Viết 10 công thức hóa học của axit

Trong hóa học, Axit như một phần của sự sống và là điểm mấu chốt để chứng minh và giải thích nhiều vấn đề phát sinh trong hóa học. Cùng tìm hiểu công thức của axit trong bài viết sau đây.

Axit là gì?

Axit là một hợp chất hóa học có công thức HxA, tan được trong nước để tạo ra dung dịch có nồng độ pH < 7. Axit là các phân tử hay ion có khả năng nhường proton H+ cho bazo có vị chua và Độ pH càng lớn thì tính axit càng yếu và ngược lại. Ngoài ra, còn một cách định nghĩa axit là nhận các cặp electron không chia từ bazo. Axit còn được viết là a-xít biểu diễn dưới dạng công thức tổng quát HₓA. Axit là các hợp chất hóa học có thể hòa tan trong nước và có vị chua. Thông thường, Axit là bất kỳ chất nào tạo được dung dịch có độ pH nhỏ hơn 7. Độ pH càng nhỏ thì tính axit càng mạnh.

Axit là một hợp chất hóa học có công thức HxA

Có những loại axit nào? Phân loại axit

Có 2 loại axit, đó là:

  • Axit không có oxi: HCl, H2S,…
  • Axit có oxi: H2SO4, H2CO3,…

Axit được phân loại dựa vào tiêu chí như:

Dựa vào tính chất hóa học của axit

  • Axit mạnh: Axit clohydric HCl, axit sulfuric H2SO4, axit nitric HNO3,… Khi hòa tan vào axit này sẽ tạo thành dung dịch có độ pH nhỏ hơn 7 rất nhiều. Khi  mà độ pH càng nhỏ thì tính axit càng mạnh.
  • Axit yếu: Hydro sunfua H2S, axit cacbonic H2CO3,… Đây là axit khi hòa tan vào nước sẽ tạo thành dung dịch có độ pH gần 7 hơn so với axit ở trên

Dựa vào nguyên tử oxy

  • Axit không có oxi:  HCl, H2S, HBr, HI, HF…
  • Axit có oxi: H2SO4, HNO3, H3PO4, H2CO3…

Phân loại axit khác

  • Các ion như H+, H3O+, NH4+, …
  • Axit vô cơ: HCl, H2SO4, HNO3,…
  • Các kim loại ở dạng hidrat hóa như Al(H2O)3 3+, Cu(H20)2 2+, …
  • Axit hữu cơ – RCOOH: CH3COOH, HCOOH,…

Cách xác định độ mạnh, yếu của axit

  • Cách xác định độ mạnh, yếu của axit sẽ dựa vào sự linh động của nguyên tử Hydro trong axit đó. Khi mà NH càng linh động, tính axit càng mạnh và ngược lại.
  • Với axit của nguyên tố cùng nhóm A: Với axit của nguyên tố cùng nhóm A Axit có oxy: Tính axit tăng dần từ dưới lên: HIO4 < HbrO4< HClO4. Với axit của nguyên tố cùng nhóm A Axit không có oxy: Tính axit giảm dần từ dưới lên: HI > HBr> HCl> HF
  • Những axit có oxy trong cùng một nguyên tố, khi càng ít oxy, axit càng yếu

HClO4 > HClO3> HClO2> HClO

  • Những axit của nguyên tố trong cùng chu kỳ, các nguyên tố ở hóa trị cao nhất, nguyên tố có tính phi kim càng yếu thì axit đó sẽ càng yếu.

HClO4> H2SO4> H3PO4

  • Axit hữu cơ RCOOH là R đẩy electron (gốc R no) thì tính axit giảm. HCOOH> CH3COOH> CH3CH2COOH> CH3CH2CH2COOH> n-C4H9COOH. Nếu R hút e, tính axit sẽ mạnh

Những tính chất của axit

Tính chất vật lý của axit

  • Axit sẽ tan trong nước, có vị chua.
  • Là chất điện li nên có thể dẫn điện.
  • Khi tiếp xúc với axit mạnh, chúng ta sẽ có cảm giác đau nhói.

Tính chất hóa học của axit

Tính chất hóa học của axit đó là tác dụng được với một số kim loại tạo thành muối và giải phóng hydro.

