Vai trò của ý chí trong tâm lý học

Ý chí là gì , có ảnh hưởng ra sao đến cuộc sống thì không phải ai cũng biết – các bạn hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để có thể tìm ra câu trả lời nhé!

Khi đã quyết định làm bất kỳ việc gì thì trước tiên cần phải có một sự kiên trì vượt qua tất cả mọi khó khăn. Và ý chí chính là điểm tựa vững chắc mỗi khi bạn cảm thấy chán nản, mệt mỏi.

Ý chí là gì, nghị lực là gì

Ý chí hiểu một cách đơn giản là khả năng vượt qua mọi thử thách, là việc thực hiện các hành động để có thể tạo ra được kết quả theo như mong muốn.

Và để gặt hái được kết quả ấy thì bạn sẽ phải trải qua rất nhiều chướng ngại, đó chính là năng lực của riêng mỗi người, không bất kỳ ai giống với ai. Sẽ tùy vào từng tâm lý của mỗi cá nhân mà mức độ ý chí sẽ hoàn toàn khác nhau.

Vai trò của ý chí trong tâm lý học

Ý chí chính là quyết tâm thực hiện 1 mục tiêu đã đề ra

Trong suốt quá trình để đi đến cái đích của hành động, thật ra ngay từ trước đó, trong tư duy của con người đã không tồn tại sẵn cái mục đích cuối cùng. Mà là do chính hiện thực khách quan từ bên ngoài đã trực tiếp tác động vào.

Dựa vào những điều kiện xã hội lịch sử hay điều kiện vật chất mà ý chí trong mỗi con người sẽ được hình thành cũng như phát triển.

Ý chí cùng với ý thức có một mối quan hệ cực kỳ quan trọng, và chúng chỉ tồn lại ở con người chúng ta chứ không có ở bất kỳ loài động vật nào. Đó là vì con người có ý thức, còn động vật thì không có, ý thức được hình thành thì con người biết lao động.

Vai trò của ý chí

Khi con người cảm thấy nản chí, không còn đủ sức lực để tiếp tục chinh phục mục đích mà mình đã đưa ra thì ý chí chính là động lực sống cỗ vũ tinh thần giúp bạn có thể đứng lên, vượt qua những thử thách khó khăn.

Ý chí giúp con người phát huy sức mạnh đến mức độ phi thường, và chúng được biểu hiện dựa vào hai hình thức, đó là bên trong cùng với bên ngoài.

Ý chí góp phần đối kháng lại những áp lực đến từ xã hội bên ngoài, đồng thời kiềm chế bên trong, không để cho những dục vọng cũng như đam mê làm xấu đi bản chất tốt đẹp của một con người.

Chúng giúp cho cuộc sống của con người ngày càng hoàn thiện và tốt đẹp hơn, song song đó là tác động một cách tích cực đến đời sống con người lẫn đời sống xã hội.

Đặc điểm của ý chí

Ý chí thể hiện tính bền bỉ, kiên trì

Những người luôn biết chịu khó, vững bước trước nghịch cảnh mà cuộc sống mang lại trong cuộc sống là những người có ý chí. Chính vì lý do đó mà chúng ta mới thường nghe thấy những học sinh nghèo vượt khó được khen rằng “có ý chí”.

Tính mục đích của ý chí

Như đã nói, ý chí có tính mục đích, bởi chúng có thể xác định được mục đích của hành động. Bên cạnh đó còn tùy thuộc vào lý tưởng sống cũng như nguyên tắc sống của mỗi cá thể khác nhau.

Vai trò của ý chí trong tâm lý học

Bất cứ thành công nào cũng cần phải có mục đích chi tiết

Sẽ tùy theo từng trường hợp mà ý chí sẽ xác định mục đích gần hay xa, dựa vào mục đích đã lập ra mà ý chí kiểm soát chặt chẽ hành vi của mình.

Ý chí có tính độc lập

Đó là những ý kiến và quan điểm của cá nhân mình, tuyệt đối không phải nhắm vào người khác để đấu tranh hay chống đối bằng một hình thức cứng nhắc với họ.

Và nó cũng không phải là một thứ do bất kỳ ai tạo ra cho mình, tự bản thân chúng ta sẽ quyết định thực hiện hành động đó một cách độc lập.

