Top nước có gdp cao nhất đông nam á năm 2024

Trong bảng xếp hạng 20 quốc gia giàu nhất châu Á, 3 vị trí đầu bảng là Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ và Việt Nam xếp hạng 16, theo trang tài chính Insider Monkey.

Top nước có gdp cao nhất đông nam á năm 2024

Việt Nam xếp hạng thứ 16 trong top 20 quốc gia giàu nhất châu Á - Ảnh: QUORA

Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), châu Á (bao gồm 55 quốc gia và vùng lãnh thổ) đã thể hiện khả năng phục hồi trong bối cảnh bất ổn toàn cầu. Trong đó, 3 quốc gia giàu nhất châu lục là Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ.

Tốc độ tăng trưởng GDP trung bình của các nước châu Á được dự đoán sẽ tăng lên 5,3% vào năm 2023 và 5,4% vào năm 2024.

Đối với ASEAN, tốc độ tăng trưởng GDP thực tế trung bình dự kiến đạt 4,6% vào năm 2023 và 4,8% vào năm 2024, yếu hơn một chút so với năm 2022 nhưng vẫn thể hiện khả năng phục hồi dựa trên khung dự báo của OECD.

Mặt khác, khu vực châu Á - Thái Bình Dương dự kiến sẽ có mức tăng trưởng cao hơn, theo Quỹ Tiền tệ quốc tế.

Để xác định các quốc gia giàu có nhất châu Á, trang Insider Monkey đã phân tích từ dữ liệu về sự giàu có toàn cầu của Tập đoàn tài chính Credit Suisse tính đến hết năm 2021.

Phương pháp được sử dụng trong trường hợp này chỉ dựa vào tài sản tài chính và phi tài chính trong khi trừ nợ.

Insider Monkey không xem xét các yếu tố khác đóng góp vào sự giàu có chung của một quốc gia, chẳng hạn như tài nguyên thiên nhiên, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực hoặc tiềm năng kinh tế của đất nước.

Riêng về Việt Nam, bảng xếp hạng nhận định: Mặc dù là một quốc gia đang phát triển với nền kinh tế có thu nhập trung bình thấp, Việt Nam đã có tốc độ tăng trưởng kinh tế vượt trội, trở thành một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất trong thế kỷ XXI.

Việt Nam là thành viên của một số tổ chức quốc tế và liên chính phủ, bao gồm ASEAN, APEC, CPTPP, Phong trào Không liên kết, OIF và WTO. Tổng tài sản của Việt Nam vào năm 2021 là 985 tỉ USD, trở thành một trong những quốc gia giàu nhất châu Á.

Loại rau ở Việt Nam mọc đầy vườn, giá rẻ, tại Nhật Bản được xem là rau...

GDP (PPP) được dự báo đạt 2.848 tỷ USD vào năm 2030, Việt Nam sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ mấy trên thế giới?

GDP theo sức mua tương đương (GDP PPP) là một phương pháp tính toán GDP cho phép so sánh sức mua thực tế của tiền tệ giữa các quốc gia khác nhau, cho phép xác định mức độ phát triển kinh tế thực sự của các quốc gia. Trong đó sức mua tương đương (PPP) là một lý thuyết kinh tế so sánh tiền tệ của các nước thông qua cách cho họ cùng tiếp cận "1 rổ hàng hóa". Khi được áp dụng cho các phép đo GDP, PPP có thể giúp cung cấp một bức tranh đa chiều hơn về năng suất thực tế.

Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới (World Bank), năm 2022, Indonesia là quốc gia có quy mô GDP (PPP) lớn nhất trong khu vực Đông Nam Á, đạt khoảng 4.036 tỷ USD. Xếp thứ hai là Thái Lan với quy mô GDP (PPP) đạt khoảng 1.482 tỷ USD. Việt Nam xếp thứ 3 với quy mô GDP (PPP) đạt khoảng 1.321 tỷ USD.

Theo sau là Philippines với quy mô GDP (PPP) đạt khoảng 1.170 tỷ USD. Malaysia xếp thứ 5 với quy mô GDP (PPP) đạt khoảng 1.134 tỷ USD. GDP (PPP) Singapore đạt khoảng 719,08 tỷ USD, xếp thứ 6 trong khu vực Đông Nam Á.

Top nước có gdp cao nhất đông nam á năm 2024

Top 6 nền kinh tế có quy mô GDP (PPP) lớn nhất khu vực Đông Nam Á năm 2022. Nguồn: World Bank

Còn theo số liệu của World Economics, trong năm 2022, GDP theo PPP của Việt Nam là 1.535 tỷ USD, xếp thứ 23 trên thế giới. Với con số này, GDP theo PPP của Việt Nam năm 2022 lớn hơn một số nền kinh tế như Australia, Hà Lan, Bỉ, Thụy Sĩ, Thụy Điển, Ireland....

Xét riêng trong khu vực ASEAN, năm 2022, GDP theo PPP của Việt Nam sẽ đứng thứ 3 trong khu vực, xếp sau hai nền kinh tế là Indonesia (4.811 tỷ USD) và Thái Lan (1.835 tỷ USD).

Đến năm 2030, World Economics dự báo, GDP theo PPP của Việt Nam sẽ tăng lên 2.848 tỷ USD, tăng 85,5% so với 2022. Lúc này, thứ hạng của Việt Nam sẽ tăng từ vị trí thứ 23 (2022) lên vị trí thứ 15 (2030), vượt qua hàng loạt nền kinh tế như Tây Ban Nha, Saudi Arabia, Canada, Ai Cập...

Xét riêng trong khu vực Đông Nam Á, GDP (PPP) của Việt Nam sẽ vượt Thái Lan để xếp thứ 2 trong khu vực vào năm 2030.

Tuy nhiên cần phải lưu ý rằng, mặc dù dữ liệu GDP (PPP) được World Economics đánh giá dựa trên bộ dữ liệu quốc gia chính thức do Ngân hàng Thế giới (World Bank) và IMF công bố, nhưng dữ liệu này cũng được xây dựng và hiệu chỉnh khác với dữ liệu GDP truyền thống ở một số điểm sau:

Thứ nhất, World Economics đã phát triển một phương pháp nâng cao dữ liệu kinh tế cho các năm cơ sở mà GDP đã lỗi thời. Ví dụ, sự gia tăng lớn về quy mô của nền kinh tế kỹ thuật số - không thể được phản ánh trong dữ liệu dựa trên mô hình hoạt động của ngành đã hơn 10 năm tuổi.

Thứ hai, dữ liệu World Economics dựa trên dữ liệu khảo sát gần đây của World Bank cho phép tính toán Sức mua tương đương. World Economics cho biết, mặc dù có thể không hoàn hảo, nhưng dữ liệu sẽ phản ánh mức độ hoạt động kinh tế thực tế hơn so với một dữ liệu được tính dựa trên tỷ giá thị trường biến động.

Bởi theo World Economics, nhiều so sánh GDP giữa các quốc gia được thực hiện bằng cách sử dụng tỷ giá hối đoái thị trường, tỷ giá hối đoái này không nắm bắt được sức mua thực sự của các loại tiền tệ riêng lẻ.

Ngoài ra, bộ dữ liệu do World Economics xây dựng cũng đã ước tính cho cả các hoạt động kinh tế phi chính thức.