Trẻ sơ sinh đi tiểu bao nhiêu lần một ngày năm 2024

Khi bú đủ sữa, trẻ sẽ có ít nhất 6 đến 8 tã ướt mỗi ngày. Tuy nhiên, nếu con không được cung cấp đủ chúng có thể bị mất nước. Mất nước ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất nguy hiểm.

Hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ nếu:

  • Con bạn bú không tốt.
  • Con chỉ tè một lượng nhỏ nước tiểu màu vàng sẫm, cô đặc, có mùi hôi sau ngày thứ 4.
  • Trẻ buồn ngủ bất thường và khó đánh thức.
  • Miệng và môi của trẻ bị khô.
  • Chỗ mềm trên đỉnh đầu (thóp) lõm xuống.
  • Bạn nhìn thấy vết bụi gạch trong tã của trẻ sơ sinh sau ngày thứ tư.
  • Trẻ sơ sinh hoàn toàn không đi tiểu
    Khi con bạn được sáu ngày tuổi, trẻ nên có ít nhất 6 chiếc tã ướt mỗi ngày. Nếu trẻ không tạo đủ nước tiểu hoặc không có nước tiểu, hãy gọi cho bác sĩ ngay lập tức.

Nước tiểu trẻ sơ sinh có máu

Hai nguyên nhân lành tính là kinh nguyệt giả và cắt bao quy đầu. Ngoài hai nguyên nhân này ra, nếu có máu trong nước tiểu hoặc trẻ khóc khi đi tiểu, hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay.

Dấu hiệu nhiễm trùng đường tiết niệu

Nếu vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu của trẻ, nó có thể gây nhiễm trùng. Nhiễm trùng đường tiết niệu có thể làm thay đổi số lượng, màu sắc hoặc mùi nước tiểu của con.

Rất khó để phát hiện nhiễm trùng tiểu ở trẻ sơ sinh. Sau đây là một số triệu chứng gợi ý cho bạn:

  • Sốt.
  • Có máu trong nước tiểu.
  • Đi tiểu thường xuyên.
  • Đau khi đi tiểu, trẻ quấy khóc mỗi lần đi tiểu.
  • Nước tiểu có mùi.

Nếu bạn thấy những dấu hiệu này của nhiễm trùng tiểu, hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được điều trị. Sau đây là một số cách để ngăn ngừa nhiễm trùng tiểu:

Trong vài giờ đầu sau sinh, lượng sữa non của mẹ rất quý giá, có thể giúp trẻ miễn dịch hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Vì thế, mẹ nên cố gắng tận dụng nguồn sữa này.

Khác biệt khi nhìn bên ngoài giữa sữa non và sữa chuyển tiếp để tạo sữa trưởng thành của bà mẹ

  • Em bé biết tìm đúng vú mẹ và mút nhịp nhàng trong ít nhất 10-15 phút mỗi cử bú. Mẹ sẽ nghe tiếng em bé nuốt đều đặn trong khi bú. Trong lần bú đầu tiên, nên giữ tư thế bú của bé cho đến khi trẻ hút hết sữa. Khi bé bắt đầu mút yếu hơn, nuốt ít hơn, hoặc bắt đầu chợp ngủ, mẹ có thể vỗ ợ cho bé hoặc thay tả để đánh thức bé, và chuyển bé sang vú bên kia. Thông thường, trẻ sẽ bú được nhiều sữa hơn nếu bú cả hai bên vú. Ngay khi vú thứ nhất được rút hết sữa, bắt đầu cho bé bú sang vú bên kia. Bằng cách này, cả hai vú sẽ cùng được kích thích tiết sữa và cùng được làm trống. Hình (nguồn: internet)
  • Em bé của mẹ sẽ bú nhiều hơn 8 lần/ngày. Cho trẻ bú những lúc trẻ có dấu hiệu đói như: thức giấc khi đang ngủ (bị đánh thức bởi đói), đưa tay vào miệng mút, quay đầu tìm vú, mút miệng và lưỡi. Khóc là dấu hiệu muộn của đói, và em bé của mẹ sẽ không bú tốt sau khi khóc quá lâu. Trong vài tuần đầu, mẹ thường mong em bé của mình sẽ đòi bú mỗi 3 giờ với một khoảng nghỉ dài khoảng 5 giờ giữa cử bú đêm. Thực tế là trẻ sơ sinh bú ít hơn 8 lần/ngày hoặc ngủ nguyên đêm rất có thể không bú đủ sữa, vì vậy mẹ nên đánh thức bé để cho bú. Nếu trẻ không tuân theo cữ bú tiêu chuẩn, bạn có thể dựa vào nhu cầu của trẻ để cho bú. Không ép bé liên tục làm nảy sinh tâm lý sợ hãi khiến trẻ bỏ bú.
  • Em bé của mẹ có vẻ hài lòng sau khi bú và sẽ ngủ ngay sau đó. Trẻ sau khi bú mẹ mà vẫn còn thấy đói (sẽ khóc, mút ngón tay hoặc muốn ngậm núm vú giả) nghĩa là chưa đủ sữa. Mẹ nên tư vấn bác sĩ để có phương pháp kích thích sữa hoặc cho sữa bổ sung.
  • Vú mẹ sẽ cảm giác căng đầy trước mỗi cử bú và xẹp sau khi bú.
  • Trẻ sẽ đi tiểu 6 lần/ngày hoặc hơn ngay khi sữa mẹ về đủ. Nước tiểu thường không màu. Khi trẻ hơn 3 ngày tuổi, nước tiểu của bé có thể có màu gạch bẩn dính tả nếu bé bú không đủ sữa. Hình: Vệt bẩn màu cam dính tả
  • Phân của em bé màu xanh, dẻo (gọi là phân su) cho đến 4-5 ngày tuổi. Sau 5 ngày, nếu phân bé vẫn còn màu xanh sẫm hoặc màu nâu, nên đi khám bác sĩ.
  • Trẻ có thể đi tiêu 4 lần/ngày hoặc nhiều hơn. Nhiều trẻ bú mẹ són phân mỗi lần cho bú trong suốt 3-4 tuần đầu sau sinh.
  • Ngay sau khi sữa mẹ về đủ, trẻ bú mẹ sẽ tăng cân nhanh, ít nhất 30g/ngày trong 2 tháng đầu. Tăng cân là dấu hiệu tốt nhất cho biết bé bú đủ sữa. Nếu trẻ không tăng cân có thể mẹ không đủ sữa hoặc mẹ cho bé bú không đúng cách.

