Vì sao cô dâu ngày xưa mặc váy áo màu đỏ

Vì sao cô dâu ngày xưa mặc váy áo màu đỏ

NHỮNG GAM MÀU VÁY CƯỚI NGỌT NGÀO CHO CÔ DÂU DỊP CUỐI NĂM

Màu đỏ luôn là màu của sự may mắn, hạnh phúc, biểu tượng của mái ấm gia đình, vì vậy màu đỏ chính là màu được nhiều quốc gia châu Á lựa chọn trong hôn lễ từ họa tiết trang trí, rèm, giường đến váy cưới.

Vì sao cô dâu ngày xưa mặc váy áo màu đỏ

Váy cưới màu đỏ được xem là biểu tượng của sự hạnh phúc lứa đôi trong ngày cưới. Màu đỏ là màu của thần tài, của song hỷ chắc chắn sẽ mang lại cho cặp đôi nhiều may mắn. Dù các cô dâu có mặc nhiều trang phục màu sắc khác nhau trong lễ cưới thì màu đỏ luôn là một trong những lựa chọn hàng đầu.

Vì sao cô dâu ngày xưa mặc váy áo màu đỏ
Vì sao cô dâu ngày xưa mặc váy áo màu đỏ

BÍ QUYẾT CHỌN VÁY CƯỚI THẬT CHUẨN THEO VÓC DÁNG CÔ DÂU

Có thể thấy rằng ở các nước Châu Á, phần lớn các cô dâu thường mặc áo cưới màu đỏ trong tiệc cưới. Đây được coi là nghi lễ truyền thống kế thừa từ văn hóa từ ngàn đời, dù cô dâu ngày nay có sắm riêng cho mình một chiếc váy cưới hiện đại với nhiều màu sắc khác nhau thì một bộ đồ màu đỏ vẫn không thể thiếu. Tùy vào điều kiện kinh tế cũng như sở thích của cô dâu mà một chiếc áo cưới đẹp sẽ được đính thêm hạt cườm, pha lê hay đá quý.. vì người ta quan niệm rằng váy cưới được đính trang sức thì cô dâu sẽ gặp nhiều may mắn trong hôn nhân

Vì sao cô dâu ngày xưa mặc váy áo màu đỏ

Ở Việt Nam, màu đỏ được yêu thích nhất với kiểu áo dài truyền thống để làm lễ rước dâu vì đây là nghi lễ chính, quan trọng nhất nên màu đỏ luôn được ưu tiên hàng đầu để mang lại may mắn và hạnh phúc bền lâu cho cặp đôi.

Vì sao cô dâu ngày xưa mặc váy áo màu đỏ

Vì sao cô dâu ngày xưa mặc váy áo màu đỏ

NHỮNG KIỂU VÁY CƯỚI ĂN GIAN CHIỀU CAO CHO CÔ DÂU

Ngoài ra, sắc đỏ tươi tắn sẽ giúp cô dâu tôn lên làn da trắng của mình, che đi các khuyết điểm cơ thể và cực kì dễ phù hợp, không kén chọn thân hình to béo, gầy guộc hay thấp.

Vì sao cô dâu ngày xưa mặc váy áo màu đỏ

Với ý nghĩa và ưu điểm tuyệt vời như vậy, các cô dâu hãy chọn cho mình một chiếc áo cưới màu đỏ thật lộng lẫy để mang lại sự may mắn, cung hỷ cho ngày vui trăm năm của mình.

Đăng ký ngay để nhận ưu đãi

TẠI SAO NÊN CHỌN VÁY CƯỚI MÀU ĐỎ CHO ĐÁM CƯỚI CỦA BẠN?

