Văn bản đề nghị thanh lý tài sản nhà nước năm 2024

1. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 28 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, nguồn hình thành tài sản công tại cơ quan nhà nước gồm: (i) tài sản bằng hiện vật do Nhà nước giao; (ii) tài sản được đầu tư xây dựng, mua sắm từ ngân sách nhà nước, nguồn kinh phí khác theo quy định của pháp luật.

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 29 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, tài sản giao cho cơ quan nhà nước sử dụng bao gồm tài sản do Nhà nước đầu tư xây dựng, mua sắm.

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 6 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, mọi tài sản công đều phải được giao quyền quản lý, quyền sử dụng cho cơ quan, tổ chức, đơn vị nào đó.

Theo quy định tại Điều 37, Điều 38 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, cơ quan được giao quản lý, sử dụng tài sản công có trách nhiệm lập, quản lý hồ sơ đối với tài sản được giao quản lý, thực hiện kế toán kịp thời, đầy đủ đối với tài sản được giao quản lý, sử dụng.

Vì vậy, Phòng Tài chính - Kế hoạch với vai trò là cơ quan quản lý tài sản công ở cấp huyện theo quy định tại Khoản 4 Điều 19 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công báo cáo UBND huyện để yêu cầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi thực hiện các dự án đầu tư xây dựng, mua sắm... thì phải xác định cụ thể đơn vị được giao quản lý, sử dụng hoặc giao quản lý tài sản công theo đúng quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công.

2. Tại Khoản 1, Khoản 3 Điều 29 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP quy định:

“1. Khi có tài sản công hết hạn sử dụng theo chế độ mà phải thanh lý; tài sản công chưa hết hạn sử dụng nhưng bị hư hỏng mà không thể sửa chữa được hoặc việc sửa chữa không hiệu quả (dự toán chi phí sửa chữa lớn hơn 30% nguyên giá tài sản); nhà làm việc hoặc tài sản khác gắn liền với đất phải phá dỡ để thực hiện dự án đầu tư xây dựng, giải phóng mặt bằng hoặc các trường hợp khác theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cơ quan nhà nước có tài sản lập 01 bộ hồ sơ đề nghị thanh lý tài sản công, gửi cơ quan quản lý cấp trên (nếu có) xem xét, đề nghị cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại Điều 28 Nghị định này xem xét, quyết định.

Hồ sơ đề nghị thanh lý tài sản gồm:

  1. Văn bản đề nghị thanh lý tài sản công của cơ quan nhà nước được giao quản lý, sử dụng tài sản công

...

3. Trong thời hạn 60 ngày (đối với nhà làm việc và các tài sản khác gắn liền với đất), 30 ngày (đối với tài sản khác), kể từ ngày có quyết định thanh lý tài sản của cơ quan, người có thẩm quyền, cơ quan nhà nước có tài sản thanh lý tổ chức thanh lý tài sản theo quy định tại Điều 30, Điều 31 Nghị định này”.

Căn cứ quy định nêu trên, cơ quan có tài sản (cơ quan được giao quản lý, sử dụng tài sản) có trách nhiệm trình cơ quan, người có thẩm quyền quyết định thanh lý tài sản và tổ chức thực hiện việc thanh lý tài sản sau khi có Quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền.

- Bước 1: Cơ quan, đơn vị, tổ chức đang quản lý sử dụng tài sản lập hồ sơ đề nghị thanh lý tài sản và gửi Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp huyện, vào các ngày làm việc từ thứ hai đến thứ sáu (buổi sáng từ 07 giờ 30 phút đến 11 giờ 30 phút, buổi chiều từ 13 giờ đến 17 giờ), theo một trong các phương thức sau:

+ Nộp trực tiếp;

+ Gửi qua đường bưu điện;

- Bước 2:

Tài sản là trụ sở làm việc của các cơ quan, tổ chức thuộc Ủy ban nhân dân các quận - huyện để đầu tư xây dựng mới trụ sở làm việc do Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận - huyện quyết định (trừ trụ sở làm việc là các công trình kiến trúc phải bảo tồn); phương tiện vận tải (xe ô tô chuyên dùng do Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận - huyện quyết định mua sắm đối với các cơ quan, tổ chức cấp quận - huyện) và tài sản nhà nước khác của cơ quan, tổ chức thuộc phạm vi quản lý có nguyên giá trên sổ sách kế toán dưới 500 triệu đồng/1 đơn vị tài sản:

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định thanh lý.

