Người đứng đầu chi nhánh tiếng Anh la gì

  • Chi nhánh công ty là gì?

    Chi nhánh là gì? chi nhánh công ty là gì? chi nhánh công ty tiếng anh là gì? Chi nhánh công ty tiếng Trung là gì? Chắc hẳn đã có khá nhiều người nghe đến cụm từ này. Vậy định nghĩa của chi nhánh công ty là gì? Khi thành lập chi nhánh công ty cần lưu ý những điều gì? Tất cả sẽ được chúng tôi giải đáp trong bài viết dưới đây.

    >>>Xem thêm: Lưu ý khi thành lập chi nhánh <<<

    Chi nhánh công ty là gì?

    Theo Điều 44, 45 Luật doanh nghiệp mới nhất quy định:

    Điều 44. Chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp

    1. Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghềkinhdoanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.

    2. Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó. Văn phòng đại diện không thực hiện chức năng kinh doanh của doanh nghiệp.

    3. Địa điểm kinh doanh là nơi doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể.

    Điều 45. Đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp; thông báo địa điểm kinh doanh

    1. Doanh nghiệp có quyền thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện ởtrongnước và nước ngoài. Doanh nghiệp có thể đặt một hoặc nhiều chi nhánh, văn phòng đại diện tại một địa phương theo địa giới đơn vị hành chính.

    2. Trường hợp thành lập chi nhánh, văn phòng đại diệntrongnước, doanh nghiệp gửi hồ sơ đăng ký hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện đến Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt chi nhánh, văn phòng đại diện. Hồ sơ bao gồm:

    a) Thông báo thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện;

    b) Bản saoquyết địnhthành lập và bản sao biên bản họp về việc thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp; bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện.

    3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh,vănphòng đại diện;trường hợphồ sơ chưa hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho doanh nghiệp. Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện thì phải thông báo bằngvănbản cho doanh nghiệp và nêu rõ lý do.

    4. Doanh nghiệp chịu trách nhiệm đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có thay đổi.

    5. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày quyết định địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp thông báo địa điểm kinh doanh đến Cơ quan đăng ký kinh doanh.

    6. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

    Chi nhánh công ty tiếng anh là gì?

    Chi nhánh tiếng anh là: branch (số ít); branches (số nhiều)

    Chi nhánh công ty tiếng trung là gì?

    Những lưu ý khi thành lập chi nhánh

    Trên đây là một số thông tin để giải đáp cho thắc mắc chi nhánh là gì? chi nhánh công ty là gì? chi nhánh công ty tiếng anh là gì? Chi nhánh công ty tiếng Trung là gì? Để được tư vấn các vấn đề liên quan đến chi nhánh. Vui lòng liên hệ Nam Việt Luật để được hỗ trợ.

  • Mục lục bài viết

    • 1. Chi nhánh là gì ?
    • 2. Văn phòng đại diện là gì ?
    • 2. Mối quan hệ giữa chi nhánh và doanh nghiệp
    • 2.1 Đặt tên chi nhánh
    • 2.2 Ngành nghề kinh doanh
    • 2.3 Nghĩa vụ thuế
    • 3. So sánh chi nhánh và văn phòng đại diện

    >>Luật sư tư vấn pháp luật doanh nghiệp, gọi ngay: 1900.6162

    Trả lời:

    1. Chi nhánh là gì ?

    Theo Khoản1 Điều 45 Luật Doanh nghiệp năm 2020quy định về chi nhánh như sau:

    "1. Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp."

    Chi nhánh là một đơn vị trực thuộc doanh nghiệp, chi nhánh được thành lập nhằm mục đích mở rộng quy mô, thị trường kinh doanh của doanh nghiệp. TheoĐiều 84 Bộ Luật Dân sự 2015, chi nhánh không có tư cách pháp nhân.

    Về địa điểm được phép đặt chi nhánh, doanh nghiệp có thể đặt một hoặc nhiều chi nhánh, văn phòng đại diện tại một địa phương theo địa giới đơn vị hành chính và có thể thành lập chi nhánh ở trong nước và nước ngoài.

    Ví dụ:Doanh nghiệp A ở Hà Nội, họ có thể thành lập các chi nhánh ở một hoặc nhiều địa điểm tại các quận, huyện của Thành phố Hồ Chí Minh.

    Theo khoản 1 Điều 45 Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp sẽ quyết định thành lập chi nhánh. Trường hợp thành lập chi nhánh, doanh nghiệp gửi hồ sơ đăng ký hoạt động của chi nhánh đến Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt chi nhánh. Hồ sơ bao gồm:

    - Thông báo thành lập chi nhánh;

    -Bản sao quyết định thành lập và bản sao biên bản họp về việc thành lập chi nhánh.

