Tiêu chuẩn thiết kế nhà đa năng trong trường học

Cơ sở vật chất luôn là vấn đề mà các trường Tiểu học gặp phải khi xét chỉ tiêu đạt chuẩn quốc gia. Vậy những tiêu chuẩn thiết kế trường Tiểu học có cơ sở vật chất đạt chuẩn quốc gia là gì? Và làm thế nào để các nhà lãnh đạo cải thiện chất lượng trường học? Chúng tôi sẽ giúp các bạn giải đáp thắc mắc này trong bài viết dưới đây.

1. Tiêu chuẩn chung trong thiết kế trường Tiểu học cơ sở vật chất đạt chuẩn quốc gia

- Giải pháp thiết kế kiến trúc cũng như thiết kế nội thất trường Tiểu học cần đảm bảo yếu tố an toàn, phù hợp với mục tiêu chương trình giáo dục và tuân thủ những yêu cầu hiện hành có liên quan.

- Khu vực phòng học, khu vui chơi giải trí, bãi tập phải bảo đảm cho các em học sinh khuyết tật tiếp cận sử dụng. Nếu có sự thay đổi về độ cao, yêu cầu phải thiết kế đường dốc, vết dốc hoặc trang bị các thiết bị nâng. Đối với học sinh khuyết tật dùng xe lăn, đường dốc có độ dốc từ 1/14 đến 1/22, độ dài từ 3-5m và chiều rộng không nhỏ hơn 1200mm.

Tiêu chuẩn thiết kế nhà đa năng trong trường học

- Đối với các vị trí ra vào mà có bậc phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau:

+ Chiều cao bậc không quá 150mm

+ Bề rộng mặt bậc tối thiểu là 300mm

+ Nếu có nhiều hơn 3 bậc phải thiết kế tay vịn với đường kính từ 25-30mm và được lắp đặt ở độ cao không quá 900mm.

- Các khu vực thuộc khối phòng học hay phục vụ cho việc học không được bố trí tại tầng giáp mái, tầng hầm hoặc tầng nửa hầm và phải được tách biệt với các phòng có nguồn tiếng ồn, mùi vị,…

- Trong khối phòng học cần bố trí cho để mũ, nón, áo mưa cho các em học sinh.

- Các trường có hoạt động theo hình thức nội trú cần tổ chức các phòng ngủ theo hệ lớp, theo nhóm tuổi, đồng thời phải thiết kế riêng cho các học sinh nam và học sinh nữ.

2. Tiêu chuẩn đối với khối phòng học trường Tiểu học

- Xây dựng phòng học với số lượng phù hợp với số lớp học của trường, sao cho mỗi lớp đều có một phòng học riêng. Diện tích phòng học được tính toán dựa trên cơ sở chỉ tiêu diện tích cho 1 học sinh và diện tích tối thiểu cần bố trí các thiết bị, phương tiện dạy học.

- Phòng học phải được thiết kế đúng quy cách, đủ ánh sáng, ấm áp về màu đông và thoáng mát về mùa hè, an toàn cho học sinh và giáo viên về vấn đề vệ sinh trường học. Đảm bảo cho các em học sinh khuyết tật có thể học tập.

Tiêu chuẩn thiết kế nhà đa năng trong trường học

- Diện tích phòng học tiêu chuẩn cho mỗi e học sinh là 1,25m2/học sinh

- Bàn ghế có kích thước phù hợp theo quy định trong TCVN 7490. Bàn học dành cho học sinh khuyết tật có chiều cao không quá 600mm, chiều cao ghế tối đa là 350mm

- Cách bố trí, sắp xếp bàn ghế trong phòng học theo quy định trong TCVN 7491

3. Tiêu chuẩn đối với khối phòng phục vụ học tập trường Tiểu học

- Có phòng hỗ trợ giáo dục cho các em học sinh khuyết tật hòa nhập.

- Thiết kế phòng giáo dục nghệ thuật và phòng rèn luyện thể chất phải đáp ứng kế hoạch và chương trình dạy học. Tiêu chuẩn diện tích cho các khu vực này như sau:

+ Phòng giáo dục rèn luyện thể chất: 1,8m2/học sinh

Tiêu chuẩn thiết kế nhà đa năng trong trường học

+ Phòng giáo dục nghệ thuật: 1,5m2/học sinh

- Nhà đa năng được xây dựng với quy mô đạt tiêu chuẩn sau:

+ Mức độ phản xạ âm thanh sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thính giác của học sinh. Vì vậy, phòng đa năng đạt tiêu chuẩn phải được thiết kế với các vật liệu tiêu âm nhằm đảm bảo học sinh bảo vệ sức khỏe tốt nhất.

