Trẻ em nước anh học tiếng anh như thế nào năm 2024

khi học tiếng nước ngoài như thế nào? Trẻ khi có nhận thức tích cực về giao tiếp bằng ngoại ngữ sẽ có tinh thần ham học để phát triển tốt hơn. Bài viết dưới đây sẽ giúp phụ huynh hiểu rõ hơn về các cách để tạo hứng thú khi học ngoại ngữ cho trẻ nhỏ.

Show

Hứng thú học tập tiếng ngoại ngữ ở trẻ nhỏ

Hứng thú học tập chính là yếu tố cực kỳ quan trọng đối với mỗi bạn nhỏ để có thể học tốt bộ môn nào đó. Lý do bởi trẻ nhỏ liên tục bị thu hút bởi các trò chơi vận động nên sẽ bị xao nhãng, khó tập trung và ít khi cố gắng học tập. Do đó, cảm xúc tích cực là yếu tố quan trọng để trẻ học tốt bất cứ môn học nào, trong đó có ngoại ngữ.

Trước khi cho trẻ học ngoại ngữ, phụ huynh cần tìm cách tạo hứng thú cho trẻ về bộ môn đó. Khi trẻ yêu thích, cảm thấy thú vị thì việc tiếp thu kiến thức mới sẽ dễ dàng hơn.

Phụ huynh cần tìm kiếm trung tâm dạy tiếng ngoại ngữ uy tín để lên (thiết kế) lộ trình học tập phù hợp cho từng độ tuổi. Nhờ đó trẻ sẽ cảm thấy hứng thú khi học, gia tăng hiệu quả đạt được.

Trẻ em nước anh học tiếng anh như thế nào năm 2024

Các cách tạo hứng thú cho trẻ khi học tiếng Anh

Để tạo được hứng thú cho trẻ nhỏ với bộ môn ngoại ngữ thì phụ huynh cần có nhiều kiến thức. Cụ thể các cách để kích thích sự hứng thú ở trẻ nhỏ khi học tiếng Anh như sau:

Ưu tiên sự thoải mái của trẻ nhỏ khi theo học

Hãy để trẻ sử dụng tiếng ngoại ngữ diễn ra tự nhiên và linh hoạt nhất. Bạn nên tạo ra cảm xúc tích cực về ngôn ngữ cho con trẻ, giúp trẻ cảm thấy hứng thú hơn khi theo học.

Tốt nhất bạn cần để trẻ thấy ba mẹ mình đang đọc sách báo, xem phim, nghe nhạc tiếng Anh hoặc đang nói chuyện bằng tiếng Anh với bạn bè một cách thành thạo để tăng sự hứng thú ở trẻ.

Tạo môi trường tiếng Anh thích hợp dành cho trẻ

Một trong những cách tạo hứng thú cho trẻ khi học ngoại ngữ tiếp theo là tạo môi trường thích hợp. Bởi tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai nên phụ huynh đừng tạo áp lực nặng nề lên trẻ nhỏ. Việc học ngoại ngữ cần thường xuyên luyện tập, sử dụng để làm quen và thành thạo.

Thường xuyên tạo môi trường học tiếng Anh mọi lúc mọi nơi cho trẻ với tâm lý thoải mái nhất. Phụ huynh có thể sử dụng những mẫu câu đơn giản và gần gũi để trẻ hứng thú khi trả lời.

Liên kết tiếng Anh với điều bé thích

Chúng ta nên để tiếng Anh len lỏi vào trong cuộc sống của trẻ một cách tự nhiên. Do đó việc liên kết giữa học với sở thích của con chính là cách học hiệu quả lâu dài. Đây cũng là cách tạo hứng thú cho trẻ khi học ngoại ngữ mà nhiều phụ huynh nên áp dụng.

Ví dụ nếu bé thích vẽ tranh, thì phụ huynh hãy để bé vẽ và dạy từ vựng dựa trên những thứ xuất hiện trong bức tranh. Hoặc để bé miêu tả về bức tranh đã vẽ bằng tiếng Anh với sự thích thú…

Trẻ em nước anh học tiếng anh như thế nào năm 2024

Thường xuyên khen ngợi, động viên trẻ

Khen thưởng đúng lúc chính là cách tạo hứng thú cho trẻ khi học tiếng Anh. Phụ huynh hãy động viên các bé cùng các phần thưởng dễ thương để khích lệ tinh thần học tập của trẻ nhỏ.

Ví dụ khi đặt mục tiêu bé học 20 từ vựng sau khi hoàn thành sẽ được tặng một món quà hoặc được đi chơi cuối tuần. Chắc chắn với những món quà nhỏ này sẽ kích thích tinh thần học tập cho các bạn nhỏ.

Để bé học tiếng Anh “bắt chước”

Trẻ em thích bắt chước người khác là điều dễ hiểu mà phụ huynh chúng ta đều biết. Do đó, phụ huynh có thể tận dụng điều này để bé học tiếng Anh hiệu quả hơn. Ví dụ nếu bé thích học theo phim, bạn hãy mở bộ phim hoạt hình tiếng Anh vui nhộn để trẻ học từ vựng mới...