    Lượng nước tiểu, màu sắc nước tiểu của trẻ chính là những yếu tố giúp bố mẹ nhận biết sớm những bất thường về sức khỏe mà trẻ đang gặp phải. Trong đó, trẻ 5 tháng tiểu nhiều cũng là vấn đề được rất nhiều phụ huynh quan tâm. Nếu do chế độ ăn thì tình trạng này không đáng lo ngại. Tuy nhiên, bố mẹ cũng không thể chủ quan vì tiểu nhiều ở trẻ cũng có thể do một số bệnh lý gây ra.

    1. Vì sao trẻ 5 tháng tiểu nhiều lần?

    1.1. Những nguyên nhân khiến trẻ 5 tháng tiểu nhiều lần

    Đối với cả trẻ nhỏ và người lớn, tần suất đi tiểu ở mỗi người là khác nhau. Lượng nước tiểu cũng như tần suất đi tiểu sẽ phụ thuộc nhiều vào chế độ ăn uống, độ tuổi, mức độ vận động của trẻ. Tuy nhiên, nếu trẻ đi tiểu nhiều hơn 10 lần một ngày, được cho là tiểu nhiều. Dưới đây là một số nguyên nhân khiến trẻ 5 tháng tiểu nhiều lần: - Do trẻ bú nhiều hoặc trẻ đang trong thời kỳ ăn dặm và ăn quá nhiều thức ăn dạng lỏng. - Trẻ còn nhỏ nên bàng quang của trẻ chưa hoàn thiện và phát triển đầy đủ nên thường có xu hướng đi tiểu nhiều lần.

    Trẻ sơ sinh đi tiểu bao nhiêu lần một ngày năm 2024
    Trẻ tiểu nhiều do chế độ ăn dặm chưa hợp lý - Do một số bệnh lý: + Bệnh viêm đường tiết niệu: Khi bị viêm đường tiết niệu, niêm mạc bàng quang, niệu đạo hay bể thận có thể bị tăng sản và thu hẹp thể tích chứa nước tiểu, vì thể trẻ sẽ phải đi tiểu nhiều lần hơn. Ngoài ra, với mức độ nghiêm trọng hơn, trẻ còn bị tiểu buốt, tiểu khó, nước tiểu có màu đậm hoặc đục màu và có mùi khó chịu. Bé gái bị viêm nhiễm vùng sinh dục thì cũng rất có thể ảnh hưởng đến hệ tiết niệu và dẫn tới tình trạng đi tiểu nhiều lần. Bé trai gặp phải những bất thường ở bao quy đầu, tinh hoàn hay tuyến tiền liệt cũng có thể khiến trẻ thường xuyên muốn đi tiểu nhưng mỗi lần đi thường rất ít và đôi khi phải rặn tiểu.
    Trẻ sơ sinh đi tiểu bao nhiêu lần một ngày năm 2024
    Trẻ tiểu nhiều do lây bệnh từ mẹ trong quá trình sinh thường + Không chỉ bệnh viêm đường tiết niệu mà một số các bệnh lý khác cũng có thể gây ra tình trạng trẻ 5 tháng tiểu nhiều lần. Chẳng hạn như bệnh sỏi thận, những tổn thương ở bàng quang, bệnh tiểu đường, một số bệnh như sùi mào gà, bệnh lậu bị lây truyền từ mẹ trong quá trình sinh thường. Nếu không được đưa đi khám sớm thì những trường hợp này sẽ vô cùng nguy hiểm.

