Thịt nạc dăm là phần nào của heo

Thịt Lợn - món ăn quen thuộc với mỗi người Việt và là nguồn thực phẩm nhiều dinh dưỡng cho người sử dụng. Thịt lợn có mặt ở khắp mọi nơi, từ các siêu thị cho tới các khu chợ dân sinh và nó hầu như cũng là mặt hàng bán chạy nhất. Thịt lợn được ưa chuộng cũng bởi chúng phù hợp để nấu thành nhiều món ngon khác nhau, tuy nhiên, nhiều bà nội trợ thường không chú ý tới từng loại thịt, chỉ có thói quen chọn hoặc thịt nạc hoặc thịt mỡ

Nếu muốn nấu ăn ngon, các bà, các mẹ và các chị nên nắm được các thành phần của thịt lợn được chia thế nào và đặc điểm của chúng để có thể phân biệt được cũng như biết cách nấu từng loại thịt sao cho ngon nhất. Trong bài viết này, Zin Food sẽ giúp bạn nắm được những thông tin cần thiết đó!

Thịt nạc dăm là phần nào của heo

Thịt Heo được chia thành các phần cơ bản sau

Tổng hợp các phần thịt lợn và đặc điểm của chúng

Thịt nạc vai lợn có vị trí nằm ở vị trí ở vai lợn, thịt có đặc điểm là dày, đầy đặn, đi kèm theo đó là tỷ lệ nạc với mỡ cân bằng, thịt có độ dai và giòn vừa phải. Thịt nạc vai là phần thịt được rất nhiều bà nội trợ ưa chuộng sử dụng bởi độ ngon ngọt của thịt. Thịt nạc vai không quá nạc cũng không quá mỡ, vừa miệng mà không bị khô. Loại thịt này có thể sử dụng để nấu thành nhiều món ăn khác nhau như các món chiên, kho, nướng hoặc làm chả viên, nhồi đậu, nhồi mực...

Thịt nạc dăm là phần nào của heo

Thịt Nạc Vai

Thịt nạc thăn được cắt ra từ bắp thịt lợn, có vị trí phía trước dọc cột sống và gần phía chân sau của con lợn. Thịt nạc thăn có đặc điểm là bao gồm thịt nạc, không lẫn mỡ và màu sẫm khá giống với màu của thịt bò. Thịt nạc thăn lợn mềm và thơm nên được các bà nội trợ thường sử dụng làm giò, chả, luộc hoặc xào đều tuyệt vời.

Thịt nạc dăm là phần nào của heo

Thịt Nạc Thăn

Thủ lợn hay chính là đầu lợn, có đặc điểm là giòn, chủ yếu là mỡ và da, bì. Tuy nhiên phần mỡ này khi ăn không gây cảm giác ngấy cho người sử dụng. Thịt thủ lợn thường được sử dụng để làm các món ăn như giò xào, thịt thủ luộc.

Thịt nạc dăm là phần nào của heo

Thịt thủ Lợn

Thịt mông phần là thịt nằm ở vị trí mông lợn, phần thịt này thường bao gồm cả thịt và mỡ xen lẫn nhau. Phần thịt mông có đặc điểm là lớp bì lớp mỡ và thịt được phân tách rõ ràng không xen lẫn nhau, nạc nhiều, không có gân không lẫn xương. Thịt mông lợn được sử dụng làm nhiều món như luộc, kho, chiên, xay ra làm thịt viên...,

Thịt nạc dăm là phần nào của heo

Thịt nạc Mông

Thịt ba chỉ hay còn gọi là thịt ba rọi lợn là phần thịt nằm ở bụng của con lợn, đây cũng là phần thịt được người dùng yêu thích nhất. Đặc điểm của phần thịt này là chúng thường có những lớp nạc và mỡ xen lẫn, thịt mềm không dai và ngọt. Loại thịt này cực kỳ phù hợp với các món ăn từ luộc, nướng, kho, chiên cho tới quay… Phần mỡ và phần nạc hòa quyện giúp miếng thịt không khô cũng không quá ngấy.

Thịt nạc dăm là phần nào của heo

Thịt ba chỉ Heo

Thịt chân giò lợn là phần thịt nằm ở đùi của con lợn và được cắt bỏ phần móng giò, thịt chân giò có nhiều thớ bắp thịt được cuộn tròn lại cùng nhau, thịt thường ít mỡ, ngoài phần thịt nạc lẫn gân thì ngoài là phần bì khá ngon. Thịt chân giò thường được nhiều người yêu thích khi làm món luộc, chiên, chân giò nhồi, chân giò cuộn...

