  trường phổ thông nổi tiếng của Huế và cả miền Trung hơn 100 năm nay.

1. Vài nét về sự hình thành Trường Quốc Học Huế thời Pháp thuộc

Trường Quốc Học Huế thành lập theo Nghị định do viên Toàn quyền Đông Dương Armand Rousseau ký ngày 18-11-1896 và Dụ của nhà Vua ngày 16 tháng 9 năm Thành Thái thứ tám (2) thay thế cho Trường Hạnh Nhân dưới sự coi sóc của triều đình Nam Việt và chịu sự giám sát tối cao của Phủ Khâm sứ Trung kỳ (La Résidence supérieure en Annam).

Tiếng Pháp là ngôn ngữ chính thống dùng để giảng dạy trong trường đồng thời chữ Hán cũng được dùng song song với tiếng Pháp.

Học sinh được nhận vào học tại trường là những cựu học sinh của Trường Quốc Tử Giám và Trường Hạnh Nhân (phải đủ 15 tuổi nhưng không quá 20 tuổi) và phải trải qua một cuộc sát hạch chứng nhận đủ trình độ tiếng Pháp và chữ Hán để có thể tiếp thu tốt bài học.

Những trường hợp sau đây sẽ được hưởng những đặc quyền ở học đường:

   1. Những công tử (con cái trong hoàng tộc);

   2. Những ấm tử (con của các quan lại trong triều);

   3. Những cựu học sinh của Trường Hạnh Nhân;

   4. Những cựu học sinh của Trường Quốc Tử Giám.

Những học sinh này sẽ được chính quyền Nam Việt trợ cấp hoặc phụ cấp để học tập theo những qui chế đã định hiện hành. Những người tốt nghiệp xuất sắc trong kỳ thi ra trường sẽ được hưởng những đặc quyền theo chế độ do chính quyền Nam Việt chu cấp.

Ngoài những đối tượng nói trên, những trẻ em con cái của dân thường cũng có thể được nhận vào học trong trường với điều kiện phải đạt thành tích xuất sắc trong kỳ thi tuyển chọn vào trường và phải được Giám đốc chấp thuận.

Đội ngũ giáo viên của trường gồm có:

           1. Một Giám đốc;

           2. Một giáo viên hạng nhất;

           3. Một giáo viên hạng nhì;

           4. Một giáo viên hang ba;

           5. Một giáo viên hạng tư;

           6. Một giáo viên phụ trách phụ đạo (petits cours);

           7. Hai giám thị.

Giám đốc của trường do viên Toàn quyền Đông Dương bổ nhiệm theo đề nghị của Khâm sứ Trung Kỳ (Résident supérieur en Annam) với ý kiến chấp thuận của Hội đồng Cơ Mật (Conseil secret).

Giám đốc trường được nhận hàm cấp tương đương  trong ngạch quan lại và có thể quan hệ trực tiếp với Khâm sứ, Hội đồng Cơ Mật và các Bộ thượng thư khác trong triều. Giám đốc đầu tiên của trường là Ngô Đình Khả (cha của Ngô Đình Diệm), Thái thượng tự khanh, Chánh Tam Phẩm (3.1).

Dấu của trường làm bằng đồng đỏ (hoàng đồng) theo mẫu dấu của Trường Quốc Tử Giám, dấu lớn mang dòng chữ : “QUỐC HỌC TRƯỜNG QUANG PHONG”, dấu nhỏ mang dòng chữ: “QUỐC HỌC”.

Đến năm 1906, bằng một Nghị định mới do viên Toàn quyền Đông Dương Broni ký ngày 20-10-1906 (3) đã tổ chức lại hệ thống Trường Quốc Học như sau:

Hệ thống trường được chia thành hai hệ:

1.Trường Pháp: dạy học sinh là người Pháp hoặc tương đương (người lai hoặc có quốc tịch Pháp) được lập ở thị xã hoặc thị trấn, trường này nhận trẻ em từ 6 đến 13 tuổi. Chương trình học căn cứ theo luật ngày 30-10-1886 về tổ chức ngạch tiểu học ở chính quốc (nước Pháp);

2. Trường Pháp-Việt:  dạy các trẻ em từ 8 đến 14 tuổi, gồm có hai hệ:

         a. Hệ Tiểu học, gồm 4 cấp

                   - Sơ học;

                   -Tiểu học;

                   -Trung học;

                  - Cao đẳng.

b. Hệ Bổ túc Pháp-Việt: được chuyền từ Trường Hoàng gia Quốc Học và được chia thành 4 ban:

                  1. Ban Chức sắc

                  2. Ban Đạc điền;

                  3. Ban Sư phạm;

                  4. Ban Giáo dục đại cương.

Ở Ban một sẽ dần dần theo các khoá Sơ cấp để tuyển vào học Trường Pháp.