+ Nhà đa năng có quy mô chiếm từ 30-50%  tổng số học sinh trong toàn trường.

+ Tiêu chuẩn diện tích là 0,6m2/chỗ

+ Cần thiết kế 1 sân khấu trong nhà đa năng diện tích tối thiểu là 24m2, chiều sâu không dưới 3m và cao từ 0,75-0,9m tính từ mặt sàn.

+ Diện tích kho của nhà đa năng không nhỏ hơn 9m2

+ Tường ngăn và các thiết bị cần bố trí linh hoạt nhằm đáp ứng các nhu cầu hoạt động khác nhau.

4. Tiêu chuẩn phòng hành chính quản trị trường Tiểu học

- Phòng làm việc của Hiệu trưởng cần thiết kế ở vị trí thuận tiện cho công tác quản lý của nhà trường. Diện tích làm việc từ 12-15m2 chưa tính diện tích tiếp khách.

- Phòng làm việc của Phó Hiệu trưởng từ 10-12m2 chưa kể diện tích tiếp khách.

Tiêu chuẩn thiết kế nhà đa năng trong trường học

- Phòng tiếp khách diện tích tối thiểu đạt 18m2 và bố trí liền kề với phòng Hiệu trưởng.

- Văn phòng nhà trường có diện tích không được nhỏ hơn 6m2/người

- Trường có quy mô 10 lớp trở lên phải được bố trí một phòng Hội đồng giáo viên với diện tích 1,2-1,4m2/giáo viên trên tổng số giáo viên trực tiếp giảng dạy.

- Nếu có điều kiện, trường Tiểu học nên thiết kế phòng nghỉ cho giáo viên theo tầng ở khối lớp học. Diện tích tối thiểu cho mỗi phòng là 12m2.

- Diện tích kho dụng cụ chung và học phẩm không dưới 48m2

- Diện tích phòng y tế không dưới 24m2

5. Tiêu chuẩn khu vực sân chơi, bãi tập trường Tiểu học

- Cần bố trí một sân chung để nhà trường tổ chức các hoạt động như mít ting, kỉ niệm, khai giảng, bế giảng, thể dục giữa giờ,…

- Sân chơi phải bằng phẳng, có cây xanh bóng mát, đồ chơi và các thiết bị vận động cho học sinh.

Tiêu chuẩn thiết kế nhà đa năng trong trường học

- Tùy theo điều kiện của nhà trường mà có thể thiết kế sân tập thể dục thể thao tập trung cho học sinh hoặc sân tập riêng cho từng bộ môn.

- Sân tập thể dục thể thao với các khối phòng học phải được ngăn cách bởi dải cây xanh cách ly.

- Khi thiết kế sân riêng cho từng bộ môn cần tuân thủ các tiêu chuẩn hiện hành liên quan.

6. Tiêu chuẩn khu vệ sinh trường Tiểu học

- Cần bố trí theo khối chức năng trong trường, đáp ứng đầy đủ nhu cầu sử dụng của học sinh và giáo viên

- Đảm bảo vệ sinh, không gây ô nhiễm

- Đối với khu vực không có nguồn nước tập trung, cần thiết kế nhà vệ sinh bên ngoài khối phòng học.

- Nhà vệ sinh dành cho học sinh cần có phòng đệm. Diện tích tiêu chuẩn là không dưới 0,06m2/học sinh.

Tiêu chuẩn thiết kế nhà đa năng trong trường học

- Thiết bị vệ sinh bao gồm:

+ 1 tiểu nam, 1 bệ xí, 1 chậu rửa cho 20-30 học sinh nam.

+ 1 chậu xí cho 20 học sinh nữ.

Tham khảo thêm: Thiết kế nhà vệ sinh trường học đạt chuẩn 

Nếu đáp ứng đủ các tiêu chuẩn trên, chất lượng giáo dục của các trường Tiểu học sẽ được cải thiện và nâng cao lên rất nhiều. Để thiết kế trường Tiểu học đạt chuẩn quốc gia, hãy liên hệ với Kidspace để được tư vấn. Địa chỉ:

CÔNG TY THIẾT KẾ TRƯỜNG HỌC KIDSPACE

Địa chỉ: New skyline – Khu đô thị mới Văn Quán – Hà Đông – Hà Nội

Hotline: 0987 388 886 (Mr Trang Vũ)

Rất hân hạnh được phục vụ quý khách!