    2. Văn phòng đại diện là gì ?

    Căn cứ khoản 2 điều 44, Luật doanh nghiệp 2020, Văn phòng đại diện (VPĐD) là: “đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó.”

    Đồng thời theo điều 92, Bộ luật Dân sự quy định :

    "Điều 84. Chi nhánh, văn phòng đại diện của pháp nhân

    1. Chi nhánh, văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân, không phải là pháp nhân.

    2. Chi nhánh có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của pháp nhân.

    3. Văn phòng đại diện có nhiệm vụ đại diện trong phạm vi do pháp nhân giao, bảo vệ lợi ích của pháp nhân.

    4. Việc thành lập, chấm dứt chi nhánh, văn phòng đại diện của pháp nhân phải được đăng ký theo quy định của pháp luật và công bố công khai.

    5. Người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện thực hiện nhiệm vụ theo ủy quyền của pháp nhân trong phạm vi và thời hạn được ủy quyền.

    6. Pháp nhân có quyền, nghĩa vụ dân sự phát sinh từ giao dịch dân sự do chi nhánh, văn phòng đại diện xác lập, thực hiện."

    Khoản 1 điều 44,Luật doanh nghiệp năm 2020cũng quy định :

    "1. Chi nhánh, là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp."

    Điều 137.Bộ luật dân sự năm 2015cũng quy định :

    "Điều 137. Đại diện theo pháp luật của pháp nhân

    1. Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân bao gồm:

    a) Người được pháp nhân chỉ định theo điều lệ;

    b) Người có thẩm quyền đại diện theo quy định của pháp luật;

    c) Người do Tòa án chỉ định trong quá trình tố tụng tại Tòa án.

    2. Một pháp nhân có thể có nhiều người đại diện theo pháp luật và mỗi người đại diện có quyền đại diện cho pháp nhân theo quy định tại Điều 140 và Điều 141 của Bộ luật này."

    Căn cứ vào các quy định của pháp luật có thể thấychi nhánh không phải là pháp nhân mà chỉ là một bộ phận của pháp nhân. Do đó người đại diện theo pháp luật của chi nhánh cũng chính là người đại diện theo pháp luật của pháp nhân đã được quy định rõ trong điều lệ của pháp nhân hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Và người đứng đầu chi nhánh không phải là người đại diện theo pháp luật của chi nhánh mà chỉđại diện theo ủy quyền thực hiện những việc trong phạm vi đã được người đại diện theo pháp luật của pháp nhân ủy quyền.

    Khoản 2 điều 45Luật Doanh nghiệp năm 2020quy định thủ tục đăng kí hoạt động của chi nhánh như sau:

    "2. Trường hợp lập chi nhánh, văn phòng đại diện trong nước, doanh nghiệp gửi hồ sơ đăng ký hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện đến Cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền nơi doanh nghiệp đặt chi nhánh, văn phòng đại diện. Hồ sơ bao gồm:

    a) Thông báo lập chi nhánh, văn phòng đại diện;

    b) Bản sao quyết định thành lập và bản sao biên bản họp về việc thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp; bản sao Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện."

    Trong trường hợp của bạn,Công ty bạnmuốn thành lập chi nhánh công ty tại Khánh Hòa, công ty có thuê một căn nhà ở thành phố Nha Trang làm chi nhánh và nhờ chủ nhà làm đại diện pháp luật của chi nhánh tại Khánh Hòa trên giấy phép kinh doanh .Trước hết chúng tôi xin đính chính lại là khi công ty bạn thành lập chi nhánh thì cầnthực hiện việc đăng kí hoạt động của chi nhánh. Do đó việc sử dụng giấy tờ tùy thân của chủ nhà đi thực hiện hoạt động đăng kí này tức là công ty bạn thừa nhận chủ nhà mà công ty bạn thuê nhà làm địa điểm đặt chi nhánh là người đứng đầu chi nhánh chứ không phải là người đại diện pháp luật chi nhánh như bạn đã trình bày. Tuy nhiên trên thực tế,giám đốc chi nhánh là người khác từ tổng công ty ở TPHCM cử ra làm giám đốc. Căn cứ vào khoản 5 điều 45Luật Doanh nghiệp năm 2020thì:

    "5. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chịu trách nhiệm đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có thay đổi"

    Như vậy công ty bạn có thể cử người khác làm giám đốc chi nhánh tuy nhiên trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có có thay đổi người đại diện của công ty bạn phải chịu trách nhiệm đăng kí thay đổi nội dung giấy chứng nhận đăng kí hoạt động chi nhánh tại cơ quan cấp giấy đăng kí hoạt động chi nhánh.