(NANCYPHAM BRIDAL)

Trong ngày cưới trọng đại của mình, cô dâu luôn mong muốn khoác lên mình những bộ váy cưới đẹp nhất. Một chiếc áo cưới đẹp giúp tôn lên vóc dáng ngọc ngà của cô dâu, làm cô dâu nổi bật lên trong buổi tiệc cưới. Hơn thế nữa váy cưới còn đồng hành cùng cô dâu trong suốt tiệc cưới và cả trong từng bức ảnh cưới đẹp lưu lại kỉ niệm ngày cưới. Váy cưới ngày nay không chỉ còn một màu trắng mà được biến đổi rất nhiều màu xanh, đỏ, tím,... được rất nhiều cô dâu lựa chọn vì nó mang tính đổi mới, bắt mắt và mang những ý nghĩ khác nhau. Hãy cùng Ngọc Huy Photo tìm hiểu ý nghĩa màu sắc của chiếc váy cưới qua bài viết này.

Váy cưới màu trắng

Từ rất lâu màu trắng đã được xem là màu truyền thống, thích hợp với mọi vóc dáng, dù cho làm bằng nguyên liệu gì đi nữa. Váy cưới màu trắng thể hiện sự trong trắng, tinh khiết của người con gái và trái tim nguyên vẹn của cô dâu mới. Màu trắng là màu sắc hoàn hảo nhất, không quá sáng chói, không sặc sỡ, dù cho là ở nơi tăm tối hay ánh sáng chói lóa màu trắng vẫn giữ được cho mình một ngôi vị thống trị khi hòa hợp được với mọi màu sắc. Váy cưới trắng được các cô dâu trên khắp thế giới ưa chuộng vì vẻ đẹp nhẹ nhàng, quý phái và hòa nhã của nó.

Vì sao cô dâu ngày xưa mặc váy áo màu đỏ

Có thể nói sự kiện năm 1840, khi mà nữ hoàng Anh Victoria mặc chiếc váy cưới màu trắng trong hôn lễ của mình đã đánh dấu bước thay đổi trong việc áo cưới trắng được sử dụng rộng rãi trên khắp thế giới. Kể cả các quốc gia châu Á có quan niệm màu trắng là màu không may cũng bắt đầu sử dụng váy cưới màu trắng, dẹp bỏ quan niệm cũ. Váy cưới trắng ngày nay được sử dụng rất phổ biến, kể cả ở Việt Nam, nó đang dần thay thế cho màu đỏ truyền thống của ngày cưới.
Xem thêm: Dịch vụ bán & cho thuê áo cưới

Váy cưới màu đỏ

Trước kia màu đỏ không được ưa chuộng nhiều vì mỗi nơi trên thế giới có một quan niệm khác nhau về màu sắc này. Nếu ở châu  u người ta cảm thấy màu đỏ là màu không trong sạch vì nó có liên quan đến các cô gái làng chơi, thì ở Ấn độ và các nước châu Á màu đỏ lại là màu may mắn, tượng trưng cho sự thuần túy, đặc biệt tại Trung Quốc màu đỏ là màu cưới truyền thống của cô dâu trong hàng thế kỉ qua.

Vì sao cô dâu ngày xưa mặc váy áo màu đỏ

Ngày nay các đám cưới sử dụng váy cưới màu đỏ và cả màu đỏ là gam màu chủ đạo vẫn rất nhiều đặc biệt là tại các nước châu Á. Màu đỏ đại diện cho trái tim yêu thương, là màu mạnh mẽ, thể hiện cho tình yêu cháy bỏng, khao khát được yêu thương của các cặp uyên ương. Màu đỏ còn giúp các cô dâu nổi bật hơn nhiều trong đám cưới, đặc biệt là các đám cưới vào dịp Giáng Sinh.

Xem thêm: Áo dài cưới đẹp

Váy cưới màu kem

Màu kem thoáng nhìn qua ta trông giống như màu trắng nhưng lại có phần dịu dàng hơn đặc điểm của màu kem so với màu trắng là nó ít kén làn da. Ngày nay váy cưới màu kem được nhiều cô dâu trên thế giới lựa chọn vì nó có những ưu điểm giống như váy cưới màu trắng là nhẹ nhàng, phù hợp với mọi hoàn cảnh. Màu kem còn mang sắc thái tinh tế, ấm áp, tôn lên vẻ đẹp tao nhã, quý phái của người mặc.