Giáo dục là một trong những lĩnh vực luôn được nhiều người quan tâm. Việc đầu tư cho xây dựng, cải tạo và thiết kế trường học theo tiêu chuẩn giúp nâng cao công tác tổ chức quản lý, chất lượng dạy học của nhà trường, giáo viên. Hơn nữa là đảm bảo sự an toàn của học sinh giúp phụ huynh được an tâm hơn.

Nhu cầu thiết kế trường học hiện nay

Thiết kế trường học trước kia đơn thuần chỉ là các lớp học nhỏ, được làm đơn giản và không có các trang thiết bị hiện đại hỗ trợ giảng dạy. Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật kèm theo những mong muốn ngày càng cao của con người, yêu cầu khi làm trường học về thông số kỹ thuật, không gian lớp học, cảnh quan, trang thiết bị…cần theo tiêu chuẩn nhất định.

Tiêu chuẩn thiết kế nhà đa năng trong trường học
Thiết kế trường học tiêu chuẩn quan trọng bất kì ở thế hệ nào

Đặc biệt, môi trường giáo dục thì yếu tố an toàn được đặt lên hàng đầu. Vì thế, tiêu chuẩn đối với các cấp học cũng khác nhau. Ví dụ cấp tiểu học trẻ còn bé, lớp học có thể xây đến được tầng 2. Nhưng cấp trung học đã trưởng thành hơn, có thể leo được đến tầng 3,4. Điều này đảm bảo cho sức khỏe của trẻ cũng như những rủi ro thoát nạn an toàn không hay xảy ra cháy nổ. Vậy theo quy định mới nhất hiện nay, việc thiết kế trường học cần tuân theo những tiêu chuẩn nào.

Tiêu chuẩn thiết kế trường học với bậc tiểu học

Phạm vi áp dụng

Theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8793:2011 về trường tiểu học – yêu cầu thiết kế. Phạm vi được áp dụng cho trường tiểu học, lớp học tiểu học trong trường học có nhiều cấp học. Các lớp tiểu học ở trong trường phổ thông dân tộc thiểu số nội trú bán trú, trường chuyên biệt và cơ sở giáo dục khác. Bao gồm các lớp học từ lớp 1 đến lớp 5.

Quy định chung

Trường phải phù hợp với quy hoạch mạng lưới trường học, đáp ứng nhu cầu tình trạng kinh tế – xã hội địa phương. Giúp học sinh có điều kiện đến trường học. Chỉ tiêu là 65 đến 80 chỗ ngồi học cho 1000 dân.

Xem thêm  Vữa tam hợp là gì? Các tiêu chuẩn của vữa tam hợp

Trường học được làm tối đa 30 lớp, số học sinh nhỏ hơn hoặc bằng 30.

Tiêu chuẩn thiết kế nhà đa năng trong trường học
Yêu cầu về số lượng chỗ ngồi trong lớp tối đa 30 chỗ

Quy mô trường học nội trú được xác định theo điều kiện cụ thể, thiết kế theo nhiệm vụ riêng.

Xây trường tiểu học, lớp tiểu học ở trường phổ thông có nhiều cấp học. Ở cùng khu đất nhưng phải làm riêng biệt hoạt động của từng cấp.

Được thiết kế với cấp công trình dân dụng, công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật đô thị. 

Ưu tiên cấp công trình cao nhất cho khối nhà học khi có nhiều hạng mục công trình khác nhau.

Đảm bảo an toàn tính mạng và sức khỏe cho học sinh. Phải tính đến nhu cầu nhận học sinh khiếm khuyết và tuân theo quy định trong tiêu chuẩn. 

Yêu cầu khu đất xây dựng

Yêu cầu về khu đất xây dựng 

Tiêu chuẩn thiết kế nhà đa năng trong trường học
Khu đất xây dựng trường học thuận thiện giao thông, an toàn cho học sinh

Bố trí trên địa bàn xã, phường. Phù hợp với quy hoạch được phê duyệt. Thuận tiện, an toàn giao thông và thoát nước tốt. Đảm bảo vệ sinh môi trường, không gần nhà máy ồn hoặc thải chất độc hại. Cung cấp đủ nguồn điện, nước. Phải có hàng rào bảo vệ có chiều cao >1,5m. 

Bán kính đi học yêu cầu ở thành phố, thị trấn, khu công nghiệp < 0,5 km. Khu ngoại thành và nông thôn < 1km. Khu có điều kiện kinh tế là < 2km. 

