Tại sao thuế giá trị gia tăng lại khuyến khích xuất khẩu

Thuế Giá trị gia tăng hay còn được gọi là Thuế VAT là loại thuế phổ biến và giữ vai trò quan trọng trong xã hội. Để hiểu hơn những vai trò của thuế giá trị gia tăng, những đóng góp của sắc thuế này, bài viết dưới đây sẽ giúp anh chị!

Trước hết, anh chị cần hiểu một số đặc điểm của thuế Giá trị gia tăng như sau:

  • Thứ nhất, đối tượng chịu thuế lớn. Đây là loại thuế áp dụng cho mọi đối tượng trong xã hội, bao gồm các cá nhân, tổ chức. Tất cả đều phải chi trả khoản thuế trên để thụ hưởng kết quả sản xuất kinh doanh. 
  • Thứ hai, thuế giá trị gia tăng chỉ tính trên phần giá trị tăng thêm của hàng hóa dịch vụ. Thuế giá trị gia tăng chỉ được áp dụng trên phần giá trị tăng thêm không áp dụng với toàn bộ giá trị hàng hóa dịch vụ. Chính vì không áp dụng trong mỗi khâu của quá trình lưu thông hàng hóa nên không gây ra những đột biến về giá cả với người tiêu dùng. Đây là đặc điểm cơ bản để phân biệt thuế giá trị gia tăng với các loại thuế gián thu khác.
  • Thứ ba, nếu dựa trên giá mua cuối cùng của hàng hóa dịch vụ, số thuế VAT phải nộp không phụ thuộc vào các giai đoạn lưu thông khác nhau. Việc đánh thuế ở tất cả các khâu của quá trình sản xuất, lưu thông hàng hóa trong nước, nhập khẩu và lưu thông hàng hóa nhập khẩu nhưng cơ sở xác định số thuế phải nộp chỉ là phần giá trị mới tăng của khâu sau so với khâu trước.

>>  Xem thêm bài viết Thuế Giá trị gia tăng là gì? Đặc điểm và cách tính để hiểu kỹ hơn về bản chất của loại thuế này!

1. Tăng nguồn thu cho Ngân sách nhà nước

Một trong những vai trò nổi bật của thuế là tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Thuế giá trị gia tăng còn đặc biệt hơn các loại thuế còn lại khi là một trong các sắc thuế phổ biến nhất góp phần quản lý và điều tiết xã hội. 

Mục đích lâu dài khi định ra các loại thuế, thuế suất, đối tượng chịu thuế chính phủ không chỉ đơn thuần thỏa mãn nhu cầu tăng thu của ngân sách nhà nước, mà phải thỏa mãn đồng thời yêu cầu tăng trưởng kinh tế và điều chỉnh thu nhập. 

Việc đáp ứng cả ba yêu cầu đó đòi hỏi chính phủ phải tính toán, cân nhắc kỹ lưỡng khi ban hành các loại thuế, bởi vì nguồn thu của thuế bắt nguồn từ thu nhập quốc dân, khả năng động viên của thuế phụ thuộc chủ yếu vào phát triển của sản xuất, hiệu quả của sản xuất.

Theo báo cáo về Tỉ trọng thu thuế trong tổng thu ngân sách của Việt Nam cho biết tỉ trọng của thuế gián thu trong tổng thu thuế ngày càng tăng và đã vượt quá con số 60% vào năm 2016 và chiếm 11% GDP. Thuế GTGT là nguồn thu, chiếm từ 50% đến 60% tổng số thu của thuế gián thu trong giai đoạn 2006 – 2019. 

>> Xem thêm: Tổng hợp quy định và cách tính thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu

2. Thúc đẩy lưu thông hàng hóa

Luật thuế GTGT góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, mở rộng lưu thông hàng hoá và đẩy mạnh xuất khẩu. 

Việc thực hiện Luật thuế GTGT tạo điều kiện cho giá thành các công trình đầu tư xây dựng cơ bản giảm khoảng 10% vì toàn bộ thuế GTGT của các công trình đầu tư xây dựng cơ bản được hạch toán riêng không tính vào giá thành công trình. Không phải khấu hao tài sản sau này mà được khấu trừ hoặc hoàn thuế. 

Mặt khác khi nhập khẩu thiết bị máy móc, phương tiện vận tải chuyên dụng, loại trong nước chưa sản xuất được để đầu tư TSCĐ theo dự án thì không thuộc diện chịu thuế GTGT. 