Vì sao cô dâu ngày xưa mặc váy áo màu đỏ

Váy cưới màu xanh


Màu xanh thể hiện sự thanh bình, điềm đạm và tĩnh lặng. Màu trong xanh bao la của bầu trời hay màu tĩnh lặng của đại dương mênh mông, màu xanh mang lại cảm giác thư thái cho người nhìn, phản ánh tâm hồn bình yên, điềm đạm của người mặc.Không phải ngẫu nhiên mà màu xanh được xuất hiện trong các đám cưới trên thế giới. Cô dâu chọn màu xanh cũng là âm thầm chọn cho mình sự tự tin,mong muốn bình yên, tình yêu vô tận của người con gái  lần đầu là cô dâu.

Váy cưới màu hồng

Màu hồng là màu váy cưới phổ biến được nhiều cô dâu lựa chọn chỉ sau màu trắng và màu kem trong những năm gần đây. Màu hồng thích hợp với những cô dâu yêu thíc sự nhẹ nhàng và có một trái tim lãng mạn. Màu hồng tượng trưng cho tình yêu, sự chung thủy, nhẹ nhàng. Màu hồng cũng rất cuốn hút bởi vẻ đẹp đến từ sự tinh tế, không quá êm dịu như màu kem, cũng chẳng nổi bật nhiều như màu đỏ.

Vì sao cô dâu ngày xưa mặc váy áo màu đỏ

Những cô dâu dịu dàng, yêu thích lãng mạn chọn cho mình chiếc váy màu hồng sẽ rất phù hợp, đặc biệt là những lễ cưới được tổ chức vào dịp Valentine.

Váy cưới màu tím

Màu tím tại một số nước phương Tây từ xa xưa được xem là màu sắc quý phái, sang trọng nhất mà chỉ có những người thuộc hoàng tộc mới có thể được mặc những bộ trang phục màu tím. Quy trình làm ra được màu tím cũng rất khó, đặc biệt là màu tím “Tyran” khi mà phải mất gần 9000 vỏ một loại nhuyễn thể đặc biệt mới có thể tạo ra 1 gram bột nhuộm này. Nên màu tím từ xa xưa đến nay đã được xem là màu sắc của sự quý phái, trang trọng, thanh cao.

Vì sao cô dâu ngày xưa mặc váy áo màu đỏ

Một chiếc váy cưới màu tím sẽ rất thích hợp cho những cô dâu có tính cách trầm lắng, thiên về sống nội tâm. Vì màu tím tượng trung cho sự chung thủy, tinh thần trầm tĩnh, là khoảng lặng đượm chút suy tư, là màu của tình yêu vĩnh cửu.

Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chụp hình cưới và tổ chức tiệc cưới, Ngọc Huy Studio là điểm đến tin cậy của nhiều đôi tình nhân mong muốn có những bức ảnh đẹp, một đám cưới hoàn hảo. Ngọc Huy đang không ngừng phát triển, học hỏi thêm, với mong muốn luôn mang đến cho quý khách những bức ảnh cưới đẹp nhất, những dịch vụ tốt nhất sẽ làm hài lòng quý khách khi đến với Ngọc Huy Studio.

Lê Phan

Trang phục truyền thống dân tộc, xưa nay vẫn là một đề tài khó, nhưng cũng đầy hấp dẫn và bí ẩn. Đó cũng là đề tài mà bao người yêu mến văn hóa truyền thống đều khắc khoải, vì lẽ muốn hiểu rõ hơn về bản sắc cha ông, về cội nguồn văn hóa, thì tiếp cận qua con đường tìm hiểu trang phục xưa vẫn là một trong những cách thức khả thi nhất. Từ trang phục, có thể cung cấp rất nhiều thông tin quan trọng về thẩm mỹ quan, nhân sinh quan và các giá trị tư tưởng khác của người đời xưa, một cách rõ ràng, cụ thể và chân thực. Bao năm nay, người viết bài tập trung tìm hiểu về trang phục truyền thống, và muốn chia sẻ những hiểu biết và tìm tòi của bản thân mình tới tất cả mọi độc giả, cũng là vì lẽ đó. Bài viết dưới đây về trang phục cô dâu, nằm trong loạt bài sơ khảo về trang phục truyền thống người Việt.