Diện tích khu đất xây trường ở thành phố, xã là 6m2/học sinh. Khu núi đồi, thôn quê là 10m2/ học sinh. Nếu học 2 buổi/ ngày thì tăng thêm 25% diện tích so với tiêu chuẩn.

Yêu cầu về tổng mặt bằng

Trường gồm có: phòng học, phòng phục vụ việc học, hành chính nhân sự, sân chơi, vệ sinh, để xe và nơi sinh hoạt chung nếu cần.

Tiêu chuẩn thiết kế nhà đa năng trong trường học
Tổng thể mặt bằng cần có các phân khu phòng riêng

Diện tích sử dụng bố trí: Xây công trình =< 40%, xây sân vườn >= 40% nếu gần công viên thì giảm 10%, giao thông di chuyển >= 20%. 

Không thiết kế xây trường lớn hơn 3 tầng. Nếu xây hơn thì phải đảm bảo an toàn, thuận tiện thoát nạn khi có sự cố.

Yêu cầu giải pháp kiến trúc

Đường dốc dành cho học sinh khuyết tật dùng xe lăn có độ dốc từ 1/14 đến 1/22. Độ dài dốc từ 3m đến 5m. Chiều rộng đường dốc không nhỏ hơn 1200mm.

Tiêu chuẩn thiết kế nhà đa năng trong trường học
Lối đi, cầu thang cần được làm đảm bảo theo bề rộng và độ dốc

Lối vào có chiều cao =< 150 mm. Bề rộng bậc >= 300mm, nếu quá 3 bậc thì có tay vịn có đường kính từ 25mm đến 30mm được lắp ở độ cao không lớn hơn 900 mm.

Xem thêm  Công thức tính tải trọng nhà dân chuẩn xác và mới nhất

Cầu thang cần đảm bảo độ dốc 22o đến 24o, chiều cao bậc <= 150mm, chiều rộng >= 300mm. Cầu thang phụ có chiều rộng >= 1,2 m. Với tầng có đến 200 học sinh, chiều rộng >=1,8m và nếu hơn 200 học sinh thì phải >=2,1m.

Yêu cầu hệ thống kỹ thuật

Hệ thống cấp thoát nước cần đảm bảo tiêu chuẩn TCVN 4513:1988 đảm bảo theo tiêu chuẩn chất lượng ăn uống theo bộ y tế. Đường ống cấp nước và thoát nước không được đặt lộ dưới trần và đảm bảo có rãnh nắp bảo đảm theo TCVN 4474 : 1987. 

Hệ thống chiếu sáng phải tuân theo TCXD 29:1991 và TCXD 16:1986. Ưu tiên ánh sáng tự nhiên, còn ánh sáng nhân tạo nên thiết kế theo phương thức sáng đều và dùng bóng huỳnh quang có quang phổ màu trắng. Chỉ tiêu rọi sáng tuân thủ theo TCVN 7114-1: 2008, TCVN 7114-3:2008.

Quy chuẩn, tiêu chuẩn thiết kế trường trung học

Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn thiết kế nhà đa năng trong trường học
Thiết kế trường trung học theo tiêu chuẩn

Tiêu chuẩn TCVN 8794:2011 về trường trung học – yêu cầu thiết kế. Tiêu chuẩn này được áp dụng cho việc thiết kế, cải tạo các trường trung học cơ sở. Áp dụng cho các trường phổ thông có nhiều cấp học, trường học phổ thông dân tộc nội trú và bán trú.

Quy định chung

Trường trung học cơ sở cho 1000 dân, áp dụng từ 55 đến 70 chỗ ngồi. Thiết kế tối đa là 45 lớp và số học sinh không quá 45.

Trường trung học phổ thông cho 1000 dân, áp dụng từ 45 đến 60 chỗ ngồi

Thiết kế hạng mục có cấp công trình khác nhau, ưu tiên công trình cao nhất. Đảm bảo an toàn cho sức khỏe sinh mạng của học sinh. Và tính đến nhu cầu tiếp nhận học sinh khiếm khuyết theo TCVN. 

Yêu cầu khu đất xây dựng

Tiêu chuẩn thiết kế nhà đa năng trong trường học
Vị trí khu đất cần có địa thế cao, môi trường xung quanh an toàn không gây ồn ào

Khu đất thuận thiện và có giao thông an toàn. Phù hợp với quy hoạch, có vị trí cao bằng phẳng và khó bị lũ lụt. Vệ sinh môi trường an toàn, không sát các nơi gây ồn và có chất thải độc. Đảm bảo nguồn điện nước và cung cấp mạng lưới mạng chung.