    1.2. Khi nào cần đưa trẻ đi khám

    Nếu trẻ đi tiểu nhiều lần trong một ngày và không có thêm những triệu chứng bất thường khác thì bố mẹ không cần quá lo lắng. Sau một thời gian ngắn, tình trạng này sẽ kết thúc. Tuy nhiên, nếu tình trạng tiểu nhiều lần của trẻ kéo dài và xuất hiện thêm một số biểu hiện khác thường thì bố mẹ không nên chủ quan mà cần theo dõi cẩn thận và đưa con đến khám sớm để được bác sĩ chẩn đoán bệnh và điều trị cho bé. Cụ thể, mẹ nên đưa trẻ đi khám nếu thấy bé xuất hiện những triệu chứng sau: - Mẹ nhận thấy có lẫn máu trong nước tiểu hoặc tã quần của bé, bé không kiểm soát được lượng tiểu, đồng thời hay nôn mửa và luôn có cảm giác mệt mỏi. - Bé tiểu nhiều nhưng lượng tiểu thường rất ít kèm theo những mùi khó chịu. - Bé tiểu khó, thậm chí phải rặn tiểu.

    2. Cách khắc phục tình trạng trẻ 5 tháng tiểu nhiều?

    Nếu bé tiểu nhiều không phải do bệnh lý

    Nếu tình trạng trẻ 5 tháng tiểu nhiều lần không phải là do bệnh lý thì mẹ chỉ cần thực hiện những lưu ý dưới đây: - Nếu trẻ đã bước sang thời kỳ ăn dặm. Mẹ cần chú ý nhiều hơn đến chế độ ăn dặm của con sao cho phù hợp và đảm bảo dinh dưỡng. Cho trẻ ăn đủ chất và không nên cho trẻ ăn quá nhiều vì ở thời điểm này hệ tiêu hóa của trẻ vẫn chưa phát triển toàn diện nên rất dễ gặp phải vấn đề về tiêu hóa. Nếu bé đã ăn dặm mà mẹ vẫn cho trẻ ăn sữa quá nhiều cũng sẽ rất dễ gây rối loạn tiêu hóa. Vì thế, mẹ nên tham khảo các chuyên gia dinh dưỡng để chuẩn bị cho con những bữa ăn lành mạnh và đầy đủ dưỡng chất. - Mẹ có thể tập thói quen đi tiểu cho con vào những khung giờ cố định trong ngày: Chẳng hạn như, nếu trẻ vừa đi tiểu nhưng đã muốn tiểu tiếp, mẹ nên hướng sự chú ý của trẻ sang chuyện khác. - Mẹ nên giúp bé luôn vui vẻ, không nên tạo áp lực cho trẻ bằng việc ép trẻ ăn quá nhiều hoặc ăn những món ăn trẻ không thích. - Nên vệ sinh cho trẻ sạch sẽ sau mỗi lần đi tiểu để tránh tình trạng viêm nhiễm vùng kín hay viêm nhiễm đường tiết niệu.

    Trẻ sơ sinh đi tiểu bao nhiêu lần một ngày năm 2024
    Nên đưa trẻ đi khám nếu trẻ tiểu nhiều và kèm theo dấu hiệu bất thường

    Nếu trẻ tiểu nhiều lần là do bệnh lý

    - Trong trường hợp trẻ tiểu nhiều lần nhưng kèm theo dấu hiệu bất thường, mẹ nên đưa trẻ đi khám càng sớm càng tốt, để bệnh lâu ngày sẽ có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ. - Các bác sĩ sẽ thăm khám, chẩn đoán bệnh và đưa ra những phương pháp điều trị cho trẻ. Mẹ chú ý, nên thực hiện theo đúng chỉ định của bác sĩ, cho bé uống thuốc đúng loại thuốc và số lượng theo đơn của bác sĩ. Mẹ không nên nghe lời truyền miệng và tự ý mua thuốc điều trị cho trẻ để tránh xảy ra những hậu quả đáng tiếc.
    Trẻ sơ sinh đi tiểu bao nhiêu lần một ngày năm 2024
    Trẻ tiểu nhiều khiến mẹ lo lắng Như vậy, các bậc phụ huynh đã hiểu hơn về nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng trẻ 5 tháng tiểu nhiều lần. Lời khuyên quan trọng dành cho các bậc phụ huynh chính là luôn quan tâm và theo dõi để phát hiện sớm nhất những dấu hiệu bất thường của trẻ để chăm sóc con tốt và đưa con đi khám trong trường hợp cần thiết. Khoa Nhi của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC đã tiếp nhận và điều trị cho rất nhiều bệnh nhi ở thủ đô Hà Nội và một số tỉnh thành lân cận. Đến với Khoa Nhi của MEDLATEC, bố mẹ cũng được hướng dẫn cách chăm sóc con để con phát triển khỏe mạnh và toàn diện. Bệnh viện tự hào là nơi quy tụ các bác sĩ khoa Nhi có chuyên môn cao và nhiều kinh nghiệm vì thế, cha mẹ luôn an tâm và hài lòng khi gửi gắm con yêu tại MEDLATEC.