Đặc biệt khi giảm 50% thuế suất đối với các sản phẩm xây dựng cơ bản thì mức thuế còn phải nộp sau khi khấu trừ đầu vào bình quân chỉ còn khoảng 1% so với 4% so với thuế doanh thu thể hiện khuyến khích đầu tư mạnh.

3. Khuyến khích xuất – nhập khẩu

Mặt khác, Luật thuế GTGT đã góp phần khuyến khích xuất khẩu, bảo hộ sản xuất trong nước, sắp xếp cơ cấu lại nền kinh tế. Theo quy định của Luật thuế GTGT, hàng hoá xuất khẩu được hưởng thuế suất 0% tức là toàn bộ thuế GTGT đã nộp ở đầu vào được hoàn lại, việc hoàn thuế đối với hàng hoá xuất khẩu thực chất là nhà nước trợ giá cho hàng hoá xuất khẩu nên đã giúp cho doanh nghiệp xuất khẩu tập trung được nguồn hàng trong nước để xuất khẩu nên đã giúp doanh nghiệp xuất khẩu tập trung được nguồn hàng trong nước để xuất khẩu và có điều cạnh tranh được với hàng hoá trên thị trường quốc tế. 

Trong năm 1999 số tiền hoàn vốn tăng cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Khoảng 2.700 tỷ đồng, năm 2000 là 5.000 tỷ đồng. Vì vậy, trong điều kiện xuất khẩu bị hạn chế, giá xuất khẩu giảm nhưng tổng giá trị xuất khẩu của nước ta vẫn tăng so với năm 1998 là 23,18%, năm 2000 tăng 21,3%. Trong đó có những mặt hàng được hoàn thuế đầu vào nhiều, xuất khẩu tăng so với năm 1998 như: cao su 37,2%, cà phê 27,6% , gạo 21,4%, thuỷ sản 14,1%, giày dép 36,3%, dệt may 15,1%, thủ công mỹ nghệ 52%, điện tử 54%.

Ngoài việc được hoàn thuế GTGT, các dự án đầu tư có giá trị hàng xuất khẩu đạt trên 30% tổng giá trị hàng hoá còn được hưởng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp ưu đãi 25%, nếu có giá trị hàng hoá xuất khẩu trên 50% tổng giá trị hàng hóa được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung nên đã tạo điều kiện về vốn cho các doanh nghiệp xuất khẩu hoạt động.

Luật thuế GTGT khuyến khích việc sản xuất hàng xuất khẩu thay thế nhập khẩu, đặc biệt Luật thuế GTGT đã khuyến khích việc sản xuất kinh doanh những hàng mà Việt Nam có thế mạnh như nông sản, lâm sản, hải sản, thủ công mỹ nghệ.

4. Thúc đẩy chế độ hạch toán, kế toán, sử dụng hóa đơn, chứng từ và thanh toán qua ngân hàng

Đặc biệt Luật thuế GTGT góp phần đến công tác quản lý của doanh nghiệp tạo điều kiện cho cơ quan Nhà nước kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, tăng cường công tác hạch toán, kế toán và thúc đẩy việc mua bán hoá đơn GTGT ở các doanh nghiệp. 

Do yêu cầu của việc kê khai thuế GTGT, khấu trừ thuế GTGT đầu vào, tính đúng thu nhập của doanh nghiệp nên những người làm công tác quản lý kinh doanh đã bắt đầu trú trọng đến công tác mở sổ kế toán, ghi chép, quản lý và sử dụng hoá đơn chứng từ. 

Thông qua việc chấp hành công tác kế toán, hoá đơn chứng từ của các doanh nghiệp, qua việc kê khai thuế, hoàn thuế, quyết toán thuế đã giúp cơ quan chức năng và cơ quan thuế từng bước nắm được tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp.

Phần mềm AMIS kế toán được xem là “trợ thủ đắc lực” của kế toán và lãnh đạo doanh nghiệp trong công tác quản lý tài chính – kế toán hiệu quả. Phần mềm hỗ trợ doanh nghiệp dễ dàng xác định số các loại thuế phải nộp trong kỳ và tự động hạch toán các chứng từ sổ sách theo quy định của Nhà nước.