Với axit sulfuric và axit nitric đặc nóng có thể tác dụng với hầu hết các kim loại, tạo khí lưu huỳnh dioxit SO2 (H2SO4) hoặc nito dioxit NO2 (HNO3). Ta có công thức hóa học như sau:

HCl + Fe -> FeCl2 + H2

2Fe + 6H2SO4 -> Fe2(SO4)3 + 6H2O + 3SO2

Axit làm đổi màu chất chỉ thị (giấy chỉ thị pH,quỳ tím, dung dịch phenol phtalein).

Axit tác dụng với oxit bazơ tạo thành muối + nước. Ta có công thức hóa học như sau:

Na2O + 2HCl → 2NaCl + H2

FeO + H2SO4(loãng) → FeSO4 + H2O

CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O

Axit tác dụng với bazo tạo thành muối và nước. Ta có công thức hóa học như sau:

Cu(OH)2 + H2SO4 -> CuSO4 + 2H2O

Axit tác dụng với muối tạo muối mới và axit mới. Điều kiện xảy ra phản ứng đó là:

  • Muối mới không tan trong Axit mới.
  • Muối phản ứng là muối tan.
  • Axit tác dụng với muối sản phẩm có chứa một chất kết tủa hoặc bay hơi.

H2SO4 + BaCl2 → BaSO4(r) + 2HCl

K2CO3 + 2HCl → 2KCl + H2O + CO2

Một số ứng dụng quan trọng của axit trong thực tế cuộc sống

Axit có khá nhiều ứng dụng

Một số ứng dụng quan trọng của axit trong công nghiệp:

  • Axit thường được sử dụng để loại bỏ sự gỉ sắt và sự ăn mòn khác từ kim loại được gọi là tẩy.
  • Axit nitric phản ứng với ammonia để tạo ra amoni nitrat phân bón. Bên cạnh đó thì các axit cacboxylic có thể được este hóa với rượu cồn, để tạo ra este.
  • Axit nitric có thể được sử dụng như một chất điện phân trong pin như axit sulfuric trong pin xe hơi.
  • Axit mạnh được dùng nhiều trong công nghiệp chế biến khoáng sản và sử dụng nhiều trong công nghiệp hóa chất.
  • Trong khai thác dầu, Axit clohydric được sử dụng để “rửa giếng”, nhằm hòa tan một phần đá hay tạo ra các lỗ rỗng lớn hơn.

Một số ứng dụng quan trọng của axit trong công nghiệp chế biến:

  • Axit thường được sử dụng làm chất phụ gia cho đồ uống và thực phẩm, axit phục vụ như chất bảo quản
  • Axit dùng làm chất phụ gia trong chế biến và bảo quản đồ uống, thực phẩm.

Một số ứng dụng quan trọng của axit trong dược học:

  • Một số axit được sử dụng làm thuốc.
  • Axit acetylsalicylic (Aspirin) được sử dụng như một thuốc giảm đau và làm giảm cơn sốt. Axit đóng vai trò quan trọng trong cơ thể con người.

Một số ứng dụng quan trọng của axit trong y học:

  • Axit acetylsalicylic được sử dụng làm giảm cơn sốt và nó có tác dụng như một thuốc giảm đau(Aspirin).
  • Axit boric pha loãng sẽ được dung dịch rửa mắt dùng làm chất khử trùng các vết bỏng. Đồng thời, Axit nó cũng là chất chống vi khuẩn được sử dụng làm chất  bảo quản chai mẫu nước tiểu trong các thí nghiệm.
  • Axit clohydric có trong dạ dày giúp cơ thể tiêu hóa thức ăn
  • Để điều trị bệnh mụn trứng cá, bệnh phồng chân ở vận động viên
  • Axit cacbonic cần thiết để duy trì sự cân bằng độ pH trong cơ thể
  • Các axit nucleic rất cần thiết cho việc sản xuất ADN, ARN
  • Amino axit được dùng để tổng hợp các protein cần thiết và sửa chữa các mô cơ thể cần thiết cho sự phát triển của sinh vật

Một số ứng dụng quan trọng của axit trong xử lý nước thải:

  • Sử dụng trong các nhà máy xử lý nước để lọc các tạp chất. Sản xuất nhôm hidroxit là chất cải thiện mùi vị của nước, sử dụng để loại bỏ các ion Mg2+, Ca2+ có trong nước thải, trung hòa pH trong nước.