Thịt nạc dăm là phần nào của heo

Chân giò Heo

Sườn lợn là phần thịt và xương được lọc ra từ tảng xương sườn của lợn và vẫn còn thịt ở trên đó. Đây là phần thịt hấp dẫn nhất và ngon nhất nhì ở con lợn bởi nó có thể được chế biến thành nhiều món ăn ngon khác nhau, được chia theo từng dạng sườn heo như sau:

Thịt nạc dăm là phần nào của heo

Sườn Heo

Thịt nạc dăm của con lợn là phần thịt có các lớp mỡ và nạc xen kẽ vào nhau bên trong miếng thịt. Thông thường người ta hay sử dụng thịt nạc dăm để làm món kho hoặc rán vì khi nấu lớp mỡ xen kẽ giúp thịt mềm và không bị khô.

Thịt nạc dăm là phần nào của heo

Thịt Nạc Dăm

Thịt cốt-lết là phần thịt nằm ở lưng lợn, có chất lượng cao nhưng giá thành cũng khá cao. Phần thịt nạc ít mỡ nhưng không bị quá khô. Thịt cốt lết hay được sử dụng để làm ruốc lợn, làm áp chảo hoặc món cơm tấm lợn siêu hot.

Thịt nạc dăm là phần nào của heo

Cốt Lết Heo

Mỗi phần thịt lợn lại có những đặc điểm khác nhau, các bà nội trợ khéo tay hoàn toàn có thể phân biệt được chúng thông qua những dấu hiệu nhận biết đơn giản như trên để có thể nấu được các món ăn ngon miệng nhất cho gia đình mình.

Thịt nạc dăm được sử dụng rất nhiều khi chế biến món ăn, nhất là các món phải sử dụng nguyên liệu là thịt băm thì người ta lại càng ưu tiên chọn thịt nạc dăm để băm nhỏ. Vậy thịt nạc dăm là gì? Cách bảo quản và phân biệt thịt nạc dăm với các loại thịt khác như thế nào sẽ được chuyên trang Vào bếp Điện máy XANH giải đáp tất tần tật trong bài viết Mẹo vào bếp này.

Thịt nạc dăm là lớp thịt mềm, có các lớp mỡ mỏng xen kẽ với thịt, có dạng miếng to gần giống như phần mỡ trong miếng thịt bò bít tết.

Việc có những vân mỡ xen kẽ như thế giúp cho thịt nạc dăm khi chế biến thành các món ăn không bị quá khô, vẫn giữ được độ mềm, không bị ngấy. Đây là lựa chọn hoàn hảo cho các bạn thích ăn thịt nạc nhưng lại có tí mỡ béo béo.

Loại thịt này rất được các bà nội chợ ưa chuộng khi chế biến món ăn, nhất là món có sử dụng nguyên liệu là thịt băm bởi vì khi xay nhuyễn hoặc băm nhỏ thịt nạc dăm thì phần mỡ và phần thịt vẫn không bị rời rạc, tách biệt với nhau, khi ăn sẽ tạo cảm giác ngon miệng, kích thích vị giác hơn.

Các món nướng như BBQ cũng rất chuộng sử dụng phần thịt này, khi nướng lên miếng thịt không bị khô, có độ mềm và béo thơm ngon vô cùng.

2. Thịt nạc dăm bao nhiêu 1kg?

Trên thị trường hiện nay thịt nạc dăm được bán với giá dao động từ 140.000đồng - 160.000 đồng/ kg. Bạn có thể dễ dàng tìm mua thịt nạc dăm ở các khu vực bán thực phẩm tươi sống ở chợ, các siêu thị hoặc chuỗi cửa hàng Bách hóa XANH hoặc qua trang thương mại điện tử bachhoaxanh.com (giá thịt được cập nhật vào tháng 05/2021).

3. Cách bảo quản thịt nạc dăm

Cũng giống như các loại thịt khác thịt nạc dăm tốt nhất là nên dùng cách bảo quản lạnh.

Thịt sau khi mua về bạn cắt thành từng miếng vừa ăn sau đó mang đi rửa sạch và để ráo nước. Cho thịt vào túi ni long hoặc hộp đựng thực phẩm rồi cho vào ngăn đông của tủ lạnh, giữ thịt ở nhiệt độ -17 hoặc - 18 độ C.

Hoặc bạn cho thịt vào ngăn mát, tốt nhất là giữ ở nhiệt độ từ 1 - 3 độ C dùng trong thời gian 4 - 6 ngày. Tuy nhiên, cho thịt vào ngăn đá vẫn là ưu tiên hơn vì cách này giúp thịt của bạn bảo quản được từ 4 - 12 tháng.

4. Phân biệt thịt nạc dăm và thịt nạc thăn

Phần thịt nạc dăm thật ra cũng rất dễ dàng để phân biệt với thịt nạc thăn.