- Bước 3:

+ Trong thời hạn 60 ngày đối với tài sản là trụ sở làm việc và tài sản khác gắn liền với đất, 30 ngày đối với tài sản khác, kể từ ngày có quyết định thanh lý tài sản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cơ quan nhà nước có tài sản thanh lý phải tổ chức thanh lý tài sản nhà nước theo quy định;

+ Sau khi hoàn thành việc thanh lý tài sản, cơ quan nhà nước có tài sản thanh lý hạch toán giảm tài sản theo quy định của pháp luật về kế toán; báo cáo kê khai biến động tài sản theo quy định.

  1. Cách thức thực hiện:

- Nộp trực tiếp;

- Gửi qua đường bưu điện;

  1. Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

+ Văn bản đề nghị thanh lý tài sản nhà nước;

Lập theo Mẫu số 01-DM/TSNN, Mẫu số 02-DM/TSNN, Mẫu số 03-DM/TSNN ban hành kèm theo Thông tư số 09/2012/TT-BTC:

\> Mẫu số 01-DM/TSNN Danh mục trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp đề nghị xử lý;

\> Mẫu số 02-DM/TSNN Danh mục xe ô tô đề nghị xử lý;

\> Mẫu số 03-DM/TSNN Danh mục tài sản khác (trừ trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp và xe ô tô) đề nghị xử lý.

In từ Cơ sở dữ liệu về tài sản nhà nước thông qua Phần mềm Quản lý đăng ký tài sản nhà nước.

+ Đối với các loại tài sản mà pháp luật có quy định khi thanh lý cần có ý kiến xác nhận chất lượng tài sản của cơ quan chuyên môn thì phải gửi kèm ý kiến bằng văn bản của các cơ quan này.

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

  1. Thời hạn giải quyết: 30 ngày, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan, đơn vị, tổ chức.

  1. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan, người có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch UBND cấp huyện.

  1. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định thanh lý tài sản.
  1. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Danh mục tài sản đề nghị thanh lý thực hiện theo Mẫu số 01-DM/TSNN, 02-DM/TSNN và 03-DM/TSNN ban hành kèm theo Thông tư số 09/2012/TT-BTC:

- Mẫu số 01-DM/TSNN Danh mục trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp đề nghị xử lý;

- Mẫu số 02-DM/TSNN Danh mục xe ô tô đề nghị xử lý;

- Mẫu số 03-DM/TSNN Danh mục tài sản khác (trừ trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp và xe ô tô) đề nghị xử lý.

  1. Phí, Lệ phí (nếu có): Không.
  1. Yêu cầu, điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính: Không.
  1. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Quản lý sử dụng tài sản nhà nước số 09/2008/QH12 ngày 3 tháng 6 năm 2008 của Quốc hội khóa XII; có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2009;

- Nghị định số 52/2009/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2009 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước, có hiệu lực kể từ ngày 20 tháng 7 năm 2009;

- Thông tư số 245/2009/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2009 của Bộ Tài chính về quy định thực hiện một số nội dung của Nghị định số 52/2009/NĐ-CP ngày 03 ngày 6 tháng 2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước, có hiệu lực kể từ ngày 14 tháng 2 năm 2010;

- Thông tư số 09/2012/TT-BTC ngày 19 tháng 01 năm 2012 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 245/2009/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2009 quy định thực hiện một số nội dung của Nghị định số 52/2009/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 3 năm 2012;

- Quyết định số 10/2010/QĐ-UBND ngày 04 tháng 02 năm 2010 của Ủy ban nhân dân thành phố quy định về phân cấp quản lý nhà nước đối với tài sản nhà nước tại cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị - xã hội được ngân sách nhà nước đảm bảo kinh phí hoạt động./.