Ý chí có tính quyết đoán

Nếu không tồn tại sự quyết đoán thì con người sẽ mãi mãi lẩn quẩn trong vòng tròn hoài nghi, do dự. Và khi đó họ sẽ không thể nào thực hiện được hành động nào một cách hoàn hảo được.

Hoặc thậm chí khi những quyết định không được lập ra kịp thời sẽ làm cho hành động ấy trở nên hoàn toàn vô nghĩa, lúc này ý chí sẽ không còn tồn tại nữa. Thế nhưng điều này không có nghĩa là bắt buộc con người phải đưa ra quyết định một cách thiếu cân nhắc hay quá vội vàng.

Ý chí có tính tự chủ

Khi ý chí có tính tự chủ sẽ giúp con người có khả năng kiểm soát tốt được suy nghĩ từ bên trong, ngoài ra còn giúp kìm nén cũng như điều chỉnh được cảm xúc.

Điều này giúp những lời nói sai lầm hay điều tiêu cực được ngay lập tức xóa bỏ trong tâm trí của bạn, thay vào đó sẽ là những tư tường hợp lý, phù hợp hơn.

Làm gì để rèn luyện ý chí

Để rèn luyện ý chí thì các bạn phải rèn luyện ở cả ba phương diện, đó là suy nghĩ – quyết định – hành động. Cho nên để được xem là một con người có ý chí ta phải đạt được mức suy nghĩ thấu đáo – tinh thần quyết đoán – hành động tự chủ. Những đức tính này phải trung hòa lẫn nhau, bởi nếu như thái quá sẽ dẫn đến có hại cho ý chí.

Trong cuộc sống vô vàn yếu tố tác động đến ý chí, chẳng hạn như tình cảm nồng nhiệt giúp bạn bền chí hành động cũng như quyết đoán hơn; biết nhiều giúp ta suy nghĩ thấu đáo; lời khen chê giúp ta luôn không ngừng cố gắng vươn lên.

Tóm lại, ý chí chính là thước đó phẩm giá của mỗi con người chúng ta, nên mỗi cá nhân hãy luôn tự rèn luyện để có ý chí và nghị lực sống thật mạnh mẽ, tuyệt đối không yếu đuối và hèn nhát.

Muốn được như vậy thì ngay từ bây giờ các bạn hãy là chính mình, sống với những khát vọng và ước mơ, ngày ngày rèn luyện để vươn đến mục đích thành công nhé!

Hy vọng qua bài viết trên đây của 60 giây online đã giúp các bạn hiểu được tầm quan trọng của ý chí là gì rồi, chúc các bạn mau đạt được nhiều thành công trogn cuộc sống nhé.

==>> Xem thêm những ý nghĩa hoa hướng dương trong tình yêu cực hay

I/ Ý CHÍ

1/ Ý chí là gì?

Ý chí là mặt năng động của ý thức, biểu hiện ở năng lực thực hiện hành động có mục đích, đòi hỏi phải có sự nỗ lực khắc phục khó khăn.

Ý chí là một phần phẩm chất tâm lý của cá nhân, một thuộc tính tâm lý của nhân cách. Ta thường nói người này có ý chí, người kia thiếu ý chí...

Ý chí được xem là mặt năng động của ý thức, mặt biểu hiện cụ thể của ý thức trong thực tiễn, bởi vì ở đó con người tự giác được mục đích hành động, đấu tranh động cơ, lựa chọn được biện pháp vượt qua mọi trở ngại, khó khăn để thực hiện đến cùng mục đích đề ra.

Ý thức là hình thức tâm lý điều khiển, điều chỉnh hành vi tích cực nhất của con người, vì trong ý chí có cả mặt năng động của ý chí lẫn mặt năng động của tình cảm, đạo đức. Giá trị chân chính của ý chí không phải chỉ ở cường độ mạnh yếu, mà điểu chủ yếu là ở nội dung đạo đức của ý chí.

          Vai trò của ý chí :

-Chống lại đam mê và dục vọng bên trong và những áp lực- khó khăn của thế giới bên ngoài.

-Giúp con người có sức mạnh phi thường, vượt qua nhiều khó khăn tưởng chừng không vượt nổi.

-Làm cho đời sống con người và đời sống xã hội có định hướng, mới hơn và hoàn thiện hơn.