Bởi vì thịt nạc thăn có lớp thịt rất mềm, hầu như chỉ có thịt nạc và không dính chút mỡ nào.

Do có đặc tính thịt mềm, thơm nên thịt nạc thăn được sử dụng chủ yếu để làm nguyên liệu chính trong món giò lụa, làm thịt chà bông cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên khi chế biến thịt nạc thăn sẽ rất dễ bị khô, vì chúng chỉ toàn thịt, không có mỡ.

Với những thông tin hữu ích về thịt nạc dăm là gì? Cách bảo quản, phân biệt nạc dăm và nạc thăn mà chúng mình chia sẻ ở trên sẽ giúp ích cho bạn.

*Nguồn tham khảo và tổng hợp thông tin từ Wikipedia

Biên tập bởi Lê Thị Yến Nga • 27/05/2021

Để chọn được phần thịt heo phù hợp cho món ăn, bạn cần biết cách phân biệt cũng như hiểu rõ về đặc điểm cơ bản của mỗi loại phần thịt heo đó ra sao, chúng sẽ có lợi cho bạn khi chế biến đấy:

Thịt thăn

Thịt thăn hay còn gọi là nạc thăn, là phần thịt nạc không chứa bất kì lớp mỡ nào. Vì thế, thịt thăn rất mềm và thơm đặc trưng, thường được sử dụng để làm chà bông và chả lụa. Thậm chí, bạn có thể chọn thịt heo thăn để dùng làm món nướng cũng rất ngon.

Thịt cốt lết

Thịt cốt lết là phần thịt nằm ở lưng của con heo, gồm chủ yếu là thịt nạc và thường kèm với phần đầu xương sườn, nên cũng được gọi là sườn cốt lết.

Ở miền Nam, thịt cốt lết được nướng để ăn chung với cơm tấm. Trong khi ở miền Bắc, người dân thường dùng cốt lết để rim mặn hoặc làm chà bông.

Thịt thủ

Thịt thủ là phần thịt ở đầu con heo, không gồm có tai heo, má heo và mõm heo. Chính vì thế, bạn sẽ cảm nhận được thịt thủ có độ giòn và dai đặc trưng, vừa có mỡ và bì nhưng phần mỡ khi ăn hầu như không bị ngán.

Người ta dùng thịt thủ để chế biến thành món giò thủ - nổi tiếng ở miền Bắc nước ta, gồm có nhiều nguyên liệu khác như mộc nhĩ, thịt mũi heo, thịt chân giò, tai heo và một số gia vị.

Thịt chân giò

Thịt chân giò, còn gọi là bắp giò, là phần thịt ở đùi con heo và cắt bỏ đi phần móng. Đặc điểm của thịt chân giò là nhiều thớ bắp thịt cuộn lại với nhau và rất được ưa chuộng để chế biến thành món: chân giò hun khói, chân giò muối, chân giò hầm,…

Ngoài ra, ở các nước phương Tây, người ta dùng thịt chân giò để chế biến thành Jambon (còn gọi là thịt nguội) và được sử dụng trong nhiều món ăn.

Móng giò

Móng giò là phần chân gắn với móng của con heo, nên có nhiều gân, da giòn và phần mỡ không gây béo. Bộ phận này thường được chế biến ra các món ăn có công dụng kích sữa cho các bà mẹ sau khi sinh hoặc giúp tăng cân ở một số người, như móng giò hầm đu đủ, móng giò kho nghệ,… và món gió hầm.

Thịt ba chỉ

Thịt ba chỉ nằm ở phần bụng của con heo, gồm có lớp thịt và mỡ xếp chồng lên nhau. Vì thế, khi chế biến thì thịt ba chỉ rất ít khi bị khô, luộc chấm kèm với mắm tôm rồi ăn cùng với cà pháo thì hết sẩy.

Ngoài ra, phần thịt này cũng được chế biến thành nhiều món ăn như món kho, món rim, chiên giòn hoặc nướng đều phù hợp. Thậm chí, quay thịt ba chỉ rồi ăn kèm với bánh mì và nước sốt cũng rất ngon.

Thịt nạc vai

Thịt nạc vai là phần thịt nằm ở vị trí vai heo nên có độ dai và giòn, chứa cả phần nạc lẫn mỡ. Chúng thường được xay nhuyễn để chế biến nhiều món ăn như thịt viên, cháo thịt heo, thịt bằm xào,…

Thịt mông

Thịt mông, còn gọi là thịt mông sấn, là phần thịt nằm ở phía cuối thân của con heo (mông heo), gồm có nạc và mỡ đan xen với nhau. Thậm chí, đôi khi bạn thấy các phần mỡ, thịt và bì được phân tách rõ ràng, không bị lẫn với gân, sụn hoặc xương. Thịt mông có thể được dùng để luộc, xào hoặc nướng.