Văn hóa truyền thống người Việt coi trọng việc hôn lễ. Người Việt thường có câu nói, “hôn nhân đại sự”, cưới gả là chuyện quan trọng của đời người, cả đời chỉ có một lần. Vì thế, lề lối ăn mặc tất cũng không đơn giản qua loa, mà có nhiều vấn đề để cần bàn đến.

Vì sao cô dâu ngày xưa mặc váy áo màu đỏ

Cô dâu chú rể Việt mặc áo màu xanh khác với màu áo truyền thống của cô dâu chú rể Trung Hoa

Sách “Phong tục Việt Nam” của Phan Kế Bính đề cập rằng: “Các cô gái sắp lấy chồng, ai nấy đều lo sắm quần áo cưới. Quần áo cưới của chú rể cũng như cô dâu không giống quần áo mặc thường ngày... Bộ quần áo cưới của cô dâu cũng khác bộ quần áo ngày thường và cô dâu tỉnh với cô dâu quê ăn mặc không giống nhau”. Những ghi chép quan trọng này cho thấy trang phục cưới của cô dâu Việt xưa không đơn thuần giống trang phục ngày thường, mà có những cách thức, lề lối riêng biệt về cách ăn mặc.

Vì sao cô dâu ngày xưa mặc váy áo màu đỏ

Hình ảnh cô dâu chú rể mặc áo thụng xanh trên bìa sách "Hôn lễ - Lễ tục cưới gả"

Vậy, trang phục cưới của cô dâu xưa có những đặc điểm gì riêng biệt, khác với lối trang phục tứ thân, năm thân mặc thường ngày mà người thời nay vẫn hay nhắc tới? Và màu sắc y phục tân nương liệu có điểm gì đáng chú ý hay không? Liệu y phục cưới cô dâu Việt có khác biệt với y phục cưới của các nền văn hóa khác, đặc biệt là với Trung Quốc, một quốc gia có nền văn hóa rất gần gũi với Việt Nam?

Vì sao cô dâu ngày xưa mặc váy áo màu đỏ

Trang phục áo cưới cô dâu chú rể những năm thập kỷ 80

Trong thời đại hiện đại, nhất là vào thời gian sau khi mở cửa, đổi mới đất nước cuối thập kỷ 80, đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX, văn hóa nước ngoài ồ ạt du nhập vào Việt Nam thông qua nhiều con đường: kinh tế, chính trị, và giải trí. Trong khi văn hóa phương Tây được coi là chuẩn mực của nhịp sống hiện đại, thì văn hóa Trung Hoa lại được người dân Việt Nam cực kỳ yêu thích qua phim ảnh, nhất là dòng phim cổ trang. Đám cưới người Việt thời hiện đại cũng vì thế mà chịu ảnh hưởng rõ nét của hai luồng văn hóa này: nếu không mặc màu trắng như cô dâu phương Tây, thì cũng là màu đỏ theo phong cách đám cưới Trung Quốc. Có thể nói, văn hóa từ tâm khảm mà ra, vì tiếp xúc với văn hóa bên ngoài lâu ngày, nên cũng không lạ khi có nhiều người Việt hình thành quan niệm cố hữu rằng: trang phục người Việt không phải màu đỏ như cô dâu Trung Quốc, thì cũng phải màu trắng như cô dâu phương Tây.

Thế nhưng, theo rất nhiều bằng chứng mà người viết bài thu thập được, cả bằng thư tịch lẫn bằng hồi ức dân gian, thì màu áo truyền thống phổ biến ở đám cưới thời xưa (ít nhất thời thời Nguyễn) nói chung, cô dâu Việt nói riêng, lại không phải màu đỏ, cũng không phải màu trắng, mà lại là màu xanh! Riêng trong bài viết này, người viết xin trích dẫn lại các thư tịch, sách vở có đề cập đến màu sắc cô dâu Việt thời xưa, cho thấy rõ nhận định đã nói ở trên.

