Tế bào biểu mô không điển hình là gì

Thực tế, khi nhắc đến hiện tượng tăng sản không điển hình ở vú, rất nhiều người lầm tưởng với ung thư vú. Vậy thực chất vú tăng sản không điển hình là gì, nguyên nhân và dấu hiệu cụ thể như thế nào, cùng tham khảo bài viết dưới đây để được giải đáp chi tiết nhé.

1. Hiện tượng vú tăng sản không điển hình là gì?

Tăng sản không điển hình tại vú là một tình trạng tiền ung thư tại đây, được hình thành do sự tích lũy các tế bào bất thường về số lượng, kích thước hay hình dạng. Nói cách khác, tăng sản không phải một dạng của ung thư vú nhưng qua thời gian nếu các tế bào bất thường này tiếp tục trở nên bất thường hơn thì có thể trở thành ung thư vú.

Tế bào biểu mô không điển hình là gì

Vú tăng sản không điển hình là tình trạng tiền ung thư có ảnh hưởng tới các tế bào trong vú

Vì thế nếu đã được chẩn đoán gặp phải tăng sản không điển hình thì chị em nên thực hiện tầm soát ung thư vú định kỳ, đồng thời thay đổi lại chế độ ăn uống, sinh hoạt nhằm giảm nguy cơ ung thư vú trong tương lai.

2. Một số nguyên nhân gây ra hiện tượng tăng sản không điển hình ở vú

Hiện nay theo các chuyên gia, rất khó để xác định nguyên nhân gây ra hiện tượng tăng sản không điển hình. Hiện tượng này xảy ra khi các tế bào vú trở nên bất thường. Ngoài ra, vị trí của tế bào cũng có sự thay đổi và thường nằm trong các mô vú, tiểu thùy hoặc ống dẫn sữa. Khi các tế bào sinh sôi nảy nở, ung thư phát triển tại chỗ không xâm lấn. Nếu tiếp tục để bệnh kéo dài không điều trị, tế bào ung thư có thể biến chứng thành ung thư xâm lấn, xâm nhập trực tiếp vào các mô xung quanh mạch máu hoặc các kênh bạch huyết.

Hiện nay dựa vào hình dạng của các tế bào bất thường, người ta phân chia sản không điển hình thành 2 loại như sau:

– Loạn sản ống dẫn không điển hình (tên khoa học là atypical ductal hyperplasia), ở loại này thì các tế bào bất thường sẽ có hình dạng tương tự với các tế bào bên trong ống dẫn sữa của vú.

– Loạn sản thùy không điển hình (còn được gọi là atypical lobular hyperplasia), ở loại sản này, các tế bào bất thường nhìn chung có ngoại hình tương tự với các tế bào ở thùy vú.

3. Hiện tượng tăng sản không điển hình có nguy hiểm không?

Thông thường, hiện tượng tăng sản bất thường sẽ được phát hiện sau quá trình sinh thiết để đánh giá một khu vực đáng ngờ trong quá trình khám vú lâm sàng. Khi sinh thiết, các mẫu mô sẽ được bác sĩ kiểm tra và nghiên cứu kỹ càng để xác định xem có tính tăng sản hay không. Ngoài ra, tùy vào từng trường hợp, để có kết quả chuẩn xác nhất bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật loại bỏ mẫu mô lớn hơn để tìm ung thư vú. Việc nghiên cứu khi nhìn vào các mẫu vật lớn hơn có thể sẽ phát hiện sớm bằng chứng của ung thư tại chỗ hoặc xâm lấn.

Tế bào biểu mô không điển hình là gì

Tăng sản nếu để lâu không điều trị gây nguy cơ ung thư vú cao

Trong trường hợp người bệnh được chẩn đoán mắc tăng sản không điển hình, thì khả năng tiến triển thành ung thư vú khá cao.

Theo các nghiên cứu, chị em khi mắc hiện tượng này có nguy cơ cao tiến triển thành ung thư vú cao hơn gấp 4 lần so với phụ nữ không mắc bệnh. Đáng chú ý, nguy cơ mắc ung thư giữa 2 loại loạn sản ống dẫn không điển hình và loạn sản thùy không điển hình là như nhau. Mốc thời gian khi bệnh tiến triển thành ung thư vú cụ thể như sau:

– Khoảng 7% phụ nữ được chẩn đoán tăng sản vú không điển hình 5 năm sau sẽ tiến triển thành ung thư vú.

– Khoảng 13% phụ nữ được chẩn đoán tăng sản vú không điển hình sau 10 năm sẽ tiến triển thành ung thư vú.

– Khoảng 30% phụ nữ được chẩn đoán tăng sản vú không điển hình 25 năm sẽ thành ung thư vú.

