Thời đại đồ đá mới được coi là một cuộc cách mạng vì

Vì sao thời đại đồ đá mới được coi là một cuộc cách mạng

A.Thời kì này xuất hiện những loại hình công cụ mới.

B.Con người biết đan lưới đánh cá, biết làm đồ gốm tráng men.

C.Thời kì này có những thay đổi căn bản trong kĩ thuật chế tác công cụ, làm xuất hiện những loại hình công cụ mới, dẫn tới những thay đổi lớn lao trong tổ chức xã hội và đời sống con người.

D.Con người có những sáng tạo lớn về chất liệu công cụ, cuộc sống được cải thiện hơn.

Đáp án và lời giải

Đáp án:C

Lời giải:Hướng dẫn giải:
Khoảng 1 vạn năm trước đây, loài người tiến vào thời đá mới. Bước vào thời đá mới, công cụ lao động được cải tiến rõ rệt, những mảnh đá được con người ghè sắc, mài nhẵn thành hình công cụ, với nhiều kiểu loại theo những yêu cầu khác nhau (dao, rìu, đục…), công cụ được khoan lỗ hay nấc để tra cán.
Ngoài ra thời gian này, con người biết đan lưới, làm chì lưới đánh cá, biết làm đồ gốm.
Trong đời sống và sản xuất có nhiều thay đổi: Phương thức kiếm sống, từ săn bắn, hái lượm, đánh cá, con người đã biết trồng trọt, chăn nuôi. Cư trú “nhà cửa” phổ biến. Con người biết làm sạch tấm da thú che thân, biết sử dụng đồ trang sức…
Việc lượm hái năm này qua năm khác đã đem lại kinh nghiệm trồng và thu hoạch theo thời vụ một số cây lương thực và thực phẩm như: khoai, củ, bầu, bí, lúa… Đi săn bắt được thú nhỏ, người ta giữ lại để nuôi và thuần dưỡng thành gia súc. Như vậy ngoài phương thức hái lượm săn bắn, con người đã biết trồng trọt và chăn nuôi. Nhờ vậy cuộc sống của con người bớt phụ thuộc vào thiên nhiên nhiên.
Đáp án: C

Vậy đáp án đúng là C.

Câu hỏi thuộc đề thi sau. Bạn có muốn thi thử?

Bài tập trắc nghiệm 15 phút Bài 1: Sự xuất hiện loài người và bầy người nguyên thủy. - Lịch sử 10 - Đề số 3

Làm bài

Chia sẻ

Một số câu hỏi khác cùng bài thi.

Một số câu hỏi khác có thể bạn quan tâm.

  • Ngoài việc cung cấp gỗ quý, rừng còn có tác dụng gì cho môi trường sống của con người.

  • Đối với chất thải công nghiệp và sinh hoạt, Luật bảo vệ môi trường quy định:

  • Bảo vệ thiên nhiên hoang dã cần ngăn chặn những hành động nào dưới đây.

  • Giữ gìn thiên nhiên hoang dã là:

  • Tài nguyên nào sau đây thuộc tài nguyên tái sinh:

  • Muốn thực hiện quan hệ hợp tác giữa các quốc gia trong các lĩnh vực cần có:

  • Bảo vệ chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ là nội dung cơ bản của pháp luật về:

  • Bảo vệ tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và cao quý của ai sau đây?

  • Ngăn chặn và bài trừ các tệ nạn xã hội được pháp luật quy định trong luật nào dưới đây:

  • Đâu không phải là nội dung của pháp luật về phát triển bền vững của xã hội?

Tại sao gọi là "cuộc cách mạng đá mới"?

Đề bài

Tại sao gọi là "cuộc cách mạng đá mới"?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

dựa vào sgk Lịch sử 10 trang 6, 7, 8 và suy luận để trả lời.

Lời giải chi tiết

Gọi là "Cuộc cách mạng thời đá mới" bởi vì: bước vào thời đá mới đã có sự phát triển vượt bậc về công cụ lao động, sản xuất, đời sống văn hóa, tinh thần so với thời kì trước. Biểu hiện:

* Về công cụ lao động:

+ Có thể ghè đẽo những mảnh đá thành hình dạng gọn và chính xác, thích hợp với từng công việc, với nhiều kiểu loại theo những yêu cầu khác nhau (dao, rìu, đục,…), được mài nhẵn ở rìa lưỡi hay toàn thân, được khoan lỗ hay có nấc để tra cán.