Độ nguy hiểm của Axit

Axit clohydric cực nóng cũng như có tính axít cao khi các đám khói chứa hơi axít sulfuric. Các đám cháy gần nơi có axít sulfuric thường được dập bằng các loại bình bọt để tránh khả năng làm sôi axít. Để bảo vệ bản thân không bị sự bắn tung tóe hay lan tràn việc với axít sulfuric người chữa cháy phải mặc quần áo chống bắn chống lại cả hơi.

Với những chia sẻ về công thức axit trong bài viết và những thông tin liên quan tới công thức hóa học của axit thông dụng, thương gặp nhất hy vọng các bạn đã có cho mình những thông tin hữu ích nhất.

19:46:0528/02/2019

Vậy công thức hóa học của các hợp chất Axit, Bazơ, Muối là gì, có tên gọi ra sao và được phân loại như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây và giải một số bài tập về Axit, Bazơ và Muối.

I. Axit - Công thức hóa học, tên gọi và phân loại axit

1. Axit là gì?

- Axit là hợp chất hóa học trong phân tử gồm có một hay nhiều nguyên tử hihdro liên kết với gốc axit (-Cl, =SO4, -NO3 gạch ngang thể hiện hóa trị) các nguyên tử hidro này có thể thay thế bằng các nguyên tử kim loại

2. Công thức hóa học của Axit

- Công thức hóa học của axit gồm một hay nhiều nguyên tử H và gốc axit

3. Phân loại axit

* Có 2 loại axit, đó là:

  - Axit không có oxi: HCl, H2S,...

  - Axit có oxi: H2SO4, H2CO3,...

4. Tên gọi của axit

* Axit không có oxi

  - Các đọc tên: Tên axit = axit + tên phi kim + hidric

  Ví dụ: HCl: axit clohidric. Gốc axit tương ứng là clorua

  H2S: axit sunfuhidric. Gốc axit tương ứng là sunfua

* Axit có oxi

 + Axit có nhiều oxi:

  Tên axit = axit + tên phi kim + ic

  Ví dụ: H2SO4 : axit sunfuric. Gốc axit: sunfat

  HNO3: axit nitric. Gốc axit: nitrat

 + Axit có ít oxi:

   Tên axit = axit + tên phi kim + ơ

   Ví dụ: H2SO3 : axit sunfurơ. Gốc axit sunfit

Viết 10 công thức hóa học của axit

II. Bazơ - Công thức hóa học, tên gọi và phân loại bazơ

1. Bazơ là gì?

- Bazơ là hợp chất hóa học trong phân tử gồm có một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hidroxit (-OH).

2. Công thức hóa học của bazơ

- Công thức hóa học của bazơ: M(OH)n , n: số hóa trị của kim loại

3. Tên gọi của Bazơ

- Tên bazơ = tên kim loại (kèm hóa trị nếu có nhiều hóa trị) + hidroxit

 Ví dụ: Fe(OH)2: sắt (II) hidroxit; KOH: kali hidroxit

4. Phân loại bazơ

- Bazơ tan trong nước gọi là kiềm.

 Ví dụ: NaOH - Natri hidroxit, KOH - kali hidroxit, Ca(OH)2 - Canxi hidroxit, Ba(OH)2 - Bari hidroxit

- Bazơ không tan trong nước.

 Ví dụ: Cu(OH)2 - Đồng(II) hidroxit, Fe(OH)2 - Sắt (II) hidroxit, Fe(OH)3 - Sắt (III) hidroxit.

III. Muối - Công thức hóa học, tên gọi và phân loại muối

1. Muối là gì?

- Muối là hợp chất hóa học trong phân tử muối có một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với môht hay nhiều gốc axit

2. Công thức hóa học của Muối

- Công thức hóa học của muối gồm 2 phần: kim loại và gốc axit.

 Ví dụ: Na2SO4 - Natri sunfat, CaCO3 - Canxi cacbonat

3. Tên gọi của Muối

- Tên muối = tên kim loại (kèm hóa trị nếu có nhiều hóa trị) + tên gốc axit

 Ví dụ: K2SO4 : kali sunfat; KHCO3: kali hidro cacbonat; FeSO4: sắt (II) sunfat; Na2SO3: natri sunfit

4. Phân loại Muối

- Muối trung hòa: là muối mà trong gốc axit không có nguyên tử hidro có thể thay thế bằng các nguyên tử kim loại

 Ví dụ: Na2SO4, CaCO3,...

- Muối axit: là muối trong đó gốc axit còn nguyên tử hidro H chưa được thay thế bằng nguyên tử kim loại. Hóa trị của gốc axit bằng số nguyên tử hidro đã được thay thế bằng các nguyên tử kim loại.