2/Các phẩm chất ý chí của nhân cách

       Trong quá trình thực hiện những hành động có ý chí, những phẩm chất ý chí

của con người được hình thành. Những phẩm chất này vừa đặc trưng cho cá nhân với tư cách là một nhân cách, vừa có ý nghĩa to lớn cho đời sống và lao động của họ. Có những phẩm chất ý chí làm cho con người trở nên tích cực hơn, có những phẩm chất ý chí giúp con người kìm hãm những hành động của mình khi cần thiết.

Dưới đây là một số phẩm chất ý chí cơ bản:

2.1/ Tính mục đích

Đây là một phẩm chất rất quan trọng của ý chí, giúp con người điều chỉnh hành vi hướng vào mục đích tự giác. Tính mục đích của ý chí phụ thuộc vào thế

giới quan, nội dung đạo đức và tính giai cấp của nhân cách mang ý chí.

2.2/ Tính độc lập

Đó là phẩm chất ý chí cho phép con người có khả năng quyết định và thực hiện hành động theo những quan điểm và niềm tin của mình, không bị chi phối bởi những tác động bên ngoài.

Tuy nhiên tính độc lập của ý chí không có nghĩa là bảo thủ, bướng bình, chống lại sự ảnh hưởng từ bên ngoài, bất luận đúng hay sai.

2.3/ Tính quyết đoán

Đó là khả năng đưa ra những quyết định kịp thời, dứt khoát trên cơ sở tính toán, cân nhắc kỹ càng, chắc chắn. Con người quyết đoán là con người tin tường rằng mình phải làm như thế này, mà không thể làm như thế khác được. Tiền đồ của tính quyết đoán là trí tuệ và sự dũng cảm. Người quyết đoán luôn luôn hành động có suy nghĩ, dũng cảm, nhanh nhạy, đúng lúc, không dao động và hoài nghi.

2.4/Tính bền bỉ (kiên trì)

Phẩm chất bền bỉ của ý chí được thể hiện ở sự khắc phục những khó khăn,

trở ngại, khách quan và chủ quan để đạt được mục đích đã để ra.

Tính bền bỉ không có nghĩa là sự lì lợm, bướng bỉnh theo đuổi mục đích mù quáng mà là theo đuổi mục đích đã được ý thức rõ ràng với sự năng động của trí tuệ và tình cảm trong quá trình thực hiện mục đích.

2.5/ Tình tự chủ

Đó là khả năng và thói quen kiểm tra hành vi làm chủ bản thân, kìm hãm những hoạt động được cho là không cần thiết hoặc có hại trong những trường hợp cụ thể.

Các phẩm chất ý chí của nhân cách nói trên luôn luôn gắn bó hữu cơ với  nhau, hỗ trợ nhau, tạo nên ý chí cao hơn của con người. Các phẩm chất ý chí được thể hiện trong hành động ý chí.

II/HÀNH ĐỘNG Ý CHÍ

1/Hành động ý chí là gì ?

Hành động được điều chỉnh bằng ý chí được gọi là hành động ý chí. Nói cách khác hành động ý chí là hành động có ý thức, có chủ tâm, đòi hỏi nỗ lực khắc phục khó khăn, thực hiện đến cùng mục đích đề ra.

Hành động ý chí có những đặc điểm cơ bản sau:

-Hành động ý chí chỉ xuất hiện khi gặp khó khăn, trở ngại, vì vậy ý chí là sự phản ánh hiện thực khách quan.

-Nguồn gốc kích thích của ý chí không phải là cường độ vật lý của kích thích mà là cơ chế động hóa thành hành động, trong đó chủ thể nhận thức ý nghĩa của kích thích để từ đó quyết định có hành động hay không.

-Hành động ý chí có mục đích được ý thức một cách rõ ràng và chứa đựng

nội dung đạo đức.

-Hành động ý chí bao giờ cũng có sự lựa chọn phương tiện và biện pháp tiến hành để đạt được mục đích và đạt hiệu quả cao.

-Hành động ý chí luôn có sự điều khiển, điều chỉnh, kiểm tra của ý thức, luôn só sự nỗ lực khắc phục khó khăn, trở ngại, thực hiện đến cùng mục đích đề ra.

