Uống bia xong có nên tắm không

Dưới đây là những thời điểm không nên đi tắm.

Vừa đi nắng về không nên đi tắm

Uống bia xong có nên tắm không

Cái nóng ngoài trời và người đầy mồ hôi khiến nhiều người vừa về đến nhà là muốn lao ngay đi tắm. Tuy nhiên khi cơ thể đang toát mồ hôi và tỏa nhiệt, tắm sẽ làm tắc nghẽn lỗ chân lông. Mồ hôi không thoát được ra ngoài làm giảm thân nhiệt, dễ gây cảm lạnh.

Lời khuyên: Hãy đợi khoảng 20 phút để mồ hôi khô rồi đi tắm.

Sau khi tập thể dục

Khi bạn tập thể dục, tim đập nhanh hơn để cung cấp oxy cho các cơ. Trước khi tập bạn cần khởi động làm nóng cơ thể, vậy sau khi tập bạn cũng cần thời gian làm nguội.

Sau khi ngừng tập, nhịp tim vẫn còn nhanh, nhiệt độ cơ thể cao, lỗ chân lông giãn nở. Nếu bạn tắm ngay, máu sẽ không lưu thông tới những bộ phận quan trọng trên cơ thể, dẫn tới tình trạng thiếu máu tim, não cục bộ.

Bạn có thể sẽ cảm thấy chóng mặt, mệt mỏi, buồn nôn và nhiều vấn đề nghiêm trọng khác.

Sau khi uống rượu bia

Sau khi uống bia rượu không được tắm bất kể nước nóng hay nước lạnh.

Tắm nước nóng hoặc tắm hơi khiến nhiệt tích tụ trong cơ thể không được thoát ra, tăng thêm cảm giác say rượu, dẫn đến nôn mửa hoặc ngất xỉu.

Tắm nước lạnh không những không làm tỉnh rượu, trái lại khiến gan không kịp bổ sung đường glucose tiêu hao trong máu, cộng với sự kích thích của nước lạnh khiến mạch máu co rút, dễ dẫn đến cảm lạnh, thậm chí vỡ mạch máu.

Uống bia xong có nên tắm không
Tắm sai thời điểm có thể gây nguy hiểm tính mạng

Không tắm lúc quá đói hoặc quá no

Khi quá no hoặc đói, bạn cũng không nên tắm. Tắm khi no dễ mắc các bệnh về đường ruột, dạ dày.

Khi đói lượng đường trong máu xuống mức thấp nhất, dễ bị chóng mặt, thậm chí bị ngất xỉu.

Nên tắm sau khi ăn cơm khoảng hai tiếng hoặc trước khi ăn cơm 1 tiếng.

Khi cơ thể mệt mỏi

Việc tắm khi đang kiệt sức sẽ không khiến bạn cảm thấy dễ chịu hơn mà có thể đem lại nhiều tác hại cho sức khỏe của bạn. Khi mệt mỏi, cơ thể khó điều hòa thân nhiệt, dễ bị cảm lạnh, choáng thậm chí dễ gây ra tử vong.

Tốt nhất bạn nên nghỉ ngơi để lấy lại sức rồi mới đi tắm.

Khi bị sốt không nên tắm

Khi cơ thể đang sốt nhẹ (sốt thông thường và không có triệu chứng co giật), bạn có thể tắm gội, nhưng cần đảm bảo:

– Khi tắm, bạn cần đóng kín cửa phòng tắm, nếu có đèn sưởi thì rất tốt. Giữ cho nước tắm và không khí trong phòng tắm ấm và không được thấp hơn nhiệt độ cơ thể quá 2 độ C. Cần duy trì nhiệt độ như vậy trong suốt thời gian tắm. Không tắm quá lâu. Và sau khi tắm xong thì cần lau khô cơ thể. Dùng máy sấy tóc sấy khô tóc.

– Việc tắm gội giúp cho cơ thể của bạn luôn sạch sẽ, các tác nhân gây bệnh sẽ không còn bám vào cơ thể. Hơn thế nữa, khi người ốm sốt được tắm gội sạch sẽ thông thoáng, mùi cơ thể thơm tho sẽ cảm thấy thoải mái dễ chịu hơn.