Theo sách “Trang phục Việt Nam” của nhà nghiên cứu trang phục Đoàn Thị Tình: “cô dâu miền Bắc vào ngày cưới tóc vấn đuôi gà, đầu khăn gài con bướm bạc, cổ đeo kiềng bạc, chuỗi hạt vàng, lưng đeo xà tích, váy sồi đen, mặc áo mớ ba, bên ngoài mặc áo the đen, trong là áo hồng và áo xanh. Cô dâu các miền khác cũng có lối ăn mặc tương tự, nhưng có một số tiểu tiết khác biệt. Cô dâu miền Trung và miền Nam chải lật búi tóc, thay vì vấn đuôi gà. Cô dâu miền Trung có thể mặc lồng hai áo năm thân, bên trong là màu đỏ hoặc hồng điều, bên ngoài là áo vân màu xanh chàm (cũng có thể mặc thêm áo the đen bên ngoài thành áo mớ ba), mặc quần trắng”.

Về áo cưới cô dâu miền Nam, sách “Nhà ở - Trang phục - Ăn uống của các dân tộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long” của tác giả Phan Thị Yến Tuyết, xuất bản năm 1993, trang 66 cụ ghi chép cụ thể hơn như sau: “Vào lễ cưới, trang phục của cô dâu chú rể vùng Gia Định trước kia và vùng ĐBSCL hiện nay có những diễn biến theo phong tục và quan điểm thẩm mỹ, thời trang. Cho đến đầu thế kỷ XX... cô dâu mặc áo vân đen mỏng, quần đũi màu hồng sậm, cổ đeo xâu chuỗi hổ phách “hạt to bằng ngón tay cái”, hai tai xỏ đôi bông búp bạc. Dâu và rể đều khoác bên ngoài áo thụng rộng xanh, lót màu cánh sen, khi ra sân có cặp lọng che. Trong những gia đình theo tục cũ, trang phục của cô dâu và chú rể đều là áo cặp.

… Có thể “áo cặp” là phong tục chỉ sự “đủ đôi đủ cặp” trong lễ cưới, vì ngày trước ở vùng Gia Định có thời cô dâu, chú rể ngoài “áo cặp” còn mặc “quần cặp”. Áo cặp tức áo song khai, cô dâu dùng áo the lót gấm hồng, chú rể dùng hàng the lót gấm xanh có dệt chữ “thọ” nhỏ (chữ thọ lớn chỉ dùng cho người lớn tuổi). Chiếc áo dài của cô dâu, chú rể mặc bên ngoài người ta gọi là áo thụng. Đó là chiếc áo dài và rộng so với áo dài mặc bên trong, tay áo thụng cũng rất dài và rộng, cửa tay áo có khi lên đến 30 cm. Áo thụng thường được may bằng vải gấm dày, màu lục sậm, xanh sậm hoặc xanh lam có dệt hoa văn. Ngày trước, cô dâu chú rể tầng lớp bình dân ở ĐBSCL có khi mặc áo cặp, đội nón, đội khăn nhưng đi chân đất, không mang giày dép”.

Còn theo bài viết “Gam màu đặc trưng của phục trang xứ Huế” trên trang báo Nét Cố Đô thì cô dâu Huế mặc áo cặp điều lục, đồng thời giải thích điều là màu đỏ, lục là màu xanh.

Như vậy, qua các ghi chép đã trích dẫn, ta có thể thấy trang phục cô dâu Việt ở ba miền tương đối thống nhất, đều chuộng dùng màu xanh. Miền Trung, miền Nam thường mặc kèm áo xanh ngoài với áo hồng bên trong tạo thành áo cặp lục điều, còn miền Bắc có thể khoác thêm áo the đen bên ngoài, gọi là áo mớ ba.