+ Biết đan lưới đánh cá bằng sợi vỏ cây và làm chì lưới bằng đất nung, biết làm đồ gốm để dựng và đun nấu (nồi, bát, vò,…).

* Về sản xuất:

- Con người từ săn bắt, hái lượn, đánh cá đã biết tới trồng trọt và chăn nuôi.

+ Việc lượm hái từ năm này qua năm khác đã đem lại kinh nghiệm trồng và thu hoạch theo thời vụ một số cây lương thực và thực phẩm như khoai, củ, bầu, bí, lúa,…

+ Đi săn, bắt được thú nhỏ người ta giữ lại để nuôi và thuần dưỡng thành gia súc, như: cho, cừu, lợn, bò,…

- Họ bắt đầu biết khai thác từ thiên nhiên cái cần thiết cho cuộc sống của mình, chứ không chỉ thu lượm những cái có sẵn trong thiên nhiên.

* Về đời sống văn hóa, tinh thần:

- Bắt đầu làm sạch những tấm da thú để làm ấm và “có văn hóa”. Những chiếc cúc (khuy) và kim làm bằng xương tìm thấy trong các di chỉ văn hóa đã nói lên điều đó.

- Biết dùng đồ trang sức như: vòng cổ bằng vỏ ốc và chuỗi hạt xương (bằng cách đem khoan lỗ và lấy dây xâu lại), vòng tay, vòng cổ chân, hoa tai,… bằng đá màu.

- Các nhà khảo cổ học còn tìm thấy chiếc sáo bằng xương dùi lỗ, đàn đá và có lẽ còn có cả trống bịt da.

⟹Những thay đổi trên mang tính chất của một "cuộc cách mạng".

Loigiaihay.com

  • Thời đại đồ đá mới được coi là một cuộc cách mạng vì

    Hãy cho biết những bước tiến trong lao động và đời sống của người nguyên thuỷ

    Giải bài tập 2 trang 8 SGK Lịch sử 10

  • Thời đại đồ đá mới được coi là một cuộc cách mạng vì

    Trình bày những tiến bộ trong đời sống con người thời đá mới

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 8 SGK Lịch sử 10

  • Thời đại đồ đá mới được coi là một cuộc cách mạng vì

    Hãy cho biết những tiến bộ kĩ thuật của thời đá mới

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 2 trang 7 SGK Lịch sử 10

  • Thời đại đồ đá mới được coi là một cuộc cách mạng vì

    Hãy nêu những tiến bộ kĩ thuật khi Người tinh khôn xuất hiện

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 1 trang 7 SGK Lịch sử 10

  • Thời đại đồ đá mới được coi là một cuộc cách mạng vì

    Thế nào là bầy người nguyên thủy?

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 2 trang 6 SGK Lịch sử 10

  • Thời đại đồ đá mới được coi là một cuộc cách mạng vì

    Lập bảng thống kê các cuộc kháng chiến và khởi nghĩa chống ngoại xâm từ thế kỉ X đến thế kỉ XV.

    Giải bài tập 1 trang 100 SGK Lịch sử 10. Lập bảng thống kê các cuộc kháng chiến và khởi nghĩa chống ngoại xâm

  • Thời đại đồ đá mới được coi là một cuộc cách mạng vì

    Thống kê các triều đại trong lịch sử dân tộc từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX.

    Giải bài tập 1 trang 136 SGK Lịch sử 10

  • Thời đại đồ đá mới được coi là một cuộc cách mạng vì

    Trình bày nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

    Giải bài tập 3 trang 100 SGK Lịch sử 10

  • Thời đại đồ đá mới được coi là một cuộc cách mạng vì

    Những điểm giống và khác nhau trong đời sống kinh tế, văn hoá, tín ngưỡng của cư dân Văn Lang - Âu Lạc, cư dân Lâm Ấp - Cham-pa và cư dân Phù Nam là gì ?