 Ví dụ: NaHSO4, NaHS, NaHSO3,...

IV. Giải bài tập về Axit - Bazơ - Muối

Bài 2 trang 130 sgk hóa 8: Hãy viết công thức hóa học của các axit có gốc axit cho dưới đây và cho biết tên của chúng: -Cl, =SO3 , =SO4 , -HSO4 , =CO3 , ≡PO4 , =S, -Br, -NO3.

* Lời giải bài 2 trang 130 sgk hóa 8: 

- Công thức hóa học của các axit là:

HCl: axit clohidric.

H2SO4: axit sunfuric.

H2SO3: axit sunfurơ.

H2CO3: axit cacbonic.

H3PO4: axit photphoric.

H2S: axit sunfuhiđric.

HBr: axit bromhiđric.

HNO3: axit nitric.

Bài 3 trang 130 sgk hóa 8: Hãy viết công thức hóa học của những oxit axit tương ứng với những axit sau: H2SO4, H2SO3, H2CO3, HNO3, H3PO4.

* Lời giải bài 3 trang 130 sgk hóa 8: 

- Công thức hóa học của những oxit axit tương ứng với các axit là:

H2SO4 oxit axit là: SO3.

H2SO3 oxit axit là: SO2.

H2CO3 oxit axit là: CO2.

HNO3 oxit axit là: NO2.

H3PO4 oxit axit là: P2O5.

Bài 4 trang 130 sgk hóa 8: Viết công thức hóa học của bazơ tương ứng với các oxit sau đây: Na2O, Li2O, FeO, BaO, CuO, Al2O3.

* Lời giải bài 4 trang 130 sgk hóa 8: 

- Công thức hóa học của các bazơ tương ứng với các oxit là:

NaOH tương ứng với Na2O.

LiOH tương ứng với Li2O.

Cu(OH)2 tương ứng với CuO.

Fe(OH)2 tương ứng với FeO.

Ba(OH)2 tương ứng với BaO.

Al(OH)3 tương ứng với Al2O3.

Bài 5 trang 130 sgk hóa 8: Viết công thức hóa học của oxit tương ứng với các bazơ sau đây: Ca(OH)2, Mg(OH)2, Zn(OH)2, Fe(OH)2.

* Lời giải bài 5 trang 130 sgk hóa 8: 

- Công thức hóa học của oxit tương ứng với các bazơ như sau:

CaO tương ứng với Ca(OH)2.

MgO tương ứng với Mg(OH)2.

ZnO tương ứng với Zn(OH)2.

FeO tương ứng với Fe(OH)2.

Bài 6 trang 130 sgk hóa 8: Đọc tên của những chất có công thức hóa học ghi dưới đây:

a) HBr, H2SO3, H3PO4, H2SO4.

b) Mg(OH)2, Fe(OH)3, Cu(OH)2.

c) Ba(NO3)2, Al2(SO4)3, Na2CO3, ZnS, Na2HPO4, NaH2PO4.

* Lời giải bài 6 trang 130 sgk hóa 8:

- Đọc tên các chất

a) HBr - Axit bromhiđric,

 H2SO3 - axit sunfurơ,

 H3PO4 - axit photphoric,

 H2SO4 - axit sunfuric.

b) Mg(OH)2 - Magie hiđroxit,

 Fe(OH)3 - sắt(III) hiđroxit,

 Cu(OH)2 - đồng(II) hiđroxit.

c) Ba(NO3)2 - Bari nitrat,

 Al2(SO4)3 - nhôm sunfat,

 Na2CO3 - natri cacbonat,

 ZnS - kẽm sunfua,

 NaHPO4 - natri hiđrophotphat,

 NaH2PO4 - natri đihiđrophotphat.

Hy vọng với bài viết về Công thức hóa học của Axit - Bazơ - Muối và vận dụng giải bài tập về Axit, Bazơ, Muối ở trên hữu ích cho các em. Mọi thắc mắc và góp ý các em vui lòng để lại để lại bình luận dưới bài viết để HayHocHoi.Vn ghi nhận và hỗ trợ. Chúc các em học tập tốt.

¤ Xem thêm các bài viết khác tại:

» Mục lục bài viết SGK Hóa 8 Lý thuyết và Bài tập

» Mục lục bài viết SGK Vật lý 8 Lý thuyết và Bài tập