Ý nghĩa của từ của ngon vật lạ là gì năm 2024

(ĐCSVN) - Món Mỳ Chũ cá rô Bắc Giang sẽ được giới thiệu trong chương trình Của ngon vật lạ (12h00 Chủ nhật ngày 10/12/2023 – VTV3). Trong vai trò giám khảo khách mời, nữ diễn viên Diễm Hương giới thiệu đặc sản của vùng quê nơi mình sinh ra và lớn lên cùng “thâm niên” vài chục năm ăn mỳ Chũ.

Ý nghĩa của từ của ngon vật lạ là gì năm 2024
Các đội chơi giới thiệu sản phẩm của mình.

Xuất hiện trong chương trình cùng nụ cười được chủ nhân tự gắn mác “Vầng trăng khuyết”, Diễm Hương vui vẻ chia sẻ về tình yêu bất tận dành cho ẩm thực. Bắc Giang là nơi Diễm Hương sinh ra và lớn lên. Mỳ Chũ là món ăn tuổi thơ của cô bé Hương ngày nhỏ. Dẫu không còn háo hức với món truyền thống của tuổi thơ nhưng cho đến giờ, mỗi khi có dịp về Bắc Giang, nữ diễn viên vẫn không quên mang theo mỳ để biếu nhà nội, người thân.

Những câu hỏi liên quan tới món ăn đặc sản Bắc Giang khiến 2 đội chơi khá chật vật ở 2 phần chơi Thực nếm và Thực hiểu. Câu hỏi “Mỳ Chũ Bắc Giang được làm từ gạo gì?” không có đáp án đúng nào đưa ra, song đó cũng là cơ hội để người chơi tìm hiểu về gạo bao thai, sản phẩm của giống lúa chất lượng cao trồng trên các chân ruộng cao ở vùng đất đồi. Mỳ Chũ là sự hoà quyện giữa gạo quê và nguồn nước ngầm trong lành cùng với đôi bàn tay nghệ nhân làng nghề để làm nên đặc sản của một miền quê.

“Gia đình Sake” và “Gia đình Gạo Nếp Bột Mì” hứa hẹn mang tới một cuộc so tài ẩm thực thú vị giữa đội Lan Ngọc (MC kênh VTV4) - Thành Đạt (ca sĩ nhóm The Wings) và hai chị em Lê Thanh Huyền - Lê Thanh Thuý. Cái tên Sake gắn với kỷ niệm của Lan Ngọc khi còn là du học sinh bên Nhật Bản. Hình ảnh ngồi dưới gốc cây anh đào nở hoa, ăn sushi và uống rượu sake ngày đó trở thành một ký ức đẹp nên đã Lan Ngọc đặt tên cho con gái của mình là Sake. Với đội “Gia đình Gạo Nếp Bột Mì”, cái tên gợi nhớ về truyền thống gia đình gồm các thành viên đều yêu và gắn bó với căn bếp. Gạo - Nếp -Bột - Mì là tên của 4 bạn nhỏ trong nhà.

Ý nghĩa của từ của ngon vật lạ là gì năm 2024
Cùng với những câu hỏi liên quan tới ẩm thực, Của ngon vật lạ mang tới những câu chuyện ấm áp xoay quanh chủ đề gia đình.

Cùng với những câu hỏi liên quan tới ẩm thực, Của ngon vật lạ mang tới những câu chuyện ấm áp xoay quanh chủ đề gia đình.Thử thách của món biến tấu dựa trên nguyên liệu nấu món ăn chính khiến cả hai đội đều hết sức bất ngờ: Pad Thái, bởi thứ liên quan duy nhất có lẽ chỉ là hình ảnh sợi mỳ. Đội “Gia đình Gạo Nếp Bột Mì” thậm chí chưa từng thử món ăn này nên còn nhờ giám khảo và đội bạn tả sơ sơ về món Pad Thái để có thể hình dung. Đội “Gia đình Sake” may mắn hơn khi MC Lan Ngọc đã từng ăn vài lần, song cô cũng chưa từng chế biến.

Với tinh thần trẻ trung và sáng tạo, cả hai đội chơi đã mang tới một phần thi thú vị trong phần Thực nấu. Làm theo tưởng tượng, đội “Gia đình Gạo Nếp Bột Mì” chọn ý tưởng kết hợp mỳ Chũ và hương vị Thái, chiên giòn mỳ ăn với rau củ quả xào tôm cùng nước sốt được pha chế cầu kỳ từ nhiều nguyên liệu. Đội “Gia đình Sake” vận dụng ký ức về món Pad Thái, nấu mì xào với tôm và cá hồi, nước sốt có 3 vị me-nước mắm-đường và hơi tiếc khi không tìm thấy ớt bột trong kho nguyên liệu.