Khi xét, đánh giá sự nỗ lực ý chí của một người thì bao giờ người ta cũng xét nội dung đạo đức của hành động ấy. Điều đó nói lên rằng hành động ý chí nào hợp với sự phát triển của xã hội thì hành động  ý chí đó chân chính và ngược lại.

Hành động ý chí có thể gồm 3 loại:

-Hành động ý chí đơn giản: Đó là những hành động có mục đích rõ ràng. Loại hành động này còn gọi là hành động có chủ định hay hành động có chủ ý.

-Hành động ý chí cấp bách: hành động xảy ra trong  một thời gian ngắn, đòi hỏi phải có sự nỗ lực, sự quyết định chớp nhoáng.

-Hành động ý chí phức tạp: Đậy là loại hành động ý chí điển hình mà trong đó nó thể hiện tất cả đặc điểm của hành động ý chí.

2/Cấu trúc của hành động ý chí

Một hành động ý chí điển hình thường có ba giai đoạn sau đây:

-Giai đoạn chuẩn bị : Đây là  giai đoạn hành động trí tuệ, giai đoạn suy nghĩ, cân nhắc các khả năng khác nhau. Giai đoạn này gồm các khâu:

+Xác định mục đích, hình thành động cơ: trong giai đoạn này con người ý thức một cách rõ ràng mục đích của mình, đấu tranh động cơ để chọn lấy một mục đích, động cơ nổi bật. Việc đấu tranh động cơ còn được diễn ra trong suốt quá trình hoạt động.

+Lập kế hành động để đạt được mục đích với những phương tiện, biện pháp cụ thể.

+Quyết định hành động.

-Giai đoạn thực hiện hành động. Việc chuyển từ quyết định hành động đến việc thực hiện hành động là sự thay đổi về chất, vì đó là sự chuyển biến từ ý thức, nguyện vọng thành hiện thực. Sự thực hiện quyết định có thể diễn ra dưới hai hình thức:

+Hình thức hành động bên ngoài.

+Hành động ý chí bên trong (hay kìm hãm các hành động bên ngoài ).

Trong quá trình thực hiện hành động có thể gặp những khó khăn trở ngại, đòi hỏi phải nỗ lực ý chí vượt qua, nhằm thực hiện đến cùng mục đích đã định. Có hai loại khó khăn trở ngại: khó khăn, trở ngại bên trong (chủ quan) và khó khăn, trở ngại bên ngoài (khách quan) .Ý chí thể hiện tập trung và rõ ràng khi nó khắc phục khó khăn, đạt mục đích đề ra bằng nỗ lực của bản thân.

-Giai đoạn đánh giá kết quả của hành động. Trong quá trình hành động con người luôn luôn đối chiếu đánh giá kết quả với mục đích đề ra. Khi kết quả phù hợp với mục đích thì hành động kết thúc, con người cảm thấy thỏa mãn, hài lòng hoặc chưa thỏa mãn, hài lòng. Sự đánh giá kết quả hành động có thể trở thành sự kích thích và động cơ đối với hành động tiếp theo, giúp con người có những cố gắng mới để có những thành công mới.

=>Kết luận:

+Ba giai đoạn trên có liên quan mật thiết với nhau, tiếp nối nhau và bổ sung cho nhau.

+Muốn có hành động ý chí thì phải có động lực và nguồn tạo nên động lực

đó là ý chí.

+Muốn có kết quả hành động ý chí tốt thì phải có mục đích và phải xác định được mục dích hành động đồng thời phải biết lập kế hoạch để biết mình cần phải làm những gì.

+Hãy biết chấp nhận khó khăn như một tất yếu trên con đường thành công.                   +Sau khi hành động thì hãy so sánh kết quả mình vừa đạt được với mục tiêu ban đầu mình đã đặt ra để rút ra kinh nghiệm.

4/Để rèn luyện hành động ý chí

-Luôn tạo ra cho mình những lý tưởng sống cao đẹp, luôn lạc quan yêu đời và tham gia nhiều vào các hoạt động xã hội.

-Phải luôn có mơ ước và phải luôn tạo động lực để thực hiện ước mơ.

-Phải luôn hành động, sũy nghĩ theo hướng tích cực.

-Phải luôn kiên trì, vững bước trước khó khăn.