Lựa chọn khóa học tiếng Anh chất lượng cho trẻ

Việc học chung với bạn bè, thầy cô tại các trung tâm tiếng Anh uy tín sẽ giúp trẻ học ngoại ngữ hiệu quả và dễ dàng hơn. Cụ thể môi trường vừa có giáo viên chuyên nghiệp và học sinh cùng lứa tuổi sẽ tạo hứng thú học tiếng Anh cho con trẻ. Bạn nhỏ sẽ được hướng dẫn cách học, phát âm, giao tiếp… để thành thạo ngôn ngữ này hơn.

Những cách tạo hứng thú cho trẻ khi học tiếng Anh ở trên sẽ giúp ích rất nhiều cho việc học tập. Nếu bạn đang tìm kiếm các khóa học tiếng Anh chất lượng cao hãy liên hệ Anh ngữ Việt Âu Mỹ theo hotline 0783 990 416.

Xu hướng cho con tiếp cận với ngoại ngữ ở lứa tuổi nhỏ ( từ 4 đến 10 tuổi), cụ thể là Anh ngữ ngày càng gia tăng ở các khu vực thành thị. Tuy nhiên, để xác định đúng lộ trình học tập ngoại ngữ của con em mình từ tuổi mẫu giáo một cách phù hợp và hiệu quả thì không phải bậc phụ huynh nào cũng hiểu đúng và có đầy đủ thông tin cho kế hoạch này. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp cho quý vị một số tư vấn giải đáp dựa trên băn khoăn của các bậc phụ huynh đang có con em từ độ tuổi 4-10 đã học tiếng Anh, nhằm giúp quý vị có những cái nhìn đúng đắn hơn khi quyết định đầu tư cho con em tham gia các khóa học Anh ngữ dành cho trẻ nhỏ.

Khi trẻ mẫu giáo (từ 4-6 tuổi) được học tiếng Anh, trẻ sẽ nói được và nói chuẩn xác bao nhiêu phần trăm so với lượng kiến thức được cung cấp trong các giáo trình dạy tiếng Anh dành cho lứa tuổi này?

Về lý thuyết, đối với trẻ phát triển bình thường theo lứa tuổi, có thể tiếp thu từ 60% đến 100% nội dung kiến thức được đề cập trong giáo trình. Tuy nhiên, sách chỉ là một trong nhiều nguồn “đầu vào” hay “nguyên liệu” cho quá trình học. Việc biến “đầu vào”- nội dung được dạy – thành kiến thức và kỹ năng ngôn ngữ – thành những điều học được phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như khả năng tiếp thu của từng trẻ, mức độ và tần suất tiếp xúc với ngữ liệu trong và bên ngoài lớp học….

Nếu trẻ được dạy bởi người bản ngữ có phát âm chuẩn ngay từ đầu, khả năng phát âm chính xác các từ đã học sẽ rất cao. Mức độ tiếp xúc với ngữ liệu phù hợp (về độ khó, nội dung, tính nhất quán…) càng nhiều, trẻ càng có khả năng phát âm và nhại tiếng tốt.

Mức độ thể hiện (mà hình thức đơn giản nhất là “nói”) của những gì đã tiếp thụ, lại tùy thuộc vào độ ngắn dài của giai đoạn critical period/ silent period của từng trẻ. Nhiều trẻ tiếp thu tốt, nhưng do đang trong giai đoạn silent period, giai đoạn trẻ tiếp thu và nội hóa những nội dung được học trong im lặng nên chưa thể “nói” hay dùng các từ ngữ đã học.

Ở lứa tuổi này, mục tiêu của các khóa học không phải là trẻ “nói” được bao nhiêu phần của các từ, cụm từ đã học, cũng không phải là lượng “kiến thức”, mà là việc các cháu hiểu nghĩa của các từ, các khái niệm và biết ứng dụng vào các bài tập được giao. Giai đoạn này, chủ yếu trẻ nhận biết, “nhại” các từ, tập sử dụng các từ, cụm từ, cách diễn đạt ngắn theo phương pháp nghe-nhắc lại-hiểu nghĩa. Do vậy việc trẻ sẽ khó nói được trọn vẹn các câu dài.

Cũng cần lưu ý, việc xây dựng sự tự tin và lòng say mê với Anh ngữ là vô cùng quan trọng và được coi như một mục tiêu học tập đối với trẻ ở lứa tuổi này. Các phụ huynh và giáo viên cần chú ý đa dạng các hoạt động học tập để các con chơi mà học, học mà chơi và được tiếp thụ ngôn ngữ một cách tự nhiên nhất, phi áp lực nhất.

Cho trẻ học tiếng Anh sớm từ 4-6 tuổi khi trẻ chưa thành thạo tiếng Việt, sẽ khiến các cháu dễ bị nhầm lẫn giữa tiếng Việt và tiếng Anh?