    Giải bài tập 4 trang 79 SGK Lịch sử 10

Mục lục

  • 1 Bối cảnh
  • 2 Chuyển đổi sang nông nghiệp
  • 3 Phát triển và lan tỏa
    • 3.1 Vùng Levant
    • 3.2 Châu Âu
      • 3.2.1 Bằng chứng đồng vị C14
      • 3.2.2 Phân tích DNA ty thể
    • 3.3 Nam Á
    • 3.4 Đông Á
    • 3.5 Châu Phi
    • 3.6 Châu Mỹ
    • 3.7 New Guinea
  • 4 Hệ quả
    • 4.1 Thay đổi xã hội
    • 4.2 Các cuộc cách mạng tiếp theo
    • 4.3 Chế độ ăn và sức khỏe
  • 5 Xem thêm
  • 6 Tham khảo
  • 7 Thư mục

Bối cảnhSửa đổi

Các cộng đồng săn bắn và hái lượm có mức đủ sống và lối sống khác với các cộng đồng làm nông. Họ du mục và cơ động, di chuyển theo nhóm nhỏ và tiếp xúc hạn chế với các nhóm ngoài. Chế độ ăn của họ rất cân bằng và phụ thuộc vào môi trường mỗi mùa. Nhờ sự ra đời của nông nghiệp, con người giờ có thể hỗ trợ các nhóm lớn hơn, những nhóm làm nông định cư ở những khu có mật độ dân số cao hơn những nhóm săn bắn hái lượm. Sự phát triển của mạng lưới giao thương và các xã hội phức tạp đã khiến họ tiếp xúc với các nhóm bên ngoài.[8]

Tuy nhiên, sự gia tăng dân số không nhất thiết tương quan với sức khỏe cộng đồng được cải thiện. Phụ thuộc vào một loại cây trồng duy nhất có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tuy vẫn có thể hỗ trợ dân số lớn. Ngô thiếu một số amino acid thiết yếu (lysine và tryptophan) và nghèo sắt. Axit phytic trong ngô có thể ức chế sự hấp thụ chất dinh dưỡng. Một yếu tố khác ảnh hưởng đến sức khỏe của con người và gia súc được thuần hóa trong các khu định cư nông nghiệp buổi đầu là sự gia tăng số lượng ký sinh trùng. Ký sinh trùng phát triển mạnh do chất thải của con người và các nguồn thực phẩm và nước bị ô nhiễm. Phân bón và công nghệ tưới tiêu làm tăng năng suất cây trồng nhưng cung cấp nơi sinh sản cho ký sinh trùng và vi khuẩn, đồng thời việc lưu trữ các loại hạt thu hút các loài gặm nhấm mang mầm bệnh.[8]

Tại sao gọi là "cuộc cách mạng đá mới"?

Chi tiết Chuyên mục: Bài 1: Sự xuất hiện loài người và bầy người nguyên thủy

"Cách mạng" là một thuật ngữ chỉ sự thay đổi căn bản trong đời sống xã hội nói chung. Các nhà khảo cổ coi thời đá mới là cuộc cách mạng là vì đến giai đoạn này đã có những thay đổi căn bản trong kĩ thuật chế tác công cụ, làm xuất hiện những loại hình công cụ mới và dẫn tới sự thay đổi lớn lao trong đời sống kinh tế, tổ chức xã hội.

- Con người thời kì này đã biết ghè đẽo những mảnh đá thành hình dáng gọn và chính xác hơn với từng công việc, với những kiểu loại theo yêu cầu khác nhau (dao, rìu, đục...), được mài nhẵn ở rìa lưỡi hay rìa toàn thân, được khoan lỗ hay có nấc để tra cán.

- Từ săn bắt, hái lượm để sống con người thời kì này đã biết trồng trọt chăn nuôi nguyên thủy. Từ phụ thuộc vào thiên nhiên sử dụng những thứ có sẵn họ đã biết khai thác thiên nhiên để phục vụ cho cuộc sống của mình.

- Con người biết dệt vải, làm đồ gốm, làm lưới đánh cá....

- Nhờ đó họ có cuộc sống ổn định hơn, tốt hơn. Họ đã biết mặc quần áo, dùng đồ trang sứ, làm gốm, có các hoạt động tinh thần.

Tất cả những điều trên làm con người bấy giờ sống tốt hơn, vui hơn. Đây thực sự là một cuộc cách mạng làm biến đổi đời sống của họ theo hướng tiến bộ phát triển.

(Nguồn: Câu 1 trang 8 sgk Sử 10:)

Bài 1 Trang 8 SGK Lịch sử 10. Tại sao gọi là cuộc cách mạng thời đá mới?


Tại sao gọi là cuộc cách mạng thời đá mới?