Bên cạnh đó, tuổi tác cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến việc tăng sản không điển hình tại vú tiến triển thành ung thư, tuổi càng trẻ thì nguy cơ xuất hiện ung thư vú càng tăng.

4. Điều trị tăng sản vú không điển hình thế nào?

Đáng chú ý là hiện tượng tăng sản bất thường thường không đi kèm triệu chứng hay biểu hiện nào mà chỉ được phát hiện khi kết quả chụp tuyến vú xuất hiện bất thường và thực hiện sinh thiết.

Hiện nay, tăng sản vú thường được điều trị bằng cách phẫu thuật loại bỏ toàn bỏ tế bào bất thường đồng thời kiểm tra chắc chắn không có ung thư không xâm lấn (ung thư biểu mô tại chỗ) hay ung thư xâm lấn tại khu vực tổn thương.

Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng sẽ được khuyến cáo sàng lọc ung thư vú kỹ lưỡng cũng như sử dụng các loại thuốc theo chỉ định để giảm nguy cơ xuất hiện ung thư vú.

Một số xét nghiệm có thể thực hiện trong quá trình tầm soát, sàng lọc ung thư vú bao gồm:

– Khám vụ nhằm đánh giá và phát hiện kịp thời nếu vú có sự thay đổi bất thường.

– Khám lâm sàng vú theo định kỳ với các bác sĩ chuyên khoa.

– Chụp cộng hưởng vú, X Quang tuyến vú để sàng lọc nguy cơ ung thư.

Tế bào biểu mô không điển hình là gì

Chụp nhũ ảnh là một trong các phương pháp chẩn đoán sớm ung thư vú

Hi vọng rằng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp, chị em đã được giải đáp chi tiết câu hỏi vú tăng sản không điển hình là gì. Để đề phòng nguy cơ mắc bệnh, chị em nên thăm khám định kỳ cũng như thực hiện tầm soát vú để bảo vệ sức khỏe bản thân một cách tối ưu.

Ung thư cổ tử cung (UT CTC) là bệnh ác tính phổ biến, một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong những ung thư ở nữ giới. Những tế bào ở phần cổ tử cung phát triển một cách bất thường, ban đầu xâm lấn tại chỗ sau đó tới những khu vực xung quanh và cuối cùng là di căn sang những bộ phận khác trên cơ thể.

Tế bào biểu mô không điển hình là gì

NGUYÊN NHÂN GÂY UNG THƯ CỔ TỬ CUNG:

    Virus sinh u nhú ở người hay còn gọi là HPV (Human Papilloma Virus) có liên quan mật thiết đến UT CTC. Đa phần người mắc không biểu hiện triệu chứng và virus biến mất sau 1-2 năm. Trên một số người, HPV tồn tại kéo dài gây nên các u nhú và các tổn thương tiền ung thư. Những tổn thương tiền ung thư làm tăng nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung, âm đạo, dương vật, hậu môn và họng miệng.

Tế bào biểu mô không điển hình là gì

    Không phải ai mắc HPV cũng sẽ bị UT CTC, nhưng hầu như toàn bộ người mắc UT CTC đều được phát hiện có HPV. Ngày nay đã xác định được các type HPV 16, 18, 31, 33, 35, 45, 52, 58 là nguyên nhân gây nên UT CTC, trong đó HPV 16 và 18 có khả năng gây ung thư cao nhất. Ngoài ra còn một số yếu tố nguy cơ khác như: 
    - 
Hút thuốc lá (cả hút thuốc chủ động và hít khói thuốc bị động)
    - 
Quan hệ tình dục sớm, sinh đẻ sớm, quan hệ đường miệng
    - 
Điều kiện vệ sinh kém, mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục

MẮC UNG THƯ CỔ TỬ CUNG CÓ THỂ CÓ NHỮNG TRIỆU CHỨNG GÌ?

   Trong giai đoạn sớm, người mắc bệnh thường không có triệu chứng, bệnh thường được phát hiện qua khám sàng lọc, nội soi cổ tử cung và làm phiến đồ cổ tử cung - âm đạo.
   Bệnh ở giai đoạn xâm lấn có thể biểu hiện một số triệu chứng:
    - Cảm giác đau khi giao hợp
    - Ra máu âm đạo bất thường (sau giao hợp, giữa kỳ kinh, ở phụ nữ đã mãn kinh..)
    - Ra khí hư lẫn máu, mùi hôi
    - Ở giai đoạn muộn hơn người bệnh có thể cảm thấy mệt mỏi, gầy sút, đau vùng bụng và khung chậu, rong kinh...

Tế bào biểu mô không điển hình là gì

LÀM THẾ NÀO ĐỂ KHÁM PHÁT HIỆN SỚM UNG THƯ CỔ TỬ CUNG?