Tại sao thuế giá trị gia tăng lại khuyến khích xuất khẩu

Chương trình tự động lấy lên các hóa đơn hàng hóa, dịch vụ bán ra chịu thuế TTĐB và tự động Hạch toán số thuế TTĐB phải nộp trong kỳ.

Anh/chị quan tâm tìm hiểu về hạch toán thuế GTGT và mong muốn NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ phần mềm AMIS Kế toán vui lòng đăng kí tại đây!

Tại sao thuế giá trị gia tăng lại khuyến khích xuất khẩu

Tại sao thuế giá trị gia tăng lại khuyến khích xuất khẩu

 947 

Tại sao thuế giá trị gia tăng lại khuyến khích xuất khẩu

Thuế giá trị gia tăng là gì? Khái niệm và các quy định pháp luật liên quan đến thuế GTGT mới nhất mà doanh nghiệp cần quan tâm.

Thuế giá trị gia tăng là gì ? 

Thuế giá trị gia tăng (GTGT) có tên viết tắt là VAT từ cụm từ tiếng Anh Value Added Tax: thuế giá trị gia tăng. Thuế GTGT có nguồn gốc từ thuế doanh thu và Pháp là nước đầu tiên trên thế giới ban hành Luật thuế giá trị gia tăng vào năm 1954. Khai sinh từ nước Pháp, thuế GTGT đã được áp dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới. Ngày nay, các quốc gia thuộc khối Liên minh Châu Âu, châu Phi, châu Mỹ La Tinh và một số quốc gia Châu á trong đó có Việt Nam đã chính thức áp dụng thuế GTGT. Tính đến nay đã có khoảng 130 quốc gia áp dụng thuế GTGT. 

Căn cứ theo Điều 2 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008, thuế giá trị gia tăng là một loại thuế gián thu đánh trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Và được nộp vào ngân sách Nhà nước theo mức độ tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ.

>> Xem thêm: Thuế thu nhập doanh nghiệp

Đặc điểm thuế giá trị gia tăng

Thuế GTGT là một loại thuế độc lập. Thuế GTGT có những đặc điểm sau:

Là loại thuế gián thu

Thuế giá trị gia tăng là một loại thuế gián thu đánh trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ. Thuế GTGT còn được phát sinh đến  khâu cuối cùng là tiêu dùng. Người tiêu dùng sẽ là người chịu thuế.

Là loại thuế có đối tượng chịu thuế lớn

Hầu hết mọi đối tượng trong xã hội sẽ phải chịu thuế GTGT. Việc đánh thuế trên phạm vi lãnh thổ với mọi đối tượng thể hiện sự công bằng của thuế. Đồng thời thể hiện thái độ của Nhà nước đối với các loại tiêu dùng trong xã hội. Đối với trường hợp cần khuyến khích tiêu dùng hoặc hạn chế việc trả tiền thuế của người tiêu dùng, Nhà nước sẽ không đánh thuế hoặc đánh thuế với mức thuế suất thấp nhất.

Là loại thuế chỉ tính trên phần giá trị tăng thêm của hàng hóa dịch vụ

Đây là đặc điểm cơ bản để phân biệt thuế GTGT với những loại thuế gián thu khác. Thuế GTGT ở tất cả các khâu. Từ quá trình sản xuất đến quá trình lưu thông hàng hóa và cả quá trình tiêu dùng. Việc đánh thuế chỉ trên phần giá trị tăng thêm mà không phải đối với toàn bộ giá trị hàng hóa, dịch vụ.

Số thuế phải nộp sẽ phụ thuộc vào giai đoạn đánh thuế

Như đã nói ở trên, thuế GTGT đánh ở tất cả các khâu, các giai đoạn. Từ khâu sản xuất đến khâu tiêu dùng. Ở mỗi giai đoạn có số thuế GTGT khác nhau. Từ khâu sản xuất đến khâu lưu thông, số thuế giá trị gia tăng là một con số. Từ khâu lưu thông đến khâu tiêu dùng thì số thuế giá trị gia tăng đã khác. Tổng số thuế nộp ở các khâu chính là số thuế cuối cùng tính trên tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ. Và người tiêu dùng sẽ mua và phải gánh chịu.

Đối tượng chịu thuế và không chịu thuế giá trị gia tăng

Để kê khai và nộp thuế giá trị gia tăng đúng, chúng ta cần biết rõ đối tượng chịu thuế và không chịu thuế giá trị gia tăng.

Đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng

Căn cứ và luật thuế giá trị gia tăng và thông tư 219/2013/TT-BTC, đối tượng chịu thuế GTGT là hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam (bao gồm cả hàng hóa, dịch vụ mua của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài), trừ các đối tượng không chịu thuế GTGT hướng dẫn tại Điều 4 Thông tư này.

Đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng 

Đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng được quy định tại luật thuế giá trị gia tăng 2008; Luật số 31/2013/QH13 sửa đổi bổ sung luật thuế giá trị gia tăng 2008;  Luật số: 106/2016/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của luật thuế giá trị gia tăng và Luật số 31/2013/QH13, thì đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng khá rộng, có thể liệt kê một số như sau:

1. Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường của tổ chức, cá nhân tự sản xuất, đánh bắt bán ra và ở khâu nhập khẩu.

Doanh nghiệp, hợp tác xã mua sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường bán cho doanh nghiệp, hợp tác xã khác thì không phải kê khai, tính nộp thuế giá trị gia tăng nhưng được khấu trừ thuế GTGT đầu vào.

2. Sản phẩm là giống vật nuôi, giống cây trồng, bao gồm trứng giống, con giống, cây giống, hạt giống, tinh dịch, phôi, vật liệu di truyền.

3. Tưới, tiêu nước; cày, bừa đất; nạo vét kênh, mương nội đồng phục vụ sản xuất nông nghiệp; dịch vụ thu hoạch sản phẩm nông nghiệp.

4. Sản phẩm muối được sản xuất từ nước biển, muối mỏ tự nhiên, muối tinh, muối i-ốt mà thành phần chính là Na-tri-clo-rua (NaCl).”

5. Nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước do Nhà nước bán cho người đang thuê.

6. Chuyển quyền sử dụng đất

7. Bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khoẻ, bảo hiểm người học, các dịch vụ bảo hiểm khác liên quan đến con người; bảo hiểm vật nuôi, bảo hiểm cây trồng, các dịch vụ bảo hiểm nông nghiệp khác; bảo hiểm tàu, thuyền, trang thiết bị và các dụng cụ cần thiết khác phục vụ trực tiếp đánh bắt thuỷ sản; tái bảo hiểm

8. Các dịch vụ tài chính, ngân hàng, kinh doanh chứng khoán sau đây:

a) Dịch vụ cấp tín dụng bao gồm: cho vay; chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng và các giấy tờ có giá khác; bảo lãnh; cho thuê tài chính; phát hành thẻ tín dụng; bao thanh toán trong nước; bao thanh toán quốc tế; hình thức cấp tín dụng khác theo quy định của pháp luật;

b) Dịch vụ cho vay của người nộp thuế không phải là tổ chức tín dụng;

c) Kinh doanh chứng khoán bao gồm: môi giới chứng khoán; tự doanh chứng khoán; bảo lãnh phát hành chứng khoán; tư vấn đầu tư chứng khoán; lưu ký chứng khoán; quản lý quỹ đầu tư chứng khoán; quản lý danh mục đầu tư chứng khoán; dịch vụ tổ chức thị trường của sở giao dịch chứng khoán hoặc trung tâm giao dịch chứng khoán; hoạt động kinh doanh chứng khoán khác theo quy định của pháp luật về chứng khoán;

d) Chuyển nhượng vốn bao gồm: chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ số vốn đã đầu tư, kể cả trường hợp bán doanh nghiệp cho doanh nghiệp khác để sản xuất, kinh doanh, chuyển nhượng chứng khoán; hình thức chuyển nhượng vốn khác theo quy định của pháp luật;

đ) Bán nợ;

e) Kinh doanh ngoại tệ;

g) Dịch vụ tài chính phái sinh bao gồm: hoán đổi lãi suất; hợp đồng kỳ hạn; hợp đồng tương lai; quyền chọn mua, bán ngoại tệ; dịch vụ tài chính phái sinh khác theo quy định của pháp luật;

h) Bán tài sản bảo đảm của khoản nợ của tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng Việt Nam.”

9. Dịch vụ y tế, dịch vụ thú y, bao gồm dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, phòng bệnh cho người và vật nuôi; dịch vụ chăm sóc người cao tuổi, người khuyết tật.”