+Diện tích tối thiểu: 

Khu vực nông thôn và núi đồi 10m2/ học sinh

Xem thêm  Thiết kế công viên và các tiêu chuẩn liên quan

Khu vực thành phố, xã là 6m2/ học sinh

Yêu cầu giải pháp kiến trúc

Bảng 1: Chiều cao thông thủy các phòng trường trung học

Phòng Chiều cao
Phòng học, hành chính, nhà ăn, khu sinh hoạt 3.3 đến 3.6
Phòng khối phục vụ học tập  3.6 đến 3.9
Phòng vệ sinh, kho chứa 2.7
Cầu thang, hành lang 2.4

Chiều cao thông thủy tính từ sàn đến trần được hoàn thiện, nếu hạn chế xây dựng thì tính chiều cao từ sàn tới sàn. Phòng học bộ môn lớn hơn 3,3 m.

Bảng 2: Tiêu chuẩn cho diện tích phòng học, phòng bộ môn

Phòng Diện tích (m2/học sinh)
Phòng học 1.5
Phòng bộ môn tin, sinh, hóa, lý, anh-Trung học

-Phổ thông

1.85

2

Phòng công nghệ-Trung học

-Phổ thông

2.25

2.45

Nếu cải tạo diện tích phòng bộ môn được bớt không quá 12%. Phòng thí nghiệm, hóa, lý, công nghệ giữ theo quy định. 

Bảng 3: Tiêu chuẩn diện tích nhà đa năng

Phòng Diện tích (m2) Kích thước (m)
Dài Rộng Cao
Nhà đa năng-Nhỏ

-Lớn

288

540

24

30

12

18

7

9

Kho đồ 12  
Phòng thay đồ-Nữ

-Nam

16

16

––

– –
3

3

Yêu cầu hệ thống kỹ thuật

Thiết kế chiếu sáng phòng theo tiêu chuẩn TCXD 29:1991 và TCXD 16:1986. Hướng chiều là hướng Bắc, Đông Bắc từ tay trái học sinh. Chỉ tiêu rọi tối thiểu và chất lượng ánh sáng phù hợp theo TCVN 7114-1:2008, TCVN 7114-3:2008 và theo bảng sau:

Bảng 4: Tiêu chuẩn rọi và chất lượng ánh sáng

Phòng Chỉ số hiện màu (Ra) Chỉ số lóa (URG) Mật độ công suất Max (W/m2) Đội rọi  Chú ý
1.Phòng học           
-Chiếu sáng chung -Chiếu bảng -Phòng tin học 80 19 12 300 Rọi ngang mặt bàn
80 19 20 500 Rọi đứng chống lóa
80 19 12 300  
2.Phòng bộ môn          
-Phòng thí nghiệm -Phòng môn khác 80 19 20 500  
80 19 15 300  
3.Thư viện          
-Giá sách -Phòng đọc 80
80
19
19
12
12
200
300
Độ rọi đứng
Phòng họp 80 19 12 300  
4.Phòng hiệu trưởng, hội đồng, phòng nghỉ 80 22 12 300  
5.Nhà đa năng 80 22 12 300  
6.Hành lang và cầu thang 80 22 4 100  

Số bóng đèn từ 8 đến 10 bóng, mắc theo chiều ngang lớp học. Dùng bóng chất lượng, hiệu suất cao, bảo vệ môi trường và tiết kiệm. 

Phòng vật lý trang bị hệ thống ddienj xoay chiều. Ngoài công tắc, cầu chỉ phải có 1 hoặc 2 ổ cắm điện và bố trí độ cao lớn hơn 1,5m. Thiết kế đường dây điện theo TCXD 25:1991, TCXD 27: 1991, TCXDVN 394:2007. 

Hệ thống điều hòa, thông iso theo tiêu chuẩn TCVN 5687:2010. Cần có quạt trần, quạt thông gió.

Hệ thống phòng cháy chữa cháy theo TCVN 2622:1995. Có bể chứa nước lớn để đảm bảo áp lực chữa cháy trong trường hợp không đủ nguồn cung cấp.

Lỗi đi, hành lang, vế thang có chiều rộng tối thiểu quy định như sau:

Bảng 5: Tiêu chuẩn chiều rộng tối thiểu đường thoát nạn

Lối đi Chiều rộng
Lối đi 1.2
Cửa đi 1.2
Hành lang 2.1
Vế thang 1.8

Những tiêu chuẩn thiết kế trường học cần được tuân thủ để bảo vệ tính mạng an toàn. Cũng như đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của con người giúp trẻ có một môi trường học tập chuẩn tốt nhất.