Gọi là "Cuộc cách mạng thời đá mới" bởi vì: bước vào thời đá mới đã có sự phát triển vượt bậc về công cụ lao động, sản xuất, đời sống văn hóa, tinh thần so với thời kì trước,nhứng thành tựu này đãthay đổi toàn bộ cuộc sống của người nguyên thủy đánh dấucho những bước phát triển sau này.


1. Thời đại đồ đá mới là gì?

Thời đại đồ đá mớilà một giai đoạn của thời đại đồ đá trong lịch sử phát triển công nghệ của loài người, bắt đầu từ khoảng năm 10.200 TCN theo bảng niên đại ASPRO ở một vài nơi thuộc Trung Đông, và sau đó ở các nơi khác trên thế giới và kết thúc giữa 4500 và 2000 TCN.Theo cách hiểu thông thường, đây là giai đoạn cuối của thời kỳ đồ đá. Thời kỳ đồ đá mới là giai đoạn tiếp theo củaEpipaleolithictrong Holocene, bắt đầu bằng sự rộ lên của việc nuôi trồng, và tạo ra cuộc “cách mạng thời kỳ đồ đá mới”, và thời kỳ này kết thúc khi các công cụ kim loại trở nên phổ biến trong thời đại đồ đồng đá, hoặc thời đại đồ đồng hoặc phát triển trực tiếp lên thời kỳ đồ sắt, tùy theo các vùng địa lý. Thời kỳ đồ đá mới là một bước tiến triển về các thay đổi và đặc điểm của văn hóa và ứng xử, như việc sử dụng các loại cây trồng hoang dại và thuần hóa và sử dụng các loài động vật được thuần hóa.

2. Sự hình thành của thời đại đồ đá mới

Sự khởi đầu của nền văn hoá thời kỳ đồ đá mới được xem là ở Levant (Jericho, Bờ Tây ngày nay) khoảng 10.200 – 8.800 TCN. Nó phát triển trực tiếp từ nền văn hoá Natufian Epipaleolithic trong khu vực, những người đã đi tiên phong trong việc sử dụng các loại ngũ cốc hoang dã, sau đó phát triển thành nông nghiệp thực sự. Thời kỳ Natufian kéo dài từ 12.500 đến 9.500 TCN, và được gọi là “thời kỳ Tiền- Đồ Đá Mới” và bây giờ được gọi là Thời kỳ Đá Mới Tiền Gốm (PPNA) từ 10.200 đến 8800 TCN. Khi những người Natufians trở nên phụ thuộc vào các loại ngũ cốc hoang dã trong chế độ ăn uống của họ, và một lối sống định cư đã bắt đầu trong một số họ, những thay đổi khí hậu liên quan đến thời kỳ Dryas Trẻ được cho là buộc người ta phải phát triển nông nghiệp.

Vào năm 10.200 – 8.800 TCN, các cộng đồng nông nghiệp đã phát triển ở vùng Levant và lan rộng đến Tiểu Á, Bắc Phi và Bắc Lưỡng Hà. Lưỡng Hà là địa điểm phát triển sớm nhất của Cuộc Cách mạng Đá Mới từ khoảng năm 10.000 TCN.

Nông nghiệp Đá Mới sớm được giới hạn trong phạm vi hẹp của thực vật, cả hoang dã và thuần hoá, bao gồm lúa mì einkorn, kê và “spelt”, và nuôi chó, cừu và dê. Vào khoảng năm 6900-6400 TCN, nó bao gồm lợn và gia súc thuần hoá, hình thành khu định cư có người ở thường xuyên hoặc theo mùa, và sử dụng gốm.

Không phải tất cả những yếu tố văn hoá đặc trưng của thời Đồ đá Mới xuất hiện ở mọi nơi theo cùng một trật tự: những xã hội nông nghiệp sớm nhất ở vùng Cận Đông không sử dụng gốm. Tại các khu vực khác trên thế giới, như Châu Phi, Nam Á và Đông Nam Á, các sự kiện thuần hóa độc lập đã dẫn tới những nền văn hoá thời kỳ đồ đá mới đặc biệt trong khu vực phát sinh hoàn toàn độc lập với các nền văn hoá ở Châu Âu và Tây Nam Á. Các xã hội Nhật Bản đầu tiên và các nền văn hoá Đông Á khác đã sử dụng đồ gốm trước khi phát triển nông nghiệp.

Thuật ngữ Neilithic bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp có nghĩa đen là “New Stone Age”. Thuật ngữ được Sir John Lubbock sáng tạo vào năm 1865 là sự phân chia của hệ thống ba thời kỳ.