Uống bia xong có nên tắm không

Nếu không đủ điều kiện để thực hiện phương pháp tắm đúng cách như đã nêu ở phía trên thì bạn không nên đi tắm.

Đặc biệt, trường hợp trẻ nhỏ mới tiêm phòng, cơ thể đang bị mưng tấy, sưng nở; hoặc trẻ sốt và bị nôn mửa, bị tiêu chảy thì không nên tắm gội.

Sau khi "yêu"

Tắm sau khi "yêu" không hề giúp bạn loại bỏ được mệt mỏi, mà có thể gây nguy hiểm.

Do thay đổi môi trường và nhiệt độ đột ngột gây co mạch máu dẫn đến choáng khiến mồ hôi đầm đìa, tim đập loạn, thở gấp kiệt sức và có thể gây tai biến do vỡ mạch máu.

Với những người gặp vấn đề về tim mạch, tắm nước nóng sau khi quan hệ càng dễ có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim hoặc tai biến mạch máu não.

Vì vậy, bạn nên nghỉ ngơi một lúc, tắm nhẹ bằng nước mát hoặc lau qua bằng khăn ướt để đảm bảo sức khỏe. Nên đợi khoảng 1 tiếng sau hãy đi tắm.

Tắm đêm khuya

Con người nếu tắm sau 22 giờ đêm sẽ dễ gặp các chứng bệnh như: đau đầu, mỏi cổ, vai gáy, đau tay chân, khó cử động. Nguy hiểm hơn, bệnh nặng có thể dẫn tới tai biến, đột quỵ và thiệt mạng nếu không được cấp cứu kịp thời.

Đối với người trẻ, việc tắm đêm dễ dẫn tới hiện tượng co mạch máu, đặc biệt là khi tắm nước lạnh, máu khó lưu thông, từ đó dễ dẫn tới đau nhức toàn thân, thậm chí đau đầu kinh niên.

Với người già, do đặc thù mạch máu bị vôi hóa, huyết áp cao, nên khi tắm thời điểm đêm muộn rất dễ bị đột quỵ.

Đặc biệt với người có tiền sử bị bệnh huyết áp, rối loạn tiền đình, tắm đêm bằng nước nóng sẽ làm tĩnh mạch giãn ra, huyết áp giảm, nên người mắc bệnh huyết áp cần tuyệt đối không được tắm đêm.

Nhất là phụ nữ đang trong thời kỳ kinh nguyệt không nên tắm muộn, vì sẽ dễ làm trầm trọng hơn triệu chứng đau bụng kinh hay đau đầu. 

Thời điểm tắm tốt nhất là khi nào?

Uống bia xong có nên tắm không

Các chuyên gia y tế khuyến cáo, thời điểm thích hợp nhất cho việc tắm là vào buổi sáng.

Nếu bắt buộc phải tắm buổi tối thì nên tắm trước 20 giờ để tránh những tai biến nguy hiểm.

Về nhiệt độ nước tắm, lí tưởng nhất là khoảng nhiệt độ từ 20 - 25 độ C, không nên tắm nước quá nóng hoặc quá lạnh vì đều ảnh hưởng đến mạch máu dưới da.

Vào ngày hè, các bác sĩ khuyên rằng mỗi người cũng chỉ nên tắm tối đa 2 lần/ ngày vào buổi sáng và có thể thêm một lần vào buổi chiều tối.

Thời gian tắm cũng không nên quá lâu, mỗi lần tắm chỉ từ 15 - 20 phút.

          1. Không uống quá nhiều cà phê, trà đặc, đồ uống có ga

         Sau khi uống rượu, bia xong cơ thể chúng ta sẽ bị mất nước và có cảm giác rất khát nước, nhiều người tìm đến những loại đồ uống như cà phê, nước uống có ga... Tuy nhiên khi cơ thể đang có chất cồn trong người thì không nên uống nhiều cà phê, vì những thức uống này sẽ khiến cho tình trạng thiếu nước trong cơ thể trầm trọng hơn.

         Uống trà đặc có thể làm tim quá hưng phấn, khiến tim đập nhanh hơn không có lợi cho thận, khi thận đang phải đào thải cồn từ bia, rượu.

         Nhiều người có thói quen uống cả rượu và nước ngọt hoặc pha rượu và nước ngọt để uống, điều này rất nguy hại cho cơ thể. Rượu trắng thông thường có chứa cồn, khi rượu và khí ga gặp nhau trong cơ thể, sẽ làm cho lượng cồn nhanh chóng lan tỏa khắp cơ thể, đồng thời sản sinh ra lượng CO2 gây nguy hại cho gan, thận và dạ dày, đường ruột. Nó kích thích niêm mạc dạ dày, ảnh hưởng tiêu hóa, đồng thời người mắc bệnh dạ dày, đường ruột nếu sau khi uống rượu, uống cùng nước có ga thì sẽ làm cho ruột và dạ dày chảy máu..

         2. Không uống thuốc

         Sau khi uống rượu mà thấy trong người có triệu chứng sốt, khi đó tốt nhất bạn không nên uống thuốc hạ sốt ngay. Vì trong thuốc hạ sốt có chứa chất tylenol, khi chất này gặp cồn trong rượu, bia sẽ phản ứng hóa học, sinh ra chất độc hại dẫn đến viêm gan, thậm chí gây tổn thương nghiêm trọng đến gan, có thể dẫn đến tử vong. Ngoài thuốc hạ sốt thì những loại thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, hạ đường huyết…khi đang có chất cồn trong người không được uống, đây là nguyên nhân dẫn đến xuất huyết dạ dày, thậm chí thủng dạ dày…

         Cách tốt nhất để giúp giải rượu đó là nên uống thật nhiều nước, đặc biệt là những loại nước bổ sung chất điện giải cho cơ thể, hoặc những loại nước bổ sung vitamin C như nước cam pha loãng giúp duy trì lượng máu ở mức ổn định trong cơ thể.

         3. Không nên tắm

         Khi có chất cồn trong cơ thể khiến bạn thấy nóng trong người và muốn được đi tắm, nhưng khi uống rượu, bia không được tắm bất kể nước nóng hay nước lạnh. Tắm nước nóng hoặc tắm hơi khiến nhiệt tích tụ trong cơ thể không được thoát ra, tăng thêm cảm giác say rượu, dẫn đến buồn nôn thậm chí chóng mặt, choáng váng hoặc ngất xỉu.

         Tắm nước lạnh không những không làm tỉnh rượu, trái lại khiến gan không kịp bổ sung đường glucose tiêu hao trong máu, cộng với sự kích thích của nước lạnh khiến mạch máu co rút, dễ dẫn đến cảm lạnh, thậm chí vỡ mạch máu.

         4. Không đi ngủ ngay

         Khi uống rượu xong bạn rất muốn đi ngủ. Nhưng nếu sau khi uống rượu mà đi ngủ ngay lập tức thì sẽ làm chậm quá trình trao đổi chất trong cơ thể, gây nguy hại cho gan.

         Ngoài gây hại cho gan thì hệ hô hấp cũng bị ảnh hưởng không nhỏ. Vì thế sau khi uống rượu chúng ta không nên đi ngủ ngay mà hãy nên rửa mặt bằng nước lạnh, sau đó ngồi nghỉ ngơi.

         Rất nhiều trường hợp bị trúng độc rượu quá nặng, sau đó đi ngủ luôn có thể dẫn tới tử vong mà không ai biết. Vì vậy khi gia đình bạn có người uống rượu say cần phải có người ở bên cạnh để chăm sóc giúp họ giải rượu, cách 2 tiếng thì lại gọi họ dậy và cho uống ít nước lọc hoặc nước mật ong để giúp họ tỉnh táo hoàn toàn         

         5. Không đi ra lạnh

         Do cồn kích thích cho mạnh máu giãn nở, tuần hoàn máu tăng khiến da mần đỏ, thâm nhiệt tăng vì vậy dễ mắc bệnh do gặp lạnh sau khi uống rượu, bia

         Khi trong cơ thể có cồn thì tốt nhất không nên đi ra ngoài lạnh hoặc ngồi dưới quạt mạnh sẽ khiến cho cơ thể bạn dễ bị cảm lạnh, trúng gió./.