    2. Mối quan hệ giữa chi nhánh và doanh nghiệp

    2.1 Đặt tên chi nhánh

    Theo khoản 2 Điều 40 Luật Doanh nghiệp 2020, tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải bao gồm tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Chi nhánh” đối với chi nhánh, cụm từ “Văn phòng đại diện” đối với văn phòng đại diện, cụm từ “Địa điểm kinh doanh” đối với địa điểm kinh doanh.

    Như vậy, cấu thành của tên chi nhánh sẽ bao gồm các thành tố sau:

    - Cụm từ “Chi nhánh”;

    - Loại hình doanh nghiệp;

    - Tên riêng của doanh nghiệp.

    Ví dụ: Chi nhánh Công ty TNHH 1 thành viên ABC.

    2.2 Ngành nghề kinh doanh

    Theo khoản 1 Điều 41 Luật Doanh nghiệp 2020, ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.

    Trường hợp doanh nghiệp muốn thành lập chi nhánh để tiến hành kinh doanh các ngành, nghề khác với doanh nghiệp thì doanh nghiệp phải làm thủ tục bổ sung ngành, nghề.

    2.3 Nghĩa vụ thuế

    Theo khoản 5Điều 8 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, mã số đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp được cấp cho chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp. Mã số này đồng thời là mã số thuế của chi nhánh, văn phòng đại diện.

    Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, không có tư cách pháp nhân. Khi đăng ký hoạt động chi nhánh, doanh nghiệp có thể lựa chọn hình thức hạch toán, gồm: Hạch toán độc lập hoặc hạch toán phụ thuộc.

    Hiểu đơn giản, hạch toán độc lập là mọi hoạt động tài chính (bao gồm nghĩa vụ thuế) phát sinh tại chi nhánh được ghi sổ kế toán tại đơn vị, tự kê khai và nộp hồ sơ quyết toán thuế.

    Hạch toán phụ thuộc thì chi nhánh phải thống kê, tập hợp giấy tờ gửi về doanh nghiệp để doanh nghiệp kê khai và quyết toán thuế.

    Tuỳ vào việc đăng ký hình thức hạch toán, chi nhánh có thể tự kê khai hoặc được doanh nghiệp kê khai các loại thuế.

    3. So sánh chi nhánh và văn phòng đại diện

    Để dễ phân tích và đánh giá so sánh giữa chi nhánh và văn phòng đại diện, Luật Minh Khuê lập bàng so sánh chi tiết như sau:

    Tiêu chí so sánh Chi nhánh Văn phòng đại diện
    Khái niệm

    Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền.

    Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp

    (theo khoản 1 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020).

    Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó. Văn phòng đại diện không thực hiện chức năng kinh doanh của doanh nghiệp

    (theo khoản 2 Điều 44 Luật doanh nghiệp 2020).

    Phạm vi hoạt động Được thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng kinh doanh và chức năng đại diện theo quyền

    - Thực hiện nhiệm vụ đại diện theo uỷ quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ lợi ích đó;

    - Văn phòng đại diện không có chức năng kinh doanh

    Nghĩa vụ về thuế

    - Chi nhánh nộp thuế môn bài tại Cơ quan thuế nơi có trụ sở chi nhánh;

    - Trường hợp chi nhánh hạch toán phụ thuộc hoạt động tại địa bàn tỉnh, thành phố khác với địa bàn nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính thì thực hiện kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp tại nơi có trụ sở chính;

    - Chi nhánh vẫn phải thực hiện nghĩa vụ thuế đối với các khoản thuế giá trị gia tăng, thu nhập doanh nghiệp theo quy định của Thông tư156/2013/TT-BTCvà Thông tư119/2014/TT-BTC.

    - Văn phòng đại diện không thực hiện chức năng kinh doanh nên không nộp thuế môn bài;

    - Văn phòng đại diện phải nộp hồ sơ khai thuế đối với những sắc thuế Văn phòng đại diện phát sinh phải nộp hoặc phải nộp thay; các sắc thuế không phát sinh, Văn phòng đại diện không phải nộp hồ sơ khai thuế.

    Như vậy, chi nhánh là đơn vị trực thuộc của doanh nghiệp. Chi nhánh hoàn toàn phụ thuộc vào doanh nghiệp về tư cách pháp lý, tài chính…và không có tư cách pháp nhân.

    Trên đây là những tư vấn của chúng tôi, cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn dịch vụ của Công ty. Nếu còn thắc mắc bạn vui lòng liên hệ qua địa chỉ:Tư vấn pháp luật doanh nghiệp qua Emailhoặc qua tổng đài tư vấn pháp luật doanh nghiệp:1900.6162để được tư vấn. Nếu bạn muốn yêu cầu dịch vụ trong lĩnh vực doanh nghiệp có thể trao đổi trực tiếp với Luật sư: Tô Thị Phương Dung qua số: 1900.6162 (số điện thoại có sử dụng zalo).