Việc so sánh thiệt hại trong tình thế cấp thiết năm 2024

Tình thế cấp thiết là gì? Việc bồi thường thiệt hại trong trường hợp vượt quá yếu cầu của tình thế cấp thiết được pháp luật quy định như thế nào? Hãy cùng phaplynhanh.vn tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Việc so sánh thiệt hại trong tình thế cấp thiết năm 2024

Khái niệm tình thế cấp thiết

Khái niệm tình thế cấp thiết được quy định tại Điều 171 của BLDS 2015: “Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe dọa trực tiếp lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác mà không còn cách nào khác là phải có hành động gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn chặn.”

Trong đó thiệt hại gây ra trong tình thế cấp thiết phải nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa. Khi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết bản thân người gây thiệt hại phải cân nhắc, tính toán giữa thiệt hại mà mình sắp gây ra và hậu quả có thể xảy ra cho đối tượng mà mình sắp bảo vệ khi có nguy cơ đe dọa gây thiệt hại. Do đó, chỉ được coi là thiệt hại do yêu cầu của tình thế cấp thiết nếu thiệt hại xảy ra nhỏ hơn với thiệt hại cần ngăn ngừa. Nếu trường hợp thiệt hại gây ra lớn hơn thiệt hại cần ngăn ngừa thì người gây thiệt hại phải có trách nhiệm bồi thường cho người bị thiệt hại

Tại khoản 1 Điều 595 BLDS 2015 có quy định: “Trường hợp thiệt hại xảy ra do vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết thì người gây thiệt hại phải bồi thường phần thiệt hại xảy ra do vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết cho người bị thiệt hại.”

Theo quy định trên, thì chủ thể gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết chỉ phải bồi thường phần vượt quá phần lợi ích cần hy sinh để bảo vệ phần lợi ích lớn hơn. Phần lợi ích cần hy sinh thuộc trách nhiệm bồi thường của chủ thể đã gây ra tình thế cấp thiết.

Tại khoản 2 Điều 595 BLDS 2015 cũng quy định: “Người đã gây ra tình thế cấp thiết dẫn đến thiệt hại xảy ra thì phải bồi thường cho người bị thiệt hại”. Như đã phân tích ở trên, mục đích của tình thế cấp thiết là để bảo vệ bảo vệ lợi ích lớn hơn bằng cách hy sinh lợi ích nhỏ hơn, nếu như người gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết gây thiệt hại lớn hơn để bảo vệ một lợi ích nhỏ hơn thì hành động đó không được coi là hành động có ích nữa. Chính vì vậy, để xác định một hành vi gây thiệt hại có phải thuộc tình thế cấp thiết hay không thì phải so sánh được giữa phần lợi ích được hy sinh và lợi ích được bảo vệ.

Trên đây là toàn bộ thông tin về việc Bồi thường thiệt hại trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết. Ngoài ra, quý khách hàng còn các vấn đề pháp luật nào cần hỗ trợ tư vấn xin vui lòng liên hệ phaplynhanh.vn

Pháp lý nhanh hiện đang hỗ trợ cho người dân, doanh nhân và doanh nghiệp trên khắp cả nước ở nhiều lĩnh vực khác nhau như Luật sư Hình sự, Luật sư Hôn nhân Gia đình, Luật sư Dân sự, Luật sư Doanh Nghiệp, Luật sư Đất đai…..tư vấn ly hôn nhanh, tư vấn luật thừa kế, luật sư Hình sự giỏi…..vui lòng liên hệ với chúng tôi qua thông tin tại Website, Hotline: 0907520537 hoặc Fanpage: Pháp lý nhanh.VN

Tìm hiểu thêm một số chuyên đề liên quan quý bạn đọc có thể quan tâm:

Nguyên tắc khi bồi thường thiệt hại là gì?

Ai phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân?

Bồi thường thiệt hại do nhiều người cùng gây ra quy định thế nào?

Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định pháp luật

Bồi thường thiệt hại trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng được quy định thế nào?

THÔNG TIN CẦN TƯ VẤN

Vui lòng điền đầy đủ thông tin liên hệ và ghi rõ thông tin vụ việc cần được Luật sư tư vấn. Luật sư sẽ liên hệ sớm nhất và hỗ trợ cho bạn.

Gọi trực tiếp cho Luật sư qua SĐT cá nhân 0907 520 537 (Ls Thái) hoặc Hotline của công ty: 0377 377 877

Trong đời sống hằng ngày, ta vẫn thường nghe việc một người khi rơi vào tình huống nào đó được lựa chọn thực hiện một trong các hành động như phòng vệ chính đáng hoặc xử lý trong tình thế cấp thiết để thoát khỏi nguy hiểm hoặc ngăn chặn thiệt hại lớn hơn có thể xảy ra.

Xuất phát từ mục đích đảm bảo lợi ích của Nhà nước, cơ quan, tổ chức; bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc người khác của 02 hành vi này, nhà làm luật đã ban hành các quy định loại trừ trách nhiệm đối với người thực hiện.

Điều này là hết sức cần thiết để khuyến khích công dân chủ động, tích cực phát huy tinh thần đấu tranh phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật trong xã hội.

Tuy nhiên trên thực tế, việc phân biệt hai khái niệm này còn khá mơ hồ và chưa rõ rang dẫn đến việc hiểu và áp dụng sai quy định. Mời quý bạn đọc cùng làm rõ nội dung này qua bảng so sánh sau:

Tiêu chí

Phòng vệ chính đáng

Tình thế cấp thiết

Giống nhau

- Điều thực hiện hành vi với mục đích đảm bảo lợi ích của Nhà nước, cơ quan, tổ chức; bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác.

- Là tình tiết loại trừ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi. Do đó trường hợp này chủ thể thực hiện sẽ không phải chịu trách nhiệm dân sự, hình sự (nếu có).

- Trường hợp chủ thể thực hiện hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc tình thế cấp thiết thì đều phải chịu trách nhiệm hình sự hoặc dân sự và phải bồi thường thiệt hại mình gây ra.

Khái niệm

Là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.

Là tình thế của người vì muốn tránh gây thiệt hại cho quyền, lợi ích hợp pháp của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa.

Nguồn nguy hiểm dẫn đến hành vi

Hành vi nguy hiểm của con người xâm phạm đến lợi ích chính đáng của Nhà nước, của tập thể, quyền và lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác.

- Do hành vi của con người gây ra.

- Sự nguy hiểm do: thiên tai, do súc vật, do sự cố kỹ thuật,… gây ra.

Phương thức thực hiện

Chống trả lại một cách cần thiết

Gây một thiệt hại khác nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa từ nguồn nguy hiểm.

Thiệt hại xảy ra

Không bắt buộc phải nhỏ hơn thiệt hại do hành vi xâm phạm gây ra.

Mức độ thiệt hại do người thực hiện hành vi trong tình thế cấp thiết gây ra bắt buộc phải nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa.