Tứ mã nan truy nghĩa là gì năm 2024

Câu tục ngữ khẳng định giá trị của lời hứa. Lời nói, lời hứa của mỗi người được ví như con ngựa phi nhanh, một khi đã được thốt ra thì không thể thu hồi lại. Do đó, chúng ta cần cẩn trọng trong lời nói, suy nghĩ kỹ trước khi hứa hẹn để tránh thất hứa

Giải thích thêm

  • Nhất: một
  • Ngôn: lời nói
  • Ký xuất: nói ra
  • Tứ: bốn
  • Mã: con ngựa
  • Nan: khó
  • Truy: đuổi theo

  • Ý nghĩa câu tục ngữ Nhất bên trọng, nhất bên khinh. Câu tục ngữ nói lên sự bất công bằng trong gia đình: một đứa con thì yêu mến, chăm chút; đứa còn lại thì ghen ghét, khinh bỏ. Qua đó, tác giả dân gian ngầm nhắn nhủ chúng ta cần chăm sóc, quý mến toàn bộ các con, không nên thiên vị đứa con nào.
  • Ý nghĩa câu tục ngữ Tha kẻ gian, oan người ngay Câu tục ngữ này phê phán, lên án những hành vi bất công, thiếu công bằng trong xã hội, nơi kẻ gian được tha thứ, còn người ngay phải chịu oan ức. Nó thể hiện mong muốn về một xã hội công bằng, nơi pháp luật được thực thi nghiêm minh, kẻ ác bị trừng phạt, người tốt được bảo vệ.
  • Ý nghĩa tục ngữ Chớ dung kẻ gian, chớ oan người ngay Câu tục ngữ muốn khuyên chúng ta phải sống ngay thẳng, chính trực. Đừng nên dung túng cho người xấu khi biết họ có hành động không tốt, không đổ oan, quy tội cho người ngay thẳng.
  • Ý nghĩa câu tục ngữ Công ai nấy nhớ, tội ai nấy chịu Câu tục ngữ khẳng định nguyên tắc công bằng, minh bạch trong đánh giá và xử lý mọi việc Ý nghĩa câu tục ngữ Bênh lý, không bênh thân

Câu tục ngữ khuyên mọi người nên coi trọng lí lẽ, đặt lẽ phải lên trên hết chứ không vì tình thân, quan hệ mà bỏ qua đúng sai

Trung tuần tháng 11 này, facebook vừa có một thay đổi rất lớn mà chúng ta có khi ít để ý tới. Đó chính là facebook đã bỏ tính năng xoá các dòng trạng thái đã được đăng tải. Như vậy, nếu một người dùng facebook tung một thông tin, đánh giá, nhận xét nào đó lên trang cá nhân của mình, người ấy sẽ không thể nào chối bỏ rằng đã từng có phát ngôn như thế.

Chỉ có 2 cách để "chữa cháy" cho những phát ngôn không đúng đắn là "biên soạn lại" (edit) hoặc "thay đổi chế độ riêng tư" từ "công khai" (public) sang "chỉ có bạn bè" (friends) hay "một mình tôi được thấy" (only me). Và trong 2 cách "chữa cháy" kể trên, "biên soạn lại" cũng không thể giúp che giấu những gì ta đã nói vì người xem vẫn có quyền nhìn lại "lịch sử biên soạn" và có thể biết ngay từ đầu chủ tài khoản kia đã nói năng gì, quan điểm thế nào, nhận định ra sao.

Thật lạ lùng là khi facebook công bố thay đổi nhỏ nhưng thực ra cực lớn kể trên, gần như không một người dùng nào phản ứng mạnh mẽ lại với facebook cả. Phải chăng, họ nghĩ rằng có phản ứng lại cũng vô ích? Hay phải chăng, họ quy thuận như những người dùng nô lệ, như bầy cừu của ông chủ facebook ở thời đại công nghệ này?

Hãy thử hình dung, nếu không phải là facebook chủ động thay đổi chức năng xoá bài viết toàn cầu như kể trên, mà thay vào đó, họ thông báo rằng "vì yêu cầu của chính phủ Việt Nam, facebook sẽ bỏ chức năng xoá bài riêng ở thị trường Việt Nam" thì phản ứng của cộng đồng sẽ như thế nào? Chắc chắn sẽ có không ít cá nhân hùng hổ lên tiếng chê bai, chỉ trích, thậm chí bàn luận bằng những thuyết âm mưu kiểu này kiểu nọ chỉ nhằm mục đích chứng minh rằng chính quyền đang có những can thiệp thô bạo vào quyền tự do ngôn luận, nhân quyền của công dân.

Và trên thực tế, chúng ta đã nhìn thấy rất nhiều ý kiến tiêu cực kiểu ấy trên mạng xã hội. Điều đó quả thực nực cười và nó đặt ra một câu hỏi rằng "Tại sao có những người luôn luôn thích phản kháng lại nhà nước và cả một bộ máy pháp luật khi họ đang là công dân của quốc gia đó trong khi họ sẵn sàng quy phục một cách ngoan ngoãn như nô lệ của sản phẩm mà mình đang sử dụng?".

Những câu hỏi đó có lẽ không khó để trả lời bởi chúng ta quá hiểu hoàn cảnh xã hội Việt Nam hôm nay. Nhưng câu chuyện thay đổi của facebook cho chúng ta nhìn thấy một thực tế lớn hơn trong tương lai. Khi mạng xã hội bắt đầu trở nên bùng nổ và tạo ra nhiều lớp người dùng mất kiểm soát trên thế giới, việc thay đổi để người dùng phải trở nên trách nhiệm hơn là một tất yếu.

Trong những năm qua, tin tức giả mạo, các vu khống, bôi nhọ đã bắt đầu khiến đời sống xã hội hỗn loạn hơn và việc kiểm soát lại nó là nghĩa vụ đầu tiên của người đã tạo ra mạng xã hội. Và nối tiếp nghĩa vụ đầu tiên kia, người dùng bắt đầu phải nhìn nhận rõ trách nhiệm của mình trong việc đưa tin, phát tán thông tin, đặc biệt là những thông tin có tác động nguy hại đến xã hội.

Quân tử nhất ngôn, tứ mã nan truy. Đã đến lúc chính chúng ta phải hiểu rằng không phải muốn viết gì trên facebook cũng được. Và một ví dụ sinh động mà chúng ta cần phải nhìn vào đó để biết rằng mình hoàn toàn có thể rơi vào hoàn cảnh như thế chính là status của ca sỹ Minh Quân có vẻ ám chỉ một hot girl mới bắt đầu nghiệp đi hát gần đây. Không biết là nói thật hay nói đùa, nhưng việc Minh Quân "chỉnh sửa" (edit) lại nội dung của dòng trạng thái ấy đến 18 lần đã trở thành trò cười thực sự khi có tờ báo đã giật tít rằng "Minh Quân uốn lưỡi đến 18 lần trước khi phát ngôn"…

Nhất ngôn cửu đỉnh tứ mã nan truy nghĩa là gì?

“Một lời nói ra, bốn ngựa đuổi không kịp”. Câu này nhiều người thường hiểu là “lời nói chắc như đinh đóng cột”. Nhưng, ý đúng của nó là “lời nói đã nói ra rồi thì đi theo gió thoảng mây bay, và người nói không thể rút lời mình lại được”. Ý của tiền nhân là cảnh báo chúng ta về sự cẩn thận với lời nói của mình.

Từ mà nghĩa là gì?

Chiến xa tứ mã (tiếng Anh: quadriga, có nguồn gốc từ từ quattuor trong tiếng La Tinh có nghĩa là bốn) là một cỗ xe được kéo bởi bốn con ngựa cùng một hàng. Nó được dùng để đua trong Thế vận hội Olympic cổ đại và các cuộc thi khác.

Quân tử nhất ngôn là như thế nào?

Có câu: "Quân tử nhất ngôn, tứ mã nan truy" (quân tử nói một lời, bốn ngựa khó đuổi). Chính là nói một lời khi đã phát ra thì không thể thu lại, cũng ý rằng, lời nói của người quân tử rất uy tín, không dễ đổi thay.

Câu tục ngữ quân tử nhất ngôn khuyên chúng ta điều gì?

- Quân tử nhất ngôn => Ý nghĩa: một người tử tế, một người có cư xử đúng mực thì nói lời là phải giữ lấy lời, đã hứa là nhất định sẽ làm được chứ không phải là để hứa suông.

Chủ đề