Thịt nạc dăm

Thịt nạc dăm là phần thịt có lớp mỡ xen kẽ phía trong thịt nhưng không phân tách rõ ràng, nên khi nấu thịt sẽ không bị quá khô. Bạn có thể dùng thịt nạc dăm để chiên sả hoặc rim đều ngon.

Sườn heo

Sườn heo, gồm có sườn non và sườn già. Cụ thể, sườn non là phần sườn nhỏ có xương dẹt, chứa nhiều thịt và sụn, thường được chế biến các món nướng, rang sả ớt, rim và làm chua ngọt.

Trong khi sườn già là phần sườn có xương to hơn, chứa ít thịt và khi nấu cần nhiều thời gian vì nó có độ dai. Do đó, sườn già hợp với các món hầm.

Tai heo

Tai heo là phần tai của con heo, có độ giòn sần sật đặc trưng nhờ lớp sụn, ít thịt và ít mỡ. Bạn có thể dùng tai heo luộc để cuộn bánh tráng rồi ăn kèm với mắm nêm hoặc nước mắm chua ngọt. Ngoài ra, các món ngâm như tai heo ngâm sả ớt, tai heo ngâm nước mắm và tai heo ngâm giấm cũng rất được ưa chuộng.

Thịt nọng

Thịt nọng, còn gọi là má lợn mà người miền Bắc hay gọi. Người ta thường bán thịt nọng kèm với mũi tai lợn để làm giò thủ xào. Vì thế, món giò thủ có độ mềm và giòn, hơi béo ngậy nên ăn rất ngon.

Thịt cổ

Thịt cổ là phần gồm có thịt nạc và xương heo, trong đó thịt nằm xen kẽ trong xương. Vì thế, thịt cổ heo có thể được dùng để nướng, áp chảo hoặc ninh để lấy nước dùng cho món lẩu, món cháo và món súp.

Thịt đùi

Thịt đùi là phần thịt được lóc ra từ bộ phận đùi con heo, gồm có 3 lớp - da, mỡ và thịt được phân tác rõ ràng, trong đó lớp thịt nạc dày hơn. Bạn có thể dùng thịt đùi để làm món nướng, kho, ram hoặc xào đều ngon.

2. Thịt heo phần nào ngon nhất?

Sau khi đã phân biệt và nhận biết được đặc điểm của mỗi loại phần thịt heo, bạn sẽ chọn được loại thịt phù hợp để chế biến món ăn và trong số đó thì 5 phần thịt heo mà Điện máy XANH sẽ bật mí ngay sau đây được xem là ngon nhất:

Thịt thăn: Thịt thăn là phần thịt nằm gần sát với thịt nạc vai ở trên lưng con heo, gồm có thớ thịt nhỏ, độ kết dính cao, đặc thịt và có hương vị đặc trưng khi chế biến. Thường mỗi con heo chỉ có một miếng thăn dài và có giá cũng không rẻ. Bạn có thể chọn thịt thăn để xào, luộc, hấp, ninh hoặc nướng bỏ lò nguyên miếng đều ngon.

Thịt sườn: Thịt sườn chính là phần thịt bám vào xương sườn và xương sống, vì nó có độ mềm, ngọt và thơm khi chế biến. Đặc biệt, khi chế biến thịt sườn (thường kèm với phần xương) trông món ăn hấp dẫn hơn, nhất là món nướng.

Thịt bắp chân trước: Phần thịt này có nhiều nạc, chắc, có độ giòn và mềm thơm, thích hợp cho bạn dùng để luộc, hấp, kho hoặc hầm.

Thịt vai: Phần thịt nằm ở gần sống lưng chân trước và ngay sát miếng thịt thủ, nên có phần nạc nhiều, xen lẫn với phần mỡ, đồng thời có độ trơn mềm. Hãy chọn thịt vai heo để băm nhỏ, làm thịt viên hoặc xào, thậm chí chiên rán và hấp đều ngon.

Thịt bắp chân sau: Phần thịt giáp với vùng sát chân giò và nằm ở đùi trên chân sau. Nó có nạc nhiều, mềm không bị khô khi chế biến và có mùi thơm đặc trưng. Bạn có thể dùng thịt bắp chân sau để luộc, xào, hấp hoặc nhúng lẩu đều được.

Xem thêm

Hy vọng, bạn đã bỏ túi được cách phân biệt các loại thịt heo đúng chuẩn cho bữa ăn gia đình rồi nhé. Chúc bạn có thêm nhiều món ăn ngon từ thịt heo.

Biên tập bởi Nguyễn Loan Minh Trang • 12/02/2021