    Thăm khám cổ tử cung qua nội soi (ở những phụ nữ đã quan hệ tình dục) có khả năng phát hiện những tổn thương tiền ung thư ở giai đoạn sớm, hoặc những tổn thương xâm lấn dạng sùi loét, chảy máu, dấu hiệu bất thường trên phiến đồ tế bào âm đạo.. Những xét nghiệm tế bào học cổ tử cung đều tương đối đơn giản, dễ thực hiện và có hiệu quả tốt trong phát hiện sớm bệnh UT CTC, giá thành không cao, phổ biến hiện nay là phương pháp Pap test và ThinPrep.

  •     Pap test là phương pháp truyền thống để phát hiện những tế bào bất thường ở cổ tử cung. Bác sỹ sẽ dùng một chiếc que nhỏ lấy tế bào trên bề mặt cổ tử cung, trải đều lên lam kính và quan sát dưới kính hiển vi. Một số kết quả bất thường được phát hiện qua Pap test như:Tế bào biểu mô vảy không điển hình không rõ ý nghĩa (ASCUS): các tế bào vảy biến đổi rất ít và không có bằng chứng rõ ràng về tế bào tiền ung thư. Hầu hết sự thay đổi tế bào này có liên quan đến nhiễm virus HPV, do vậy cần làm thêm một số xét nghiệm đánh giá sự hiện diện của các type HPV có nguy cơ gây ung thư. Trong trường hợp không phát hiện được các type HPV nguy hiểm thì sự biến đổi tế bào không đáng lo ngại và cần làm lại Pap test sau 12 tháng. Nếu test HPV dương tính bạn cần soi cổ tử cung để kiểm tra hoặc làm lại Pap test sau 6 tháng

- Tế bào biểu mô vảy không điển hình chưa loại trừ tổn thương biểu mô vảy grade cao (HSIL)
- Tổn thương tế bào vảy grade thấp (LSIL): tế bào biểu mô ít thay đổi và không có xu hướng tiến triển thành ung thư
- Tổn thương tế bào vảy grade cao (HSIL): thay đổi tế bào có khả năng tiến triển thành ung thư
- Ung thư tế bào biểu mô vảy cổ tử cung
- Tế bào biểu mô tuyến không điển hình
- Ung thư tế bào biểu mô tuyến cổ tử cung

  •    Trong thời gian gần đây, phương pháp ThinPrep đã và đang được triển khai tại nhiều cơ sở y tế và cho thấy nhiều ưu điểm so với Pap test truyền thống. Tế bào bong từ cổ tử cung được thu thập bằng dụng cụ chuyên dụng, sau đó sẽ được lọc rửa loại bỏ dịch nhầy cổ tử cung, hồng cầu và bạch cầu trong bệnh phẩm và dàn đều tế bào thành một lớp duy nhất trên lam kính. Nhờ đó, các tế bào bất thường sẽ dễ phát hiện hơn trên kính hiển vi, đem lại kết quả chính xác hơn phương pháp thông thường.  

   HPV test là xét nghiệm có thể được tiến hành đồng thời với Pap test. Thay vì phát hiện những thay đổi về mặt tế bào, HPV test tìm kiếm sự có mặt của virus HPV. Nếu HPV test dương tính, có thể tiến hành thêm một số xét nghiệm kiểm tra xem đó có phải là những type có khả năng gây ung thư cổ tử cung như HPV 16 và HPV 18 hay không. Trong trường hợp HPV test dương tính nhưng chưa có sự biến đổi về tế bào, bạn nên làm lại HPV test và Pap test sau 12 tháng.

   Bệnh Ung thư cổ tử cung là bệnh nếu phát hiện ở giai đoạn sớm sẽ có khả năng điều trị khỏi và tiên lượng khả quan. Do đó bạn nên tới những cơ sở y tế có uy tín để được khám tầm soát định kỳ hoặc để được thăm khám, tư vấn khi có những dấu hiệu bất thường.

Tế bào biểu mô không điển hình là gì

 

    Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội là cơ sở đi đầu về việc triển khai tầm soát ung thư sớm, với các gói khám nâng cao nhằm phát hiện sớm các bệnh ung thư. Bệnh viện có đội ngũ nhân viên y tế có trình độ chuyên môn và trang thiết bị hiện đại, đáp ứng nhu cầu đa dạng của người khám.

   Để được tư vấn, hỗ trợ và đặt lịch hẹn khám vui lòng liên hệ theo SĐT CSKH: 1900 1070 (8h00 đến 18h00 hàng ngày).

   Chúc các bạn mạnh khỏe!

BS. Nguyễn Việt Cường - Khoa khám bệnh