Vì sao cô dâu ngày xưa mặc váy áo màu đỏ

Phỏng dựng cô dâu miền Nam thời Nguyễn mặc áo cặp của Viên Hoàng Tuấn

Vậy tục lệ dùng áo xanh này phổ biến ở mức nào? Theo sách “Hôn lễ - Lễ tục cưới gả”, trang 31: “Tục lệ của người Tàu, nàng dâu mới không có mặc áo rộng xanh như ta (tức người Việt), mà lại mặc áo hồng bào, có đội mão, và che quạt trước mặt mà đi ra”. Ở đây, tác giả có đề cập rằng cô dâu Việt mặc áo rộng xanh, đối lập với cô dâu Trung Quốc mặc áo đỏ (hồng bào - hồng trong hán tự là đỏ, bào là áo rộng, áo khoác ngoài). Bìa ngoài của sách cũng vẽ cô dâu chú rể mặc áo xanh, thống nhất với nhận định trong sách. Điều này góp phần cho thấy rõ thêm sự phổ biến khá rộng rãi của áo màu xanh trong đám cưới Việt, cụ thể là cho cô dâu, hơn nữa còn là một dạng màu tiêu biểu cho văn hoá hôn lễ xưa của ta, đến mức được tác giả sử dụng để đối sánh với hôn lễ Trung Quốc.

Vậy màu xanh trong hôn lễ có ý nghĩa gì? Tại sao thời xưa, chí ít là vào thời Nguyễn, lại phổ biến màu sắc này và dùng nó như một nét biểu trưng cho hôn lễ Việt? Sách “Đất lề quê thói” của Nhất Thanh có hé lộ một góc nhìn, lí giải về điều này: “Trong quan trường người ta tha thiết với cái áo thụng xanh bao nhiêu thì bọn trưởng giả học làm sang càng ra sức theo đòi bấy nhiêu. Đã nhiều phen đôi bên cha mẹ lấy làm hãnh diện có dâu rể khăn vành dây áo thụng xanh, lễ sống hai lạy trên chiếu cạp điều trải giữa nhà. Trịnh trọng cao sang là ở cái áo thụng kia, họ nghĩ như vậy… Ôi! Thụng xanh!”.

Như thế, màu xanh được chuộng dùng trong đám cưới, là vì văn hóa người Việt thời đó cho rằng màu xanh là màu quý phái, cao sang, xứng hợp cho một ngày lễ trọng đại như ngày cưới vậy.

Ngoài màu xanh, thì trang phục truyền thống cô dâu Việt vẫn có thể mang các màu sắc khác, như màu hồng, màu đen (đã đề cập), màu tím, màu vàng… Song trong khuôn khổ bài viết, ở đây người viết chỉ nói đến màu xanh, là màu biểu trưng, còn các màu sắc khác thì xin phép được đề cập sau nếu có điều kiện.

Người đời vẫn có câu: người con gái, đẹp nhất là khi xuất giá theo chồng. Các cô dâu dù ở đâu cũng vậy, đến ngày cưới luôn muốn trang điểm thật đẹp, mặc lên người những chiếc áo lộng lẫy, nhằm lưu dấu cái ngày trọng đại nhất của cuộc đời mình, để rồi khi đôi vợ chồng đã răng long đầu bạc, hãy còn nhớ mãi những ngày tháng son sắt, nhớ mãi giờ khắc đôi lứa sánh duyên bước bên nhau.

Người con gái Việt trong ngày cưới, hẳn cũng không phải ngoại lệ, họ khoác lên mình những bộ trang phục đặc biệt nhất trong đời: những bộ y phục tinh mỹ mà cũng mang đậm những giá trị văn hóa, thắm đượm hồn dân tộc. Cũng vì lẽ ấy, mà ta không thể không đoái hoài đến y phục tân nương, khi đã thực sự muốn tìm về cái hồn cốt văn hóa của ngàn xưa. Và cũng vì lẽ ấy, mới thấy những ghi chép tường tận, tỉ mỉ, cùng những tranh ảnh sống động, trực quan, giúp ta hình dung rõ nét về y phục cưới của người Việt này, thật đáng quý lắm thay. Hy vọng rằng, sẽ không còn lâu nữa, người Việt Nam chúng ta cũng có thể tái hiện lại sắc màu truyền thống của cha ông trong đám cưới của mình.