Câu trả lời là “không”. Trẻ hoàn toàn có thể học ngôn ngữ thứ hai trong giai đoạn này khi trẻ được sống trong một môi trường dung nạp và khuyến khích, hỗ trợ tích cực, trẻ sẽ có thể tiếp thụ tốt được cả hai ngôn ngữ. Điều này cũng phù hợp ngay cả với những trẻ chỉ học một ngôn ngữ duy nhất là tiếng mẹ đẻ. Nếu phụ huynh tự gây áp lực cho con cái mình thì sẽ gây những ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình phát triển ngôn ngữ của con. Nếu môi trường sống và học tập hàng ngày xung quanh trẻ là môi trường song ngữ thì khi học ngôn ngữ thứ hai, trẻ sẽ hình thành thói quen có thể nghĩ được bằng cả hai ngôn ngữ thay vì chỉ nghĩ bằng một ngôn ngữ mà thôi. Việc trẻ có thể “quên” tiếng mẹ đẻ khi học thêm một ngôn ngữ thứ hai hầu như chỉ xảy ra khi trẻ thuộc nhóm dân nhập cư (đến sinh sống tại một nước nói tiếng Anh với tư cách là tiếng mẹ đẻ) hoặc bắt buộc phải học ngôn ngữ thứ hai để phục vụ cho việc học tập tại một trường quốc tế sử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ chính. Thực tế cho thấy, học ngoại ngữ càng sớm bao nhiêu thì quá trình học tập sau đó sẽ thuận lợi bấy nhiêu, đặc biệt là khả năng phát âm, do có những lý do mang tính sinh học đã chứng minh khi ở lứa tuổi trưởng thành (adult learner), sẽ có ít người có thể học một ngôn ngữ mới với khả năng nói được như người bản ngữ.

Thời gian tự học tiếng Anh ở nhà cho các cháu mẫu giáo khoảng bao nhiêu giờ/ tuần là phù hợp? Phụ huynh cần hỗ trợ các con như thế nào để việc tự học được hiệu quả

Thời lượng này phụ thuộc vào năng lực của từng cháu và số lượng giờ học trên lớp. Cách giúp trẻ học là cho trẻ làm bài trong workbook, thời gian làm bài trong workbook không quá 3 giờ/ tuần. Điều quan trọng là tạo môi trường để trẻ được tiếp xúc với tiếng Anh ở mức độ phù hợp với trình độ (cả về ngôn ngữ và nhận thức) và mối quan tâm. Hình thức đơn giản nhất là cho trẻ nghe và tập hát các bài hát tiếng Anh thiếu nhi, xem các chương trình dành cho trẻ em bằng tiếng Anh như Play school, Magic English, chơi các trò chơi bằng tiếng Anh…Điều quan trọng là tạo môi trường để trẻ tiếp xúc với Anh ngữ và có nhu cầu sử dụng Anh ngữ để giao tiếp.

Đối với các cháu chưa từng học tiếng Anh bao giờ mà học ngay với giáo viên nước ngoài, làm thế nào để các cháu tiếp nhận được kiến thức khi có rào cản về ngôn ngữ giữa giáo viên và học sinh

Chương trình và tài liệu dạy cho lứa tuổi này thường được thiết kế để trẻ tiếp thu được những gì được học một cách tự nhiên, với các hoạt động đa dạng giúp phát huy và tích hợp cả 08 năng lực trí tuệ gồm: tư duy logic, ngôn ngữ, tư duy mỹ thuật, âm nhạc, ngôn ngữ cơ thể, khả năng quan sát, kỹ năng giao tiếp và phát triển tâm lý. Các giáo viên sử dụng rất nhiều phương tiện giao tiếp và giáo cụ (tranh ảnh, bài hát, hình vẽ, rối, ngữ cảnh, điệu bộ…) để giúp các cháu tiếp thụ ngôn ngữ một cách tự nhiên trong ngữ cảnh. Ngoài ra, các giáo viên trợ giảng người Việt có vai trò hỗ trợ các cháu yếu hơn và đảm bảo tất cả trẻ tham gia lớp học đều hiểu được những gì được dạy ngay tại lớp.

Trong quá trình học tiếng Anh mẫu giáo, các cháu đã được học viết chữ cái chưa? Cách viết của chữ cái tiếng Anh trong các lớp học này khác với cách dạy viết ở lớp 1, điều này có ảnh hưởng gì đến kỹ năng viết của các cháu khi vào lớp 1 hay không?

Chương trình tiếng Anh lớp mẫu giáo chưa dạy viết chữ, mà mới chỉ tô màu các hình chữ cái và chữ số cỡ lớn. Mục đích là cho các cháu nhận biết mặt chữ cái và chữ số.

Ở cấp độ 4, các cháu mới chỉ học nhận mặt chữ (bảng chữ cái) và tô chữ to, do đó không ảnh hưởng đến kỹ năng viết của các cháu ở lớp 1.