Với người bản xứ: đối với những người có chức sắc thì chính quyền Nam Việt xem xét về quan hệ của họ trong các cơ chế của bộ máy hành chính Pháp mà tuyển chọn vào học trong Trường Quốc Học.

Những người không có chức sắc thì bố trí cho học các ngành : Trắc đạc, Công chánh, Đường sắt, Giáo dục, Bưu điện…

Về hạn tuổi: đối với những người có chức sắc thì hạn tuổi là: từ 30 hoặc hơn (nếu là tú tài hoặc cử nhân), 35 tuổi hoặc hơn (nếu là phó bảng hoặc tấn sĩ), số này sẽ do triều đình Nam Việt thoả thuận với Khâm sứ lựa chọn và được miễn thi. Những người không có bằng sắc thì hạn tuổi tổi thiểu là 15 và không quá 20.

2. Dấu ấn của Bác Hồ tại Trường Quốc Học Huế thời tuổi trẻ

Báo “Sài Gòn giải phóng” số 2015 ra ngày 27-11-1981(4) đăng theo tài liệu của Thông tấn xã Việt Nam, nội dung như sau:

“Người học sinh tiêu biểu nhất cho các thế hệ học sinh yêu nước và cách mạng Việt Nam đầu thế kỷ XX tại Trường Quốc Học Huế này là Nguyễn Sinh Cung sau này trở thành vị lãnh tụ vĩ đại của Cách mạng Việt Nam, của dân tộc Việt Nam: Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhiều học sinh của trường đã trở thành những nhà lãnh đạo ưu tú của Đảng và Nhà nước ta: Trần Phú, Lê Duẩn, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Tố Hữu v.v…”

Việc Bác Hồ học ở Trường Quốc Học Huế đã được Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng thuộc Thành uỷ Thành phố Hồ Chí Minh viết trong Lịch sử Đảng của Thành phố, được Báo “ Sài Gòn Giải phóng ” đăng trong số 2151 ra ngày thứ năm (13-5-1982), trong bài “Từ Huế đến Sài Gòn ra đi tìm đường cứu nước” như sau: “Khoảng 15, 16 tuổi, Nguyễn Tất Thành vào Huế lần thứ hai (khi đó cụ phó bảng Huy là Thừa biện ở Bộ Lễ). Người đã sớm hiểu biết và đau xót trước cảnh thống khổ của đồng bào, đã có chí đuổi thực dân Pháp, giải phóng đồng bào. Tại Huế, Nguyễn Tất Thành đã tham gia công tác bí mật, nhận làm liên lạc giữa các sĩ phu yêu nước. Ngườì vào học ở Trường Tiểu học Đông Ba và sớm có ý thức muốn tìm hiểu văn minh Pháp, tìm hiểu xem đằng sau những từ “tự do”, “bình đẳng”, “bác ái” chứa đựng những điều gì. Với sự thông minh hiếm có, Người đã lên được lớp nhất vào niên khoá 1907-1908.

Cụ Lê Thiện (sinh sống ở Thành phố Hồ Chí Minh) bạn cùng lớp, ngồi cùng bàn với Nguyễn Sinh Côn (tên chính thức của Bác khi học ở Trường Tiều học Đông Ba) thời đó kể rằng niên học năm 1907-1909 Trường Tiểu học Đông Ba có 10 người được chọn đi thi tốt nghiệp và có 7 người đỗ là:

         1. Nguyễn Sinh Côn;

         2. Nguyễn Đình Cảnh;

         3. Trần Kinh;

         4. Lê Viết Nhuận;

         5. Phan Văn Quế;

         6. Lê Thiện;

        7. Nguyễn Xuân Yến

Tháng 9-1908, trừ Nguyễn Đình Cảnh, còn lại 6 người đều vào học Trường Quốc Học Huế.”(4)

Như vậy ngôi trường Quốc Học Huế nổi tiếng của miền Trung từ trên 100 năm nay đã được công nhận là “Di tích Lịch sử Cách mạng quốc gia”, đã có lãnh tụ Hồ Chí Minh và những nhà lãnh đạo xuất sắc của nước ta theo học trong thời kỳ trai trẻ trước khi đi làm cách mạng giải phóng dân tộc./.

------------------------------------------

Chú thích:

1. Báo “Sài Gòn giải phóng”, số 2015, ra ngày 27-11-1981, đăng theo tài liệu của Thông tấn xã Việt Nam;

2. Công báo Đông Pháp phần 2 về Bắc Kỳ và Trung Kỳ năm 1896 (Journal officiel de l’Indochine française de l’Annam et du Tonkin,1896, 2è partie) trang 957, 958, 959;

3. Tập san Hành chính Trung Kỳ , năm 1906, trang 2008 (Bulletin administraf de l’Annam, 1906);

4. “Từ Huế đế Sài Gòn ra đi tìm đường cứu nước”, Báo “Sài Gòn giải phóng”, số 2151, ra ngày thứ năm (13-5-1982).