3 giám khảo dành nhiều lời khen ngợi cho món ăn của hai đội chơi. Đầu bếp chuyên nghiệp Nguyễn Văn Hùng nhận xét mỗi đội đều có vị ngon riêng, hai đĩa đồ ăn có sự khác biệt, tinh tế trong cách trình bày, cách thay đổi kết cấu của sợi mì. Một đội có món tôm ngon hơn, một đội có sốt chuẩn vị Pad Thái hơn – cuộc so tài nấu nướng trong Của ngon vật lạ không đặt nặng phần thắng – thua, mà quan trọng hơn là những ngẫu hứng, sáng tạo của người chơi làm phong phú hơn cho bữa ăn gia đình, góp phần tạo nên sự đa dạng của ẩm thực Việt.

là hành hạ thân xác, khiến cho thân mắc phải những chứng bệnh nan y. Những người ham ăn thì sẽ bị bội thực, trúng thực, bắt bao tử, gan, thận làm việc quá nhiều, không có thì giờ ngừng nghỉ, dễ mắc bệnh tiêu hóa, thận và tim mạch.Người...

Giấy phép xuất bản số 110/GP - BTTTT cấp ngày 24.3.2020 © 2003-2024 Bản quyền thuộc về Báo Thanh Niên. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.

Gameshow mới lên sóng “Của ngon vật lạ”, kết hợp khám phá văn hóa với ẩm thực vùng miền, đồng thời mang đến cho người tham gia và khán giả những trải nghiệm đầy thử thách, sáng tạo. Chương trình phát sóng vào 12h chủ nhật hằng tuần trên kênh VTV3.

Ý nghĩa của từ của ngon vật lạ là gì năm 2024

Chương trình “Của ngon vật lạ”.

Mỗi tập “Của ngon vật lạ” sẽ là cuộc so tài giữa hai đội chơi với ba vòng thi: Thực nếm, Thực hiểu và Thực nấu.

Tại vòng Thực nếm, các đội bịt mắt và nếm các nguyên liệu để tìm ra món ăn chủ đề được giấu trên cùng chiếc tháp ba tầng. Khi đã tìm ra món ăn chủ đề, chương trình sẽ đưa các đội chơi và khán giả du lịch qua màn ảnh nhỏ đến địa phương có món ăn nổi tiếng tại vùng đất đó.

Vòng 2 Thực hiểu bắt đầu với những câu hỏi kiến thức đan xen suốt hành trình du lịch màn ảnh nhỏ. Mỗi câu trả lời đúng ở vòng 1 và vòng 2, các đội sẽ mang về cho quỹ thời gian của đội mình là 5 phút.

Sau 2 vòng thi đấu, tổng kết số phút của mỗi đội sẽ là thời gian họ được phép hoàn thiện món ăn theo yêu cầu tại vòng Thực nấu. Đây là nội dung quan trọng nhất. Từ món ăn truyền thống được giới thiệu, hai đội chơi sẽ sáng tạo món ăn mới thông qua thử thách chương trình đặt ra. Các đội phải nấu ra được món ăn dựa trên 3 tiêu chí: dấu ấn cá nhân, mang hương vị gia đình và mang bản sắc ẩm thực quê hương.

Đồng hành cùng hai đội chơi, ba thành viên giám khảo của chương trình đảm nhận những vai trò khác nhau: một giám khảo là đầu bếp chuyên nghiệp, một người tham gia trải nghiệm văn hóa ẩm thực và một người đến từ địa phương - nơi có món ăn gốc được giới thiệu trong chương trình.

Điểm đặc biệt trong “Của ngon vật lạ” là thành viên các đội chơi đến từ cùng một gia đình. Họ là những đầu bếp không chuyên nhưng rất yêu thích việc nấu nướng và không ngại thử thách. Người chơi được thỏa sức biến tấu, sáng tạo từ nguyên liệu các món ăn truyền thống để tạo ra những phiên bản mới đầy ngẫu hứng và mang đậm hương vị tình thân.

“Của ngon vật lạ” đưa người chơi và khán giả khám phá sâu về văn hóa ẩm thực ở mỗi địa phương, từ cá kho làng Vũ Đại (Hà Nam), ếch om Phượng Tường (Hưng Yên), bún thang (Hà Nội) đến xôi chả mực (Quảng Ninh), bánh đa cua (Hải Phòng)… Không chỉ mang đến người xem về nguồn gốc, xuất xứ của món ăn mà còn là quá trình giữ nghề, giữ lửa của các nghệ nhân, cách chế biến món ăn.

Điểm nhấn của chương trình và cũng là hoạt động mang tính thử thách với các đội chơi, đó là làm mới món ăn truyền thống. Chương trình không chỉ mang đến hành trình gìn giữ bản sắc văn hóa ẩm thực, mà còn lan tỏa, truyền cảm hứng về ẩm thực gia đình, sự kết nối tình cảm thể hiện trong mỗi món ăn. Bởi các thành viên của mỗi đội chơi dường như gắn kết, hiểu nhau hơn khi cùng chinh phục thử thách, như hai cha con Lê Kỳ Sơn và Lê Thúy Hạnh, mẹ con Trần Ngọc Anh Thư và Nguyễn Khánh Vy, cha con người Hàn Quốc Lee Kyu Yeon và Lee Mun Hee…