Trong khuôn khổ bài viết về tìm hiểu, khái niệm thuế giá trị gia tăng, chúng tôi không thể liệt kê được hết các đối tượng không chịu thuế. Mời quý bạn đọc xem thêm dưới đường link dưới đây.

>> Xem thêm: Đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng

Thuế suất thuế giá trị gia tăng 

Căn cứ theo luật thuế giá trị gia tăng 2008 và các luật sửa đổi của luật thuế này, thuế suất thuế giá trị gia tăng như sau:

Mức thuế suất 0% 

Mức thuế suất 0% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, vận tải quốc tế và hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT khi xuất khẩu, trừ các trường hợp sau đây:

a) Chuyển giao công nghệ, chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ ra nước ngoài;

b) Dịch vụ tái bảo hiểm ra nước ngoài;

c) Dịch vụ cấp tín dụng;

d) Chuyển nhượng vốn;

đ) Dịch vụ tài chính phái sinh;

e) Dịch vụ bưu chính, viễn thông;

g) Sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên, khoáng sản khai thác chưa chế biến thành sản phẩm khác;

Hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu là hàng hoá, dịch vụ được tiêu dùng ở ngoài Việt Nam, trong khu phi thuế quan; hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho khách hàng nước ngoài theo quy định của Chính phủ.”

>> Xem thêm: Hàng hoá dịch vụ chịu thuế suất 0% 

Mức thuế suất 5% 

Mức thuế suất 5% áp dụng cho hàng hoá, dịch vụ sau:

a) Nước sạch phục vụ sản xuất và sinh hoạt;

b) Quặng để sản xuất phân bón; thuốc phòng trừ sâu bệnh và chất kích thích tăng trưởng vật nuôi, cây trồng;

c) Dịch vụ đào đắp, nạo vét kênh, mương, ao hồ phục vụ sản xuất nông nghiệp; nuôi trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng; sơ chế, bảo quản sản phẩm nông nghiệp;

d) Sản phẩm trồng trọt,chăn nuôi, thủy sản chưa qua chế biến, trừ sản phẩm quy định thuộc đối tượng không chịu thuế;

e) Mủ cao su sơ chế; nhựa thông sơ chế; lưới, dây giềng và sợi để đan lưới đánh cá;

g) Thực phẩm tươi sống; lâm sản chưa qua chế biến, trừ gỗ, măng và sản phẩm quy định thuộc đối tượng không chịu thuế;

h) Đường; phụ phẩm trong sản xuất đường, bao gồm gỉ đường, bã mía, bã bùn;

Còn nhiều hàng hoá, dịch vụ nữa chịu thuế suất thuế 5%, quý bạn đọc theo dõi qua đường link sau:

>> Xem thêm: Hàng hoá dịch vụ chịu thuế suất thuế 5%

Mức thuế suất 10%

Mức thuế suất 10% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ không quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng

Phương pháp tính thuế GTGT gồm phương pháp khấu trừ thuế GTGT và phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng.

Phương pháp khấu trừ là: Số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp khấu trừ thuế bằng số thuế giá trị gia tăng đầu ra trừ số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ.

Phương pháp trực tiếp là: Số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng bằng tỷ lệ % nhân với doanh thu.

Xem thêm:

– Phương pháp khấu trừ khi kê khai thuế giá trị gia tăng

– Tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp

Vai trò của thuế giá trị gia tăng

Thuế giá trị gia tăng có tác dụng điều tiết thu nhập của tổ chức, cá nhân tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng. 

Thuế GTGT là khoản thu quan trọng của Ngân sách nhà nước. Thuế GTGT tạo được nguồn thu lớn và tương đối ổn định trong Ngân sách nhà nước. 

Khuyến khích xuất khẩu hàng hóa dịch vụ. 

Thúc đẩy thực hiện chế độ hạch toán, sử dụng hóa đơn.

>> Xem thêm:

Chuyển đổi phương pháp tính thuế giá trị gia tăng  

Kết chuyển thuế giá trị gia tăng vào cuối kỳ trong doanh nghiệp

Trên đây là những thông tin cơ bản thuế giá trị gia tăng. Là công ty dịch vụ kế toán thuế chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ tư vấn thêm cho Quý khách về cách áp dụng và tính thuế GTGT chuẩn xác. Hãy liên hệ để được tư vấn hoặc sử dụng dịch vụ kế toán